Thời báo Đại Kỷ Nguyên

New York – Trong bài phát biểu ra mắt của mình trước Ủy ban Xã hội, Nhân đạo và Văn hóa của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng mới được bổ nhiệm gần đây, Heiner Bielefeldt, đã mạnh dạn cho thấy rõ rằng ông sẽ không bỏ qua Trung Quốc, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an đồng thời là một nước thường xuyên vi phạm quyền tự do tôn giáo.

2010-10-24-bielefeldt--ss.jpg
Ông Heiner Bielefeldt

Ông Bielefeldt phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm thứ năm 21 tháng 10. Trong một thông cáo của Liên Hợp Quốc được dịch từ tiếng Pháp, có trích dẫn lời ông rằng các thành viên của các tôn giáo hay tín ngưỡng tại một số nước chỉ được công nhận dựa trên “các danh sách tôn giáo riêng”, khiến cho những người đi theo các tôn giáo hay tín ngưỡng khác “đối mặt với các vấn đề”, theo bản dịch từ tiếng Pháp của một tài liệu của Liên Hợp Quốc về phiên họp này được công bố cho báo chí.

“Các cộng đồng nhỏ như Những nhân chứng của Jehovah, Baha’i, Ahmadi, Pháp Luân Công và các tín ngưỡng khác nhiều khi bị dán nhãn là ‘giáo phái’ và thường xuyên phải đối mặt với các định kiến mà có thể leo thang lên thành các âm mưu,” theo thông cáo dẫn lời ông.

Trong khi người tiền nhiệm của ông Bielefeldt là Asma Jahangir xác định cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc là một cuộc đàn áp tôn giáo hay tín ngưỡng, tuyên bố của ông Bielefeldt đánh dấu lần đầu tiên khái niệm này được đưa ra Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Phái đoàn Trung Quốc đã nghe thấy tất cả những lời này và sau đó có một phản ứng mạnh.

Đại diện của chính quyền Trung Quốc nói rằng nhà nước Trung Quốc đã xác định Pháp Luân Công như là một “giáo phái” và có lý do trong việc trấn áp và, theo Reuters, “nhổ tận gốc” nhóm người này.

Đại diện của Trung Quốc đã nói theo kịch bản, một điều chưa bao giờ thay đổi từ giữa năm 1999, khi chính quyền Trung Quốc phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn tập thiền Trung Quốc cổ truyền được phổ biến vào đầu những năm 1990, thu hút khoảng 70 đến 100 triệu người tập tính tại thời điểm đầu năm 1999, theo các ước tính của nhà nước. Một phân tích phổ biến là khi số người tập Pháp Luân Công vượt quá số thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhà độc tài thời đó là Giang Trạch Dân cảm thấy bị đe dọa chỉ bởi vì số người tập đó.

Một phân tích khác là “những người đi đầu vô thần của Đảng không thể nào chấp nhận việc sau hơn 40 năm tồn tại của học thuyết Mác xít lại có nhiều có nhiều người như vậy, trong đó có cả các Đảng viên, lại đi kiếm tìm những lời chỉ dẫn đạo đức và tinh thần ở một nơi nào khác” trong ấn bản “Pháp Luân Công,  Lập trường cuối cùng của nhân loại” Nhóm công tác Nhân quyền Pháp Luân Công đã viết.

Để có lý do cho việc đàn áp môn tập phổ biến này, theo một bài báo của tờ Washington Post ngày 9 tháng 11 năm 1999, vào tháng 10 năm đó, Giang Trạch Dân “đã ra lệnh dán mác cho Pháp Luân Công là một ‘giáo phái’ và sau đó yêu cầu thông qua một đạo luật cấm các giáo phái. Với điều này, chiến tuyến tuyên truyền Pháp Luân Công là một “tà giáo” của ĐCSTQ bắt đầu.

Mệnh lệnh của Giang Trạch Dân tiêu biểu chính xác cho loại lạm dụng mà Báo cáo viên đặc biệt Bielefeldt nói đến trong bài phát biểu của mình.

“Chúng tôi hoan nghênh Báo cáo viên đặc biệt vì đã đưa ra việc lạm dụng từ ‘giáo phái’ và các từ khác mà ĐCSTQ cố ý sử dụng để phi nhân tính hóa những người tập Pháp Luân Công,” dẫn lời ông Levi Browde, Giám đốc Chấp hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDI).

