[MINH HUỆ 20-2-2011] Chuyến bay CA981, cất cánh từ Trung Quốc, đã hạ cánh xuống Sân bay JFK tại New York vào ngày 27 tháng 1 năm 2011. Một bé gái nhìn qua cửa sổ của máy bay và hét lên với niềm sung sướng tột đỉnh, “Mẹ ơi, chúng ta đang ở Hoa Kỳ!

2011-2-16-minghui-niuqingqing-01--ss.jpg
Sau khi Thanh Thanh rời khỏi Trung Quốc và đến Hoa Kỳ, rốt cuộc bé đã có thể mỉm cười lần nữa

Bé gái bảy tuổi Ngưu Thanh Thanh, đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc. Từ khi được sinh ra, bé được ở với mẹ không đến hai năm. Cha của bé là anh Ngưu Kiến Bình, và mẹ là cô Trương Liên Anh, cả hai đều là các học viên Pháp Luân Công. Họ đã bị bắt giữ và bị giam nhiều lần bởi công an Trung Quốc do cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại đất nước này.

Mẹ Thanh Thanh bị cầm tù khi bé được 18 tháng tuổi

Ngày 14 tháng 6 năm 2005, công an bắt giữ cô Trương vì cô viết một bài viết cho trang tin Minh Huệ (bản tiếng Hán) để phơi bày tội ác của công an thuộc Đồn công an Hương Hà Viên và Phòng 610 đối với các học viên. Đầu tiên cô bị giam tại Khu điều phối Bắc Kinh và sau đó bị chuyển đến Trại giam Triều Dương. Cô bị kết án phi pháp hai năm rưỡi và bị tra tấn liên tục tại Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh. Năm 2006, các lính canh làm cho con của cô Trương khóc suốt ngày để ép cô từ bỏ Pháp Luân Công nhưng cô vẫn kiên định vào niềm tin của mình.

Khi cô Trương bị bắt thì Thanh Thanh chỉ mới 18 tháng tuổi. Cô bé thường xuyên hỏi cha rằng khi nào mẹ sẽ trở về nhà.

Cuối năm 2005, vài ngày trước năm mới, gia đình cô Trương được phép đến thăm cô tại trại. Thanh Thanh thức dậy rất sớm vào sáng ngày hôm đó và rất háo hức mong gặp mẹ. Cô bé mệt đến nỗi ngủ thiếp đi và không gặp được mẹ mình. Có lẽ đây là điều tốt vì khuôn mặt của mẹ em lúc đó đầy sẹo và thâm tím do bị đánh đập.

Tám tháng sau Thanh Thanh lại đi gặp mẹ mình. Khuôn mặt cô Trương vẫn bị nhiều sẹo và cô rất gầy. Thanh Thanh thậm chí không nhận ra mẹ mình nữa. Cô bé khóc lên trong sợ hãi khi mẹ đến gần. Mẹ ôm Thanh Thanh một lúc trước khi cô bé hỏi, “Cô là ai?” Cô Trương đã bị sốc.

Trong hai năm rưỡi bị cầm tù, Thanh Thanh được phép đến thăm mẹ năm lần, hầu hết là trong bệnh viện, sau khi cô Trương bị thương vì những trận đòn đánh đập.

Trong một lần đến thăm, anh Ngưu bảo cô Trương viết lại việc cô đã bị tra tấn như thế nào để anh có thể đưa nó cho một luật sư. Một lính canh nghe trộm được cuộc nói chuyện và ra lệnh cho anh Ngưu và Thanh Thanh rời khỏi bệnh viện. Cô Trương muốn nhìn con gái hai tuổi của mình qua cửa sổ nhưng lính canh và các tù nhân đã đánh đập và trói cô vào giường. Thanh Thanh nhớ rằng khi anh Ngưu nghe thấy tiếng đánh đập, anh đã trở lại để ngăn cản các lính canh và tù nhân. Người của bệnh viện và công an đã lôi anh ra ngoài.

Tháng 3 năm 2007, lính canh ra lệnh cho các tù nhân đánh đập cô Trương vì cô tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Việc này khiến cô bị xuất huyết não và bị chuyển từ Bệnh viện Thiên Đường Hà đến Bệnh viện Nhân Hòa Bắc Kinh để phẫu thuật khẩn cấp. Bác sĩ nói rằng mạng sống của cô đang bị nguy hiểm và cô ở trong tình trạng nguy kịch 12 ngày. Thanh Thanh và cha lại đến thăm cô. Cô Trương bị bất tỉnh, có nhiều ống dẫn thông vào người cô, và tóc cô bị cắt đi. Ngay khi Thanh Thanh gặp mẹ và hỏi tại sao mẹ bị như vậy thì một lính canh ra lệnh cho Thanh Thanh và cha em rời đi. Thanh Thanh liên tục nói, “Mẹ mau về nhà, mẹ mau về nhà.

2007-4-15-zhanglianying--ss.jpg
Cô Trương Liên Anh nằm trong Bệnh viện Thiên Đường Hà

Sau cuộc phẫu thuật, cô Trương bị đưa trở lại Bệnh viện Thiên Đường Hà. Thanh Thanh đến gặp mẹ lần thứ năm. Cô bé đưa cho mẹ một viên kẹo. Trước khi bé có thể nói nhiều hơn nữa thì lính canh bảo rằng 10 phút đã qua và cô bé phải rời đi. Thanh Thanh ôm lấy mẹ và không muốn rời đi. Lính canh đã kéo cô bé ra khỏi mẹ cô.

