Bài viết bởi phóng viên Minh Huệ Zheng Yuyan

[MINH HUỆ 12 – 08 – 2010] Bạc Hy Lai, quan chức nổi tiếng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và kẻ lạm dụng nhân quyền nổi tiếng, đã bị kiện ở 12 quốc gia khác nhau. Tòa án tối cao Australia của NSW đã ban hành một bản án xét xử vắng mặt đối với Bạc vào ngày 5 tháng 11 năm 2007, nhìn nhận rằng ông ta đã thất bại trong việc biện hộ cho vụ kiện chống lại ông ta bởi ông Pan Yu. Vào tháng 11 năm 2009, một thẩm phán tại tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã truy tố Bạc vì tội diệt chủng Pháp Luân Công. Ấy vậy mà, Chủ tịch Hiệp hội trao đổi giữa các eo biển Giang Bingkun đã mời Bạc đến thăm Đài Loan trong chuyến gặp gỡ của ông ta với Bạc vào ngày 29 tháng 6 năm 2010. Người dân khắp Đài Loan đặt dấu hỏi và không ủng hộ chuyến thăm Đài Loan của một tội phạm nhân quyền như vậy.

Bà Theresa Chu, phát ngôn viên của Liên minh toàn cầu đưa Giang ra công lý nói Bạc là thủ phạm chính trong toàn hệ thống đàn áp. Ông ta là người dữ tợn và tàn bạo nhất đối với các học viên Pháp Luân Công. “Jiang Bingkun đã mời Bạc tới Đài Loan và chuẩn bị đối đãi với ông ta như một vị khách đặc biệt. Điều này là trái ngược với mục tiêu chính trị tuân theo hai Công ước nhân quyền quốc tế của Tổng thống Ma. Thật là rất thiếu khôn ngoan. Nó tạo thành một tiền lệ không tốt đối với nhân quyền ở Đài Loan. Bạc biết về những vụ kiện trên khắp thế giới chống lại ông ta. Ông ta hiểu rõ là các luật sư của Pháp Luân Công đang chờ cơ hội để bắt ông ta. Ông ta đang thách thức việc thi hành luật pháp ở Đài Loan. Người mà mời Bạc cũng đang thách thức việc quyết tâm bảo vệ nhân quyền và hình ảnh quốc tế của chính quyền Đài Loan”. Bà Chu nhấn mạnh, “Chúng tôi hoàn toàn chắc chắn rằng ông ta sẽ phải đối diện với hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công, các nhóm luật sư nhân quyền và Ban thi hành luật pháp ở Đài Loan”.

Bà Chen Ting-fei, thành viên quốc hội Đài Loan và là thành viên của Liên minh điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nói bà kịch liệt phản đối chuyến thăm này. Đối đãi với một thủ phạm nhân quyền như một khách mời đặc biệt là tương đương với việc đồng tình với tội ác chống lại nhân quyền của ông ta. “Ông Giang nên nói rõ ràng cho người dân Đài Loan biết lý do ông ta mời một người mà đang phải đối mặt với việc bắt giữ như vậy. Nếu ông Giang khăng khăng giữ lời mời này, nhiều người sẽ đi theo Bạc ở tất cả những nơi mà ông ta đến để phản đối”.

Giáo sư Chang Ching-His, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan, nói ngay khi Bạc đến Đài Loan, ông ta sẽ bị kiện ra tòa. “Chúng tôi chuẩn bị rất kỹ cho việc đó”.

2008-6-27-tw-rev02--ss.jpg
Ông Lai Ching-teh, thành viên quốc hội Đài Loan và là Chủ tịch của Liên minh điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công – CIPFG -châu Á

Ông Lai Ching-teh, lthành viên quốc hội Đài Loan và là Chủ tịch của CIPFG châu Á, nói, “Đài Loan đã chính thức ký hai Công ước quốc tế về nhân quyền. Chuyến thăm này là chống lại hai Công ước đó và tạo thành một tiền lệ không tốt. Nếu chúng ta không bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc đại lục, không nhằm vào các quan chức cao cấp mà đàn áp nhân quyền của người dân Trung Quốc, nếu chúng ta hòa giải với họ như thế này vì những lợi ích ngắn hạn, tôi e rằng Đài Loan sẽ là nơi tiếp theo mà nhân quyền sẽ bị vi phạm”.

Luật sư Chiu Huang-chuan, phó chủ tịch Liên minh điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc chi nhánh châu Á

Luật sư Chiu Huang-chuan, phó chủ tịch Liên minh điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc chi nhánh châu Á, kêu gọi chính phủ Đài Loan có hành động khi một kẻ đàn áp Pháp Luân Công đến Đài Loan. Tội ác của ông ta đối với Pháp Luân Công là không thể bỏ qua. Ông nói, “Chúng ta cần phải nói với chính phủ của chúng ta rằng, khi quý vị đưa tay ra chào đón những tội phạm này, quý vị nên hiểu rằng bàn tay mà quý vị bắt đó là đẫm máu. Làm sao quý vị có thể bắt bàn tay đó được chứ?” Luật sư Chiu nhấn mạnh, “Không kể lợi ích kinh tế nào mà Hiệp định khung hợp tác kinh tế (ECFA) đạt được, chúng ta không thể quay lưng lại và lờ đi những việc lạm dụng nhân quyền và cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Nếu như Hiệp định ECFA không chú ý gì đến nhân quyền, thì nó sẽ trợ giúp cho việc lạm dụng nhân quyền và cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ”.


Thành viên quốc hội Tien,Chiu-Chin

Thành viên quốc hội Tien,Chiu-Chin kêu gọi chính phủ Đài Loan và người dân không nên e ngại bày tỏ sự quan tâm tới những người đồng hương Trung Quốc đang bị đàn áp của họ. Bà nói, “Nếu chúng ta nghĩ rằng không cần quan tâm tới những người đồng hương của chúng ta, một ngày nào đó, chúng ta có thể sẽ phải chịu đựng hoàn cảnh tương tự như các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/12/228240.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/8/15/119277.html

Đăng ngày: 20– 08 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share