Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-11-2020] Hành trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của tôi bắt đầu vào năm 1997. Có rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời trên hành trình này mà tôi muốn chia sẻ với mọi người.
1. Hướng nội và tu luyện tâm tính
Vợ tôi nóng tính, và tôi không khoan dung lắm nên chúng tôi thường cãi lộn. Năm 2006, cô ấy bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng thậm chí sau bảy năm mà tính khí của cô ấy chẳng thay đổi. Cô ấy thường mâu thuẫn với bố mẹ tôi, hai người sống chung với chúng tôi. Tôi bị kẹt ở giữa và cảm thấy tức giận.
Điều khiến tôi đặc biệt khó có thể bỏ qua cho cô ấy đó là cô ấy cãi lộn với tôi khi đang học Pháp. Vì thế tôi tin rằng nguyên nhân của những cuộc cãi lộn này là do cô ấy không tu luyện vững chắc. Có thể đôi khi bố mẹ tôi sai, nhưng họ là bố mẹ tôi và là người thường, vì thế chúng tôi cần phải khoan dung với họ. Mặt khác, một người tu luyện mà cứ cãi lộn với người khác suốt thì là sai. “Nóng tính, tự tư, giả tu …” Tôi tin rằng đó là nhận định chính xác về cô ấy. Tôi có lỗi gì không nhỉ? Hình như không. Tôi không biết đến khi nào thì sự tình này mới kết thúc.
Một hôm cô ấy lại có mâu thuẫn với bố mẹ tôi và phàn nàn với tôi về họ cứ như thể họ đã khiến cô ấy bị oan ức vậy. Tôi tức lắm nhưng chỉ nói với cô ấy rằng hãy đối tốt với họ.
Sư phụ giảng:
“Tất nhiên, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, [thì] hiếu kính cha mẹ, dạy dỗ con cái đều cần phải [làm]; tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị. Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Tôi bảo cô ấy: “Nếu bố mẹ anh mà sai thì em nên bỏ qua cho họ.” Sau khi tôi nói điều này thì cô ấy điên lên: “Tôi không thể ở đây thêm được nữa.” Cô ấy thu xếp hành lý và chuẩn bị bỏ nhà đi.
Cô ấy hay bỏ nhà đi. Thường thì sau khi ở với bạn bè vài đêm thì cô ấy sẽ thấy ổn và quay về. Vì thế lần này tôi không cản cô ấy. Thay vào đó tôi liên tục nói rằng: “Em nên hướng nội và tu luyện bản thân vững chắc!” Cô ấy đáp lại một cách giận dữ: “Tôi không muốn hướng nội và tu luyện bản thân.” Sau đó cô ấy đóng sầm cửa lại. Sao những hành vi này lại là của một người tu luyện kia chứ? “Giả tu! Một học viên giả tu điển hình,” tôi tức giận nghĩ như vậy.
Sang tháng sau thì tình hình còn tệ hơn. Cô ấy không chịu trả lời cuộc gọi hoặc tin nhắn của tôi. Sau đó cô ấy thậm chí còn chặn số điện thoại của tôi. Cô ấy thuê một căn hộ và dự định ở đó trong thời gian dài. Cô ấy nói rằng lần này cô ấy sẽ không thỏa hiệp và sẽ ly hôn với tôi.
Tôi không biết mình đã làm gì sai. Cô ấy nói rằng tôi thiên vị bố mẹ tôi và không bảo vệ cô ấy. Tôi cảm thấy rằng giữa bố mẹ và vợ mà có thiên vị bố mẹ thì cũng đúng thôi. Họ là người cao tuổi. Hơn nữa, cô ấy là một học viên, và một học viên phải hành xử chiểu theo yêu cầu của Pháp. Tôi đã sai ở đâu đây? Tại sao cô ấy không chịu hiểu cơ chứ?