Thanh Thanh tiếp tục lo lắng cho sự an toàn của mẹ vì hình ảnh những vết thương của mẹ do bị tra tấn đã ám ảnh em. Tháng 10 năm 2006, trại lao động cưỡng bức cho phép cô Trương gọi điện thoại. Khi Thanh Thanh nghe giọng của mẹ, bé nhanh chóng hỏi, “Mẹ, họ có đánh đập mẹ không?” Lính canh lập tức ngắt cuộc điện thoại.

Chứng kiến mẹ bị bắt giữ, cô bé không còn cười nữa

Cô Trương được thả vào tháng 12 năm 2007 và được đoàn tụ với Thanh Thanh, lúc đó em đã bốn tuổi, hai năm sau khi mẹ em bị bắt.

Bốn tháng sau, chính quyền Trung Quốc bắt đầu bắt giữ các học viên với quy mô lớn trên toàn quốc. Ngày 20 tháng 4 năm 2008, anh Ngưu và cô Trương bị bắt giữ. Thanh Thanh cùng cha mẹ đi về nhà sau khi đi chợ vào một ngày mưa. Công an đã đứng đợi họ ở trước cửa. Một công an đã túm lấy cổ cô Trương và cô ngã về phía sau. Chiếc ô và những quả trứng họ vừa mới mua đã bị rơi xuống đất. Cô Trương hô lên, “Pháp Luân Đại Pháp Tốt.” Công an trùm đầu cô bằng một cái túi đen và lôi cô lên tầng trên. Thanh Thanh sợ hãi và liên tục hét lên, “Mẹ ơi!

Công an cũng lôi anh Ngưu lên tầng trên, họ đè anh xuống giường và đè cô Trương lên ghế sofa. Công an lục soát nhà họ. Cô Trương gỡ bỏ cái túi đen ra khỏi đầu cô, vì thế công an lôi cô xuống dưới và ném cô vào một chiếc xe hơi. Thanh Thanh chạy sau mẹ và khóc lớn. Chiếc xe hơi chạy đi, để Thanh Thanh lại một mình.

Thanh Thanh không còn cười nữa sau khi chứng kiến mẹ bị bắt. Cô bé không còn vui vẻ và sợ nói chuyện ở nơi công cộng.

Thanh Thanh sống với họ hàng vì cả cha mẹ đều bị bắt giữ. Cô bé viết thư cho mẹ, đặt tay lên lá thư, ước rằng mẹ có thể nắm tay mình khi mẹ không có ở đó.

Cô Trương bị đưa đến Trại giam Đông Thành và Khu điều phối tại Bắc Kinh. Cô bị tra tấn trong hai tháng trước khi bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh. Cô bị còng tay và bị tra tấn. Cô bị “tra tấn kéo căng” (xem https://en.minghui.org/html/articles/2007/12/30/92640p.html) hơn 20 lần. Cô không thể duỗi thẳng các ngón tay hơn một năm sau đó. Các lính canh nam hai lần bịt mắt cô bằng một mảnh vải đen và sốc điện vào đùi, nách, và những vùng kín của cô bằng dùi cui điện. Lính canh chỉ ngừng tra tấn cô khi thịt cô bị cháy. Cô bị đánh đập bằng dùi cui điện, gậy gỗ, ván giường và còng tay. Nhiều lần lính canh kéo tóc cô và ném cô vào tường hay bàn. Cô bị họ đánh vào mặt bằng một cái thìa nấu ăn to và cắt môi trên của cô. Lính canh Mã Cát Sơn và Trần (nữ) tiêm cho cô những loại thuốc lạ. Cô bị treo lên nhiều lần trong những tư thế khác nhau. Đôi lúc cô bị treo lên và bị kéo căng với thân thể không mặc gì cho đến khi bất tỉnh vì đau đớn. Có lần lính canh Vương Diễm Bình thúc mạnh một miếng gỗ dài 182 cm (6 feet) vào người cô. Đội trưởng Trương Quân đã đá vào những vùng kín của cô. Một lần, cô bị còng tay vào khung cửa sổ với hai chân bị kéo ra và trói vào hai ống lò sưởi. Vào mùa hè, cô thường bị trói vào một cái giường với hai tay bị kéo xuống và bị trói vào những bánh xe bên dưới chiếc giường. Cô bị ép giữ nguyên tư thế đó trong thời gian dài và rất đau đớn. Một ngày, cô bị 20 người đánh đập đến gần chết. Sau đó họ tiêm thuốc tăng lực vào người cô để làm cô tỉnh lại rồi tiếp tục việc tra tấn.

Thanh Thanh không biết việc mẹ em bị tra tấn tàn bạo nhưng cô bé lúc nào cũng lo lắng. Vào đêm khuya bé trốn vào phòng và khóc. Vào những ngày lễ cô bé ngồi trong một góc để khóc. Khi hỏi tại sao lại khóc, Thanh Thanh trả lời, “Con không biết cha mẹ con hôm nay có thức ăn không.” Lúc đó cô bé chỉ mới bốn tuổi.

Cha mẹ cô cuối cùng cũng được thả. Thanh Thanh đã không còn gọi cô Trương là “mẹ” nữa, và thỉnh thoảng vô tình gọi cô Trương là “”. Nhưng, cô bé và cha mẹ đã được giải thoát một lần nữa.

Thanh Thanh và gia đình đã ở Hoa Kỳ vào đầu năm nay. Họ đã thoát khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại Hoa Kỳ, khuôn mặt Thanh Thanh lại sáng lên với nụ cười xinh đẹp của mình, được mẹ cô bé nhìn thấy trong một thời gian dài. Cô bé hiện giờ rất vô tư.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/2/20/七岁小女孩的凄苦童年(图)-236441.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/3/3/123577.html
Đăng ngày 24-03-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho phù hợp hơn với nguyên bản.

Share