Họ [ĐCSTQ] tung ra cái nhãn này, và sau đó tiến tới việc nói rằng ‘nhổ tận gốc’ Pháp Luân Công là đúng, về thực chất là nhắc lại ý định diệt chủng ở đằng sau chiến dịch đã kéo dài 11 năm trên toàn quốc trong đó bao gồm việc bắt cóc và tra tấn một cách có hệ thống hàng triệu người vô tội”, ông Browde nói tiếp.

Tầm quan trọng của bài phát biểu của ông Bielefeldt

Một Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc thật sự phải quan tâm đến tình hình nhân quyền trên toàn thế giới, và chỉ có  khoảng 15 phút hàng năm để phát biểu trước Đại hội đồng về vấn đề này. Việc ông nhắc đến tên Pháp Luân Công cùng với rất ít các tên khác, đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến toàn thế giới rằng ông coi tình hình này là một trong những quan ngại sâu sắc.

Các báo cáo viên đặc biệt đóng vai trò như lương tâm của Liên Hợp Quốc và các tuyên bố của họ được coi là đáng tin cậy nhất, theo Shizhong Chen, Chủ tịch Nhóm công tác Nhân quyền Pháp Luân Công.

Nếu bạn hỏi các nhà hoạt động nhân quyền hay các nghị sĩ, họ sẽ đều công nhận thẩm quyền và sức nặng của những gì mà các Báo cáo viên đặc biệt phát hiện ra. Khi một Báo cáo viên đặc biệt chọn một vấn đề để nói tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có lẽ đó là việc mạnh mẽ nhất mà ông có thể làm. Tất cả các nhà lãnh đạo nhà nước đều hiểu điều này; từ phương diện chính trị quốc tế, điều này là cực kỳ quan trọng,” ông nói.

Pháp Luân Công được tập ở trên 100 nước trên khắp thế giới, theo trang web FalunDafa.org, nhưng chỉ ở Trung Quốc là những người tập bị đàn áp. Việc nêu riêng cuộc đàn áp Pháp Luân Công tương đương với nhắm vào Trung Quốc trước Đại hội đồng.

Bielefeldt hẳn là đã biết là ông sẽ kích động một phản ứng mạnh từ phái đoàn Trung Quốc.

Hơn nữa, trong việc nêu lên vấn đề Pháp Luân Công trong bối cảnh tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, trong khi đồng thời bác bỏ từ ‘giáo phái’, ông đã phủ định lời giải thích chính mà chính quyền Trung Quốc đã sử dụng trong những năm qua để lấy lý do cho việc “trấn áp mạnh” và “nhổ tận gốc” (theo từ ngữ của phái đoàn Trung Quốc, theo Reuters đưa tin) Pháp Luân Công.

Tầm quan trọng của những lời phát biểu của Bielefeldt sẽ bị mất đi khi đọc bản tóm tắt bằng tiếng Anh gồm 9.500 từ về phiên họp của Phòng Thông tin Công cộng của Liên Hợp Quốc. Cùng với những điểm khác nhau khác, phiên bản đó bỏ đi  tên Pháp Luân Công, trong khi bản tiếng Pháp, được trích dẫn ở phần đầu của bài báo này, có đưa vào.

Các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc đã luôn mời chính quyền Trung Quốc tham gia đối thoại về cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ khi nó được khởi động năm 1999. Vào tháng 10 năm 2004, 7 báo cáo viên đặc biệt đã cùng viết chung một lá thư gửi chính quyền Trung Quốc bày tỏ những quan ngại của mình về một chuỗi các vi phạm nhân quyền đối với Pháp Luân Công.

FDI lưu ý trong bản báo cáo năm 2010 của mình rằng việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công bởi nhà nước Trung Quốc vẫn còn tràn lan. Việc giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng của họ đã được ghi chép lại trong cuốn sách xuất bản năm 2009, Bloody Harvest (Thu hoạch Đẫm máu), của hai tác giả được đề cử Giải Nobel Hòa bình David Kilgour và David Matas. Vào tháng 3 năm 2006, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Tra tấn, Manfred Nowak, đã báo cáo rằng các học viên Pháp Luân Công chiếm 66% các trường hợp tra tấn mà ông đã truy vấn Trung Quốc. Trong bản báo cáo thường niên năm 2004 của mình về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, Asma Jahangir đã viết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, “Sự độc ác và tàn bạo của các hành động tra tấn bị cáo buộc này là không thể mô tả được.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/25/231463.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/29/121099.html

Đăng ngày 30-10-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share