Bài viết của Y Liên, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 27-03-2021] Ngày 4 tháng 8 năm 2018, trong cuộc thi ba môn phối hợp được tổ chức hàng năm tại New Jersey, Hoa Kỳ. Có một vận động viên đã gây sự chú ý của mọi người tên là Jenny Mitchell. Bà mặc bộ đồ thi đấu có in dòng chữ “Trả lại tự do cho Pháp Luân Đại Pháp” (Freedom for Falun Dafa), chung cuộc, bà đã đoạt giải ba ở nhóm tuổi 65 – 69. Năm đó bà đã 67 tuổi.

2021-3-26-mh-mitchell-01--ss.jpg

Bà Jenny Mitchell tại điểm xuất phát trong cuộc thi “ba môn phối hợp nữ ở Jersey”

Nhiều người khi qua độ tuổi về hưu đều thích một cuộc sống nhàn hạ và thoải mái. Tại sao bà Jenny lại tham gia cuộc thi “ba môn phối hợp” đầy thử thách về ý chí và sức bền của con người.

Hai thất bại trong một cuộc sống hạnh phúc

Bà Jenny sinh ra trong một gia đình thượng lưu ở thành phố New York. Cha bà từng làm luật sư trong “trái phiếu đô thị” của thành phố New York. Thời đại học, bà theo học ngành mỹ thuật (Fine Arts), sau đó bà nhận bằng thạc sỹ “công tác xã hội” (Master of Social Work). Về sau bà sống bằng nghề vẽ tranh và tổ chức triển lãm cá nhân trong một phòng trưng bày tư nhân ở quận Chelsea, thành phố New York.

Sau khi sinh con trai vào năm 1981, Jenny đã bị mắc chứng trầm cảm sau sinh và tình trạng của bà dần được cải thiện sau đó. Năm 1992, cô con gái mà Jenny mong đợi từ lâu đã ra đời. Mọi thứ với bà đều rất hoàn hảo, công việc thuận lợi, có thu nhập tốt, người chồng như ý, có cả con trai và con gái. Đó là điều mà ai cũng mong ước. Nhưng thật không may là lúc đó Jenny lại rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh và nó ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Lần này bà phải nhập viện để điều trị. Hai tuần sau đó bà được về nhà, nhưng bác sỹ không giải quyết được vấn đề của bà. Ông ấy không hiểu tại sao một người có cuộc sống hoàn hảo như bà ấy lại bị trầm cảm nặng đến vậy. Bác sỹ đề nghị rằng: “Bà cần phải tìm được ý nghĩa của cuộc đời”. Kỳ thực từ năm 18 tuổi, Jenny đã bắt đầu tìm tòi về thế giới tinh thần. Sau khi nghe ý kiến của bác sỹ, bà đã thử tập yoga và Thái Cực Quyền.

Bệnh trầm cảm biến mất thần kỳ sau khi đọc “Chuyển Pháp Luân

Năm 2003, một người bạn cùng tập Thái Cực Quyền đã giới thiệu Pháp Luân Công cho Jenny. Bà đã nhờ chồng tìm giúp mình cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Khi chồng bà kiểm tra trên internet đã thấy những nội dung tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông ấy cảm thấy rất hoang mang và luôn luôn chú ý đến những thay đổi của Jenny kể từ khi bà tu luyện Pháp Luân Công.

Sau khi bắt đầu đọc “Chuyển Phấp Luân”, Jenny cảm thấy tâm hồn mình rất bình thản, một cảm giác mà bà chưa từng có trước đây, bệnh trầm cảm và lo âu trước đó của bà không còn nữa. “Hội chứng mệt mỏi mãn tính” từ nhỏ của bà ấy cũng đã khỏi, kể từ đó bà có một sức khỏe đáng kinh ngạc.

