Bài viết của một học viên Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 03-12-2020] Tôi năm nay 82 tuổi và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) từ năm 1996.
Tháng 1 năm 2020, tôi chạy xe đạp điện ba bánh đến tham gia cùng với một nhóm các học viên để giảng chân tướng. Lúc xe đang lao xuống trên con đường rất dốc, tôi hoảng hốt khi phát hiện thắng xe đã bị hư! Thình lình, tôi mất thăng bằng và bị hất tung lên không trung khoảng một mét.
Tín Sư
Lúc đó, tôi nhớ đến những lời Sư phụ giảng:
“Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi tự nhủ: “Mình không sao cả!” và ngồi dậy. Nhưng khi tôi cố gắng đứng lên thì lại không đứng được. Một người bạn của tôi đã chứng kiến vụ việc nên lập tức gọi điện cho con trai tôi.
Con trai, cháu trai, và con rể của tôi đã nhanh chóng có mặt, đỡ tôi lên xe hơi và nói: “Hãy đi thẳng đến bệnh viện!” Tôi bảo họ: “Không, cha muốn các con đưa cha về nhà. Cha không sao, cha có Sư phụ bảo hộ.”
Mặc cho tôi phản đối họ vẫn đưa tôi đến bệnh viện địa phương để kiểm tra và phát hiện ra tôi bị nứt xương hông, cần phải nhập viện để làm phẫu thuật.
Ai cũng lo lắng cho tôi và muốn tôi làm phẫu thuật. Tôi giải thích: “Cha là đệ tử Đại Pháp và sẽ không tìm cách điều trị. Sư phụ sẽ bảo hộ cho cha.”
Khi họ khăng khăng yêu cầu tôi làm phẫu thuật, tôi nói: “Nếu các con không đưa cha về nhà, thì hôm nay đừng mua bữa tối cho cha nữa. Cha sẽ không ăn!” Nhìn thấy tôi rất kiên quyết nên họ không còn cách nào khác đành đưa tôi về nhà.
Về đến nhà, tôi nằm xuống giường và không thể cử động được. Ngực, lưng, đùi và hông của tôi đều vô cùng đau nhức. Sau đó tôi bắt đầu nhẩm Pháp của Sư phụ: “Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Tôi cầu xin Sư phụ gia trì và nhờ người đem cho tôi một máy phát đĩa CD nhỏ để tôi có thể nghe các bài giảng của Sư phụ. Khi gia đình thấy tôi không thể ngủ được vì đau nhức thì họ nhất mực rằng tôi phải đến bệnh viện.
Con trai cố gắng khuyên nhủ tôi: “Cha ơi, cha không cần phải chịu đau thế này. Chúng con có tiền để chi trả tiền viện phí cho cha. Hơn nữa, lỡ cha bị tàn tật thì làm sao? Cha đã hơn 80 tuổi rồi, thậm chí có điều trị thì việc hồi phục hoàn toàn cũng sẽ mất một thời gian dài.”
Tôi bảo với những người có mặt ở đó: “Đừng lo, Sư phụ đang bảo hộ cho cha. Đại Pháp là siêu thường và toàn năng. Có thể cha đã mắc rất nhiều nợ trong quá khứ nên phải chịu đau một chút để hoàn trả. Cha thực sự sẽ không sao đâu.”
Mọi người trong làng đều biết tôi bị tai nạn và tất cả họ đều theo dõi việc phục hồi của tôi. Tôi nhờ người nhà gọi điện cho vài học viên địa phương để họ có thể thay phiên nhau đến học Pháp cùng tôi.
Chỉ trong vài ngày, tôi bắt đầu thấy đỡ hơn. Sư phụ đã tịnh hóa cơ thể của tôi trong ba lần khác nhau, và tôi đã nôn ra rất nhiều máu đen.
Dưới sự bảo hộ của Sư phụ, và sự động viên từ các đồng tu – cũng như sự quan tâm chăm sóc của gia đình – tôi đã có thể đứng được bằng hai chân trong vòng 20 ngày.
Bốn mươi ngày sau, ngực và lưng tôi không còn đau nữa, và tôi có thể ăn uống bình thường. Tôi cũng có thể luyện công trở lại. Vì tôi liên tục học Pháp và phát chính niệm nên cảm thấy ngày càng tốt hơn nhiều.
Bảy mươi ngày sau, tôi lấy cây gậy và đem theo lên xe ba bánh đi giảng chân tướng. Những người nhìn thấy tôi đều nghĩ Đại Pháp thật thần kỳ và công nhận hiệu quả chữa bệnh phi thường của Đại Pháp.
Hết thảy người nhà, bà con, và bạn bè của tôi đều thành tâm tin tưởng Đại Pháp, đều này đã đặt nền tảng vững chắc để họ được cứu độ trong tương lai.
Kể từ khi hồi phục hoàn toàn sau vụ tai nạn, tôi càng kiên định hơn bao giờ hết trong việc tín Sư tín Pháp, tu luyện tinh tấn, hoàn thành thệ nguyện, làm tốt ba việc, cứu nhiều người hơn và cố hết sức để đền đáp ơn cứu độ của Sư phụ!