Tôi không biết phải giải quyết vấn đề này như thế nào nên tôi đã chia sẻ với một học viên. Anh ấy nói rằng vợ tôi cãi lộn với bố mẹ tôi là sai và cô ấy nên hướng nội, nhưng tôi cũng nên hướng nội và xét xem tôi vẫn còn tâm chấp trước gì. Tôi đồng ý phần về vợ tôi nhưng không thể hiểu được phần về tôi. Tôi thấy khó hiểu. Tôi đã làm sai gì chứ? Sao tôi lại phải hướng nội? Hướng nội vì điều gì kia chứ?
Nhưng hướng nội là cần thiết, vì đó là điều Sư phụ dạy chúng ta. Tôi cố gắng hướng nội nhưng không thể tìm thấy gì cả. Bất cứ khi nào tôi bắt đầu hướng nội thì tất cả những gì tôi thấy đều là lỗi của vợ tôi hết. Thậm chí cả những việc đã xảy ra lâu lắm rồi vẫn được ẩn giấu kỹ trong tâm tôi.
Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng, vì Sư phụ đã đạy rõ về điều này rồi. Cả hai chúng tôi đều là học viên, vì thế cuộc sống gia đình của chúng tôi đáng nhẽ nên phải hoà thuận mới phải.
“Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)
Chúng tôi có quá nhiều mâu thuẫn, vì thế chắc hẳn việc tu luyện của tôi phải có gì đó sai. Hàng ngày tôi hướng nội.
Có lúc tôi gần như muốn từ bỏ rồi thì những lời giảng của Sư phụ lại hiện ra trong tâm trí tôi:
“ Người tu luyện vĩnh viễn là tu chính mình” (Lời chúc gửi Pháp hội Châu Âu [2016])
Sao tôi có thể gọi mình là một người tu luyện nếu tôi không tu bản thân mình chứ? Sao tôi lại có thể luôn tập trung vào lỗi của vợ tôi kia chứ? Đây là tu luyện chăng? Tìm thiếu sót của người khác thì không phải là tu luyện. Tôi phải tập trung vào bản thân mình, tìm lỗi ở tự thân, và sửa sai. Chỉ khi đó tôi mới là một người tu luyện chân chính.
Sau khi tu luyện hơn mười năm, cuối cùng tôi cũng nhận ra chân tu là gì và điều mà Sư phụ đã dạy chúng ta rất nhiều lần rồi. Bỗng nhiên tôi nhận ra rằng thật ra tôi chưa bao giờ hướng nội, mặc dù ngày nào tôi cũng nói về hướng nội. Đây là do tôi luôn tập trung vào người khác, điều này đã cản trở tôi hướng nội.
Đặc tính của cựu vũ trụ là tự tư. Khi có điều gì đó sai thì chúng ta luôn muốn người khác lãnh trách nhiệm và cố gắng bảo vệ bản thân. Điều này đã trở thành tập quán tự nhiên rồi và chúng ta không nhận thức ra được điều đó. Vì thế chúng ta bị lệch khỏi Pháp, nhưng chúng ta không hề biết.
Những quan niệm như thế dẫn đến oán hận và nghiệp tư tưởng. Nó ngăn trở chúng ta hướng nội. Tôi cần phải chính lại những niệm đầu của mình và giải thể quan niệm này. Không kể người khác làm gì thì tôi đều nên hướng nội.
Khi tôi ngộ ra điều này thì rất nhiều những niệm đầu sai lầm và tâm chấp trước mà tôi không thể thấy trước kia giờ đây đã hiển lộ rõ ràng. Tôi thấy mình đã ôm giữ quá nhiều tình đối với bố mẹ. Tôi đã quá bảo vệ họ và làm vợ tôi tổn thương. Đây là một sự thiên vị thái quá. Tôi chưa bao giờ nhìn nhận vấn đề từ phía vợ tôi và thường tin rằng mọi thứ là do lỗi của cô ấy. Đây là tự tư – tôi chỉ muốn cô ấy thay đổi mà không muốn thay đổi bản thân mình. Đây là quan niệm của người thường. Một người tu luyện không nên có loại quan niệm này. Tôi mới thực sự là người tu luyện không tốt.