Jenny nói: “Trước đây hệ thống miễn dịch của tôi rất kém, tôi thường xuyên bị cảm cúm và sốt. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi trở nên khỏe mạnh chỉ trong một đêm. Trong những cuộc tụ họp gia đình, người thân của tôi luôn nói rằng: ‘Hãy gửi những đứa trẻ bị bệnh cho Jenny vì bà ấy sẽ không mắc bệnh.’”

Điều khiến Jenny ấn tượng nhất là bà đã tìm được ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Jenny nói: “Mãi cho đến khi gặp được Pháp Luân Đại Pháp, tôi mới tìm thấy điều mà mình luôn muốn tìm kiếm. Tôi cảm thấy bản thân trở thành một người tốt hơn.”

Khi còn nhỏ, Jenny là con thứ ba trong gia đình, bà luôn luôn cảm thấy bản thân là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Vì thế trong nội tâm bà rất yếu đuối và nhạy cảm. Bà luôn muốn được người khác khẳng định và coi trọng. Mâu thuẫn của Jenny và chị gái chính là vì bà cảm thấy bản thân bị đối xử không công bằng và trong tâm thấy bất bình. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bà bắt đầu học được cách coi nhẹ và buông bỏ.

Sau khi Jenny tu luyện không lâu, chồng bà nói với bà rằng: “Em đã trở nên dễ dàng hòa hợp hơn rồi.” Kể từ đó, chồng bà rất ủng hộ bà tu luyện và nó vẫn luôn như vậy cho đến bây giờ.

2021-3-26-mh-mitchell-02--ss.jpg

Bà Jenny Mitchell (trái) đang chuẩn bị thả đèn trời có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” ở Bình Khê, Đài Loan.

Sau khi tu luyện, Jenny nghe được câu chuyện học tiếng Trung của những học viên phương Tây. Lúc đầu bà cảm thấy đó là một điều không thể đối với mình, bởi vì đơn giản là bà ấy bị “mù âm” và sẽ không bao giờ học được bốn âm điệu trong tiếng Trung. Hai năm sau khi đắc Pháp, bà bắt đầu có mong muốn học tiếng Trung rất mạnh mẽ.

Ban đầu bà đến một trường Trung Quốc để học cùng với các bạn nhỏ, sau đó bà tham gia các lớp học tiếng Trung tại Đại học Columbia. Vài năm trước đây, Jenny đã có thể đọc sách “Chuyển Pháp Luân” bằng tiếng Trung. Sau giờ học, bà thường kể với các giáo sư và bạn học những trải nghiệm của bản thân và lợi ích nhận được từ việc tu luyện Pháp Luân Công. Bà cũng giảng chân tướng về cuộc bức hại ở Trung Quốc cho họ.

Chạy vì tự do của Pháp Luân Đại Pháp

Sau khi nghỉ hưu, Jenny và chồng chuyển đến sống ở bãi biển cực bắc New Jersey, nơi có phong cảnh đẹp và bờ biển rộng. Bà đã kết bạn với nhiều người bạn mới.

Vì để nhiều người hơn nữa biết chân tướng về việc phản bức hại của học viên Pháp Luân Công, Jenny đã có ý tưởng tham gia cuộc thi “ba môn phối hợp” vào đầu năm 2018. Mặc dù đó là một ý tưởng hay nhưng với một người phụ nữ 67 tuổi chưa từng tham gia thi đấu thể thao mà nói, thì cuộc thi nào cũng đều là thử thách rất lớn. Hơn nữa đây là cuộc thi ba môn phối hợp yêu cầu thể lực và sức bền cực cao.

Jenny chưa bao giờ chạy đường dài và đây là thử thách thể lực lớn nhất trong “ba môn phối hợp”. Mong muốn của Jenny là được tự hào mặc chiếc áo phông có in dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp” về đích.

Từ tháng 1 năm 2018, khi Jenny quyết định tham gia cuộc thi, đến khi cuộc thi kết thúc vào tháng 8, bà ấy đã tham gia huấn luyện một cách có hệ thống. Chạy là môn yếu nhất trong ba môn của bà, vì thế bà đã tích cực tập luyện nó trong cả mùa xuân và mùa hè.

Một nghìn vận động viên tham gia thi đấu, chia thành các nhóm tuổi khác nhau và có rất nhiều khán giả. Jenny đã may một số bộ đồ thi đấu cho cuộc thi “ba môn phối hợp”, với dòng chữ “Trả lại tự do cho Pháp Luân Đại Pháp” được in cả mặt trước và mặt sau. Đồng thời trang web Faluninfo.net cũng được in ở mặt sau.

Những người bà ấy gặp ở khắp mọi nơi, bao gồm nhân viên sự kiện, huấn luyện viên, nhà sản xuất, vận động viên và những người trong gia đình đều rất tò mò về hai dòng chữ in trên bộ đồ thi đấu của bà. Jenny đã kể với mọi người những trải nghiệm về lợi ích mà bà nhận được khi tu luyện Pháp Luân Công và cuộc bức hại phát sinh ở Trung Quốc.

Một ngày Jenny đến Trung tâm Bờ biển Quốc gia Sandy Hook để tập bơi. Bởi vì nước chảy quá xiết, bà đã lên bờ sau khi bơi được không lâu. Tiếp đó bà đi luyện tập đạp xe, lúc đó bà mặc bộ đồ thi đấu có in dòng chữ “Trả lại tự do cho Pháp Luân Đại Pháp”. Khi bà quay lại xe, hai người đàn ông trung niên đi đến, họ nói rằng đã nhìn thấy Jenny đang bơi và không thể tưởng tượng được bà ấy lại có thể bơi trong dòng nước chảy xiết như vậy. Họ hoàn toàn không làm được việc này. Cả hai người đàn ông đều rất ngạc nhiên về tuổi thật của Jenny, trông bà ấy không giống người nhiều tuổi như vậy. Họ muốn tìm hiểu và chụp ảnh thông tin trang web phía sau quần áo thi đấu của bà ấy. Một tuần sau đó, Jenny bắt đầu dạy một người trong họ luyện các bài công pháp.

2021-3-26-mh-mitchell-03--ss.jpg

Bà Jenny Mitchell (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh cùng gia đình khi kết thúc cuộc thi

Ngày 4 tháng 8 năm 2018, Jenny tham gia cuộc thi “ba môn phối hợp nữ ở Jersey” và bà đã đoạt giải ba ở nhóm tuổi “65 – 69”. Chồng bà, con gái và bạn trai của con gái bà cũng trực tiếp theo dõi trận thi đấu, họ đã rất tự hào về bà. Bà đã đăng ảnh và video mà gia đình chụp lên trang web tổ chức sự kiện cũng như trên mạng xã hội.

Sự ủng hộ của gia đình Jenny đã khiến người đọc trên mạng xã hội rất cảm động, bà đã nhận được rất nhiều lượt thích và bình luận.

Tin nhắn đầu tiên bà nhận được là hỏi về ý nghĩa của dòng chữ “Trả lại tự do cho Pháp Luân Đại Pháp”, đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để mọi người hiểu rõ chân tướng về cuộc bức hại.

Lời kết

Jenny từng nói: “Nếu không có Pháp Luân Đại Pháp, tính mạng của tôi có thể không còn nữa, và tôi cũng không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ hoàn thành cuộc thi “ba môn phối hợp” ở tuổi 67. Đây là một điều kỳ diệu và cũng là uy đức của Đại Pháp. Tôi hy vọng tất cả những người Trung Quốc (tất cả mọi người trên thế giới) đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt, quý trọng và tôn kính Đại Pháp. Như thế họ chắc chắn sẽ được Đại Pháp bảo hộ.”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/27/422598.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/3/191699.html

Đăng ngày 24-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share