Hoàn trả những gì đã nợ
Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi mở một cơ sở kinh doanh hải sản đông lạnh nhỏ. Khi việc kinh doanh phát đạt, tôi thấy cần phải trữ nhiều hàng hóa hơn. Tuy nhiên, vì không đủ tiền để thanh toán nên tôi đã đề nghị nhà cung cấp chuyển hàng cho tôi trước và cho tôi trả tiền ở lần đặt hàng sau. Anh ấy đồng ý.
Một hôm, giám đốc cung cấp hàng bảo tôi: “Có vẻ như chúng tôi đã nhầm lẫn trả dư cho anh 10.000 tệ (1.500 đô la Mỹ). Cả ba nhân viên kế toán của chúng tôi đều không biết số tiền bị mất nằm ở đâu. Anh có thể kiểm tra lại xem liệu số tiền đó có liên quan đến một trong những hóa đơn trước của anh không?” Tôi nói: “Vợ tôi chịu trách nhiệm mua hàng, để tối nay tôi sẽ hỏi bà ấy.”
Khi tôi hỏi vợ tôi về số tiền, bà ấy nói: “Đúng rồi, vì nhầm lẫn nên họ có trả dư tiền cho chúng ta, nhưng vì họ không biết nên tôi không muốn trả lại cho họ.”
Ngày hôm sau, tôi do dự nói với giám đốc cung ứng chúng tôi không có nhận số tiền dư đó. Tôi cảm thấy rất có lỗi khi làm như vậy.
“Nhà cung cấp đã luôn giúp đỡ mình khi mình gặp khó khăn về mặt tài chính,” tôi nghĩ. “Vậy mà mình trở mặt và đối xử như vậy với anh ấy, chẳng phải mình thất đức rồi sao?” Tuy nhiên, theo thời gian, sự nghiêm trọng của vấn đề đã dần phai mờ trong tâm trí tôi.
Một hôm, tôi vô cùng mệt mỏi nhưng không ngủ được. Tôi cũng cảm thấy dạ dày không khỏe mỗi khi ăn uống. Việc này kéo dài trong ba tháng. Tôi trở nên kiệt sức đến mức khó làm ba việc cho tốt.
Khi hướng nội, tôi không thể tìm ra mình đã sai ở đâu nên tôi nêu vấn đề ra ở buổi học Pháp tiếp theo. Một học viên nói: “Hãy xét lại và tự hỏi bản thân: ‘Trước đây, mình đã từng làm sai ở đâu?’” Tôi lập tức nhớ đến món nợ tôi vẫn chưa trả.
Sư phụ đã giảng: “Nợ thì phải hoàn [trả].” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân). Tuy nhiên, khi tôi cố gắng liên lạc với nhà cung cấp, thì phát hiện ra công ty anh ấy đã ngừng hoạt động.
Sư phụ giảng:
“Trong đầu anh ta lúc đó máy động một cái: ‘Mình là người luyện công, cớ sao lại cầu những thứ này? Mình đã nhận của cải phi nghĩa mất rồi; mình đã mất cho họ bao nhiêu đức không biết?’… “Vậy quyết định đưa tiền ủng hộ cho đơn vị [công tác].’” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi quyết định ủng hộ tiền cho hạng mục Đại Pháp, nhưng muốn bàn bạc với vợ tôi trước. Khi tôi nói về chuyện này, bà ấy nhất quyết không chịu bỏ ra số tiền đó để quyên góp. Tôi biết tôi không thể ép buộc bà ấy nên tôi vẫn trì hoãn việc ủng hộ tiền.
Cách đây vài năm, hai chân tôi bắt đầu đau không dứt. Tôi hướng nội và quyết định đem chuyện 10.000 tệ ra nói với vợ lần nữa. Bà ấy cuối cùng cũng đồng ý ủng hộ hết số tiền đó, cộng thêm 5.000 tệ cho một hạng mục Đại Pháp khác.
Tuy nhiên, sau khi chúng tôi ủng hộ tiền, bà ấy thường nhiều lần bảo tôi rằng: “Tôi thấy dường như chúng ta đã quyên góp quá nhiều. Tôi thực sự thấy khó chịu vì đã đồng ý với ông!”
Rõ ràng, số tiền đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới gia đình tôi, nên tôi bèn hỏi các học viên địa phương liệu họ có thể trả lại số tiền chúng tôi đã quyên góp không.
Tôi nghĩ: “Tôi phải tìm cách để nhanh chóng trả lại số tiền này!” Không lâu sau, cơn đau ở chân tôi hoàn toàn biến mất.
Mỗi khi có dư tiền tôi đều ủng hộ cho hạng mục Đại Pháp, gồm 2.000 tệ từ nỗ lực tái chế đồ phế phẩm.
Khi vợ tôi qua đời vào đầu năm nay, tôi đã đề nghị các con đưa tôi 10.000 tệ và ủng hộ cho một hạng mục Đại Pháp.
Tôi ngộ rằng người tu luyện phải đặt tiêu chuẩn cao cho chính mình, tâm thái phải thuần tịnh, và không ngừng tiến về phía trước trên con đường tu luyện thần thánh này!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/3/415836.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/9/190329.html
Đăng ngày 15-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.