Khi tôi chân chính hướng nội, thì một điều kỳ diệu đã xảy ra: vợ tôi tự quay về. Cô ấy vui vẻ như thể chưa hề có điều gì xảy ra. Trước đó khi cô ấy bỏ nhà đi thì tôi phải khuyên cô ấy rất nhiều để quay về. Nhưng lần này cô ấy đã tự trở về. Đó là nhờ huyền năng của Đại Pháp.
Tôi nhận ra rằng để đề cao tâm tính và đồng hóa với Pháp thì một người tu luyện cần phải hướng nội. Hướng nội có thể giải thể được những vật chất xấu và nghiệp lực, và chính lại những niệm đầu bất hảo.
Sau khi tôi nhận ra cách hướng nội như thế nào, trạng thái tu luyện của tôi đã đề cao. Vợ tôi đã thay đổi rất nhiều. Giờ đây chúng tôi đã biết cách tu luyện như thế nào và tìm thấy cách giải quyết mâu thuẫn. Chúng tôi đã học được cách nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh của người khác và cách tha thứ cho họ. Chúng tôi đã học được cách điềm tĩnh nói chuyện với nhau và giải quyết vấn đề một cách từ bi.
Giờ đây, cuộc sống gia đình của tôi rất hòa hợp. Vợ tôi nói rằng: “Nếu không nhờ có Đại Pháp thì gia đình này đã tan vỡ từ lâu rồi.” Cả hai chúng tôi đều tạ ơn Sư phụ vì những lời dạy của Ngài.
2. Giải thể an bài của cựu thế lực bằng tín tâm vào Sư phụ và Đại Pháp
Tính cả tôi thì có bốn học viên ở chỗ làm của tôi. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Đại Pháp vào năm 1999 thì bốn người chúng tôi trở thành đối tượng bị tấn công. Đồn cảnh sát và chỗ làm đã ép chúng tôi viết một bức thư lăng mạ Đại Pháp và từ bỏ đức tin của mình. Hai người trong số chúng tôi viết bức thư đó. Một người khác không viết, nhưng anh ấy không nói cho tôi biết. Chỗ làm của tôi đã lừa tôi rằng tôi là người duy nhất không viết. Do tâm sợ hãi và thiếu hiểu Pháp, tôi đã viết bức thư đó. Tôi không thể tha thứ cho mình và sau đó rất xấu hổ.
Hai học viên mà viết bức thư đó đã ra đi do nghiệp bệnh vào năm 2008 và 2010. Họ mới chỉ ở độ tuổi tứ tuần. Người mà không biết bức thư đó thì không sao cả. Tôi tin rằng hai học viên đã qua đời khi còn trẻ đó là do liên quan đến việc viết bức thư đó. Nhiều học viên khác cũng có suy nghĩ như vậy. Có thể cựu thế lực đã lợi dụng sơ hở của họ và dùng bức thư đó như là cái cớ để bức hại họ.
Tôi không biết liệu niệm đầu này có đúng hay không, nhưng nó cứ ám ảnh tôi. Tôi cũng lo lắng rằng cựu thế lực sẽ dùng cái cớ tương tự để bức hại tôi. Tôi biết rằng tâm sợ hãi này là sai và cố gắng trấn áp nó đi – tôi không thể để cựu thế lực đạt được điều chúng muốn. Tuy nhiên, tôi không thể hoàn toàn loại bỏ sự sợ hãi trong tâm. Tôi không có đủ sức mạnh. Tôi trấn áp nó nhưng sau một hồi nó lại hiện lên.
Năm 2010 tôi bị theo dõi trong 4 tháng. Sau đó tôi đã bị bắt. Sau khi được thả, tôi đã buông lơi tu luyện trong vài năm. Năm 2014, tôi bắt đầu bị đau bụng. Tình trạng tồi tệ hơn vào năm 2015. Cơn đau không thể nào chịu nổi. Tôi bị miệng nôn trôn tháo. Trong vòng 3 tháng mà tôi bị sụt gần 10 cân. Tôi cảm thấy chóng mặt và không thể ngủ được vào ban đêm. Tôi cố gắng đọc Pháp, phát chính niệm và hướng nội. Tôi cũng nhờ các đồng tu phát chính niệm hỗ trợ cho tôi. Nhưng tình trạng không hề thay đổi.
Tôi không biết tôi đã làm sai điều gì. Tôi có đủ loại quan niệm người thường và những niệm đầu bất hảo. Liệu Sư phụ có tha thứ cho tôi không? Có phải tôi thực sự bị bệnh không? Tất cả các triệu chứng đều nhắm vào bệnh loét dạ dày. Tôi biết rằng tôi đã tu luyện không tốt, và tôi cảm nhận được sự khó khăn trong tu luyện. Trước kia, tôi thường đổ lỗi cho người khác vì đã không đối đãi với nghiệp bệnh một cách đúng đắn. Chỉ đến bây giờ tôi mới nhận ra là làm tốt thật khó khi mà nghiệp bệnh trầm trọng và dai dẳng. Tôi nên tin Sư phụ và loại bỏ nghiệp thông qua tu luyện hay tôi nên từ bỏ và đến bệnh viện đây? Tôi bị dao động giữa hai ý nghĩ này. Tôi cảm thấy đau nhưng chẳng biết làm gì.
Tháng 12 năm 2015, tôi đã bị ngất xỉu tại trung tâm khảo thí bằng lái xe ở một tỉnh khác. Mọi người quanh tôi cố gắng gọi điện cho bệnh viện. Khi tỉnh dậy, tôi từ chối đến bệnh viện. Tôi trở về phòng khách sạn của mình. Căn phòng ở tầng 6, và không có cầu thang máy. Tôi phải mất hai tiếng để leo lên cầu thang. Ngay khi vào phòng, tôi chạy ngay vào phòng tắm và đi ngoài ra rất nhiều thứ màu đen. Tôi cố gắng quay lại giường nhưng không thể đứng lên. Vì thế tôi đã ngủ trong phòng tắm.
Hôm sau tôi quay về nhà. Vợ tôi rất sốc và sợ hãi khi cô ấy nghe thấy những trải nghiệm của tôi. Cô ấy hỏi liệu tôi có muốn đến bệnh viện không. Ý nghĩ rằng cựu thế lực sẽ lấy bức thư làm cái cớ để bức hại tôi lại hiện lên. Tôi sợ hãi, vì thế tôi đồng ý đến bệnh viện và nghĩ rằng nếu bệnh viện có thể chữa khỏi cho tôi thì thật tuyệt. Do thiếu chính niệm nên tôi tìm thấy nhiều lý do để bao biện cho việc tôi nên đi viện.
Tôi nghĩ rằng tôi chỉ cần một ít thuốc là máu ngừng chảy, nhưng bác sỹ đã ép tôi phải nhập viện. Chỉ số HgB trong máu của tôi sụt xuống 5g/dl trong khi đó chỉ số bình thường là khoảng 15g/dl. Các bác sỹ cố gắng truyền máu cho tôi nhưng tôi đã từ chối. Tôi ở trong viện ba hôm. Là một người tu luyện, tôi cảm thấy tồi tệ, vì thế tôi kiên quyết đòi ra viện. Các chị em gái của tôi rất ngạc nhiên vì quyết định của tôi và phản đối kịch liệt. Tôi phải đồng ý với họ rằng nếu tình trạng mà không tiến triển tốt hơn trong hai tuần thì tôi sẽ phải đến bệnh viện lớn hơn.
Hai tuần sau tôi không hề khỏe lên. Ở bệnh viện lớn, các bác sỹ nói rằng tôi bị bệnh loét dạ dày nặng cần phải phẫu thuật. Đến mức này thì đã quá đủ cho tôi rồi và tôi không chịu phẫu thuật. Tôi nhận một ít thuốc rồi về nhà.
Thuốc thang cũng chẳng ích gì. Toàn thân tôi bắt đầu đau, thậm chí cả lưng của tôi nữa. Tôi đi ngoài ra máu. Suốt đêm cứ nửa tiếng là tôi đi vệ sinh một lần. Vợ tôi rất sợ và khóc suốt.
Tôi nên làm gì đây? Tôi nên quay lại bệnh viện hay nên đối diện với khảo nghiệm này bằng chính niệm của mình đây? Tôi nhận ra rằng ở giây phút sinh tử thì quyết định của tôi rất quan trọng. Tôi bình tĩnh sắp xếp lại các niệm đầu của mình và cuối cùng quyết định đột phá khảo nghiệm này bằng chính niệm và phó thác bản thân mình cho Sư phụ. Tôi nhanh chóng quyết định mà không suy nghĩ nhiều, nhưng đó là chân niệm xuất phát từ chân ngã của tôi.
Đột nhiên, tôi nhớ tới lời Sư phụ giảng:
“Người thường lẽ nào khám ra bệnh của Thần? (vỗ tay) (Sư phụ cười) Đó là Pháp Lý. Nhưng thông thường biểu hiện xuất lai chư vị quả thực là không có chính niệm mạnh mẽ nhường ấy, khi không giữ vững được tốt, thì chư vị cứ đi [bệnh viện]. Trong tâm lo lắng quá bản thân cũng không đạt tiêu chuẩn, thời gian để kéo dài cũng không phát sinh cải biến gì. Vì giữ thể diện mà chấp trước lại thêm chấp trước. Lúc ấy chỉ có hai loại chọn lựa; hoặc là đến bệnh viện là từ bỏ quan đó, hoặc là để tâm nhất loạt buông bỏ hết như đường đường là một đệ tử Đại Pháp, không oán không chấp, buông xuôi cho Sư phụ an bài, có thể làm được điểm đó thì chính là Thần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
Đúng rồi, tôi đã thử dùng thuốc và kết quả của việc dựa vào phương pháp thông thường thật là tệ. Giờ đây tôi biết việc nghĩ rằng viết một bức thư có thể khiến tôi bị bức hại đến chết thật là ngốc nghếch. Nhưng Sư phụ từ bi và luôn cho các đệ tử một cơ hội để làm tốt hơn và làm mới lại bản thân. Những an bài của cựu thế lực là vô nghĩa. Tôi đã nghiêm chính thanh minh để làm mất hiệu lực bức thư đó. Sự sợ hãi không xuất phát từ chân ngã của tôi, nó là do cựu thế lực cưỡng ép lên tôi. Vì không ngộ Pháp tốt nên tôi đã thừa nhận những niệm đầu từ cựu thế lực một cách không tự biết. Tôi đã bị bức hại vì tôi đã thừa nhận nó. Vì thế giờ đây tôi nên hoàn toàn phủ định an bài của chúng và giải thể chúng.
Tôi cũng thấy rằng mình vẫn còn có những nghi tâm đối với Sư phụ và Pháp. Nếu không thì tôi sẽ không đến bệnh viện hoặc uống thuốc. Đây là vấn đề căn bản. Tôi cũng sợ chết. Trên bề mặt thì tôi sợ rằng cái chết của tôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho Đại Pháp, nhưng sâu thẳm bên trong là do tôi không buông được chấp trước sinh tử. Nếu tôi không có quan niệm người thường thì ai dám bức hại đệ tử Đại Pháp kia chứ? Tôi đã trượt ngã, nhưng giờ tôi nên đứng dậy.
Tôi củng cố chính niệm của mình. Mặc dù tôi vẫn đi ngoài ra máu nhưng tâm tôi rất bình tĩnh. Tôi biết tôi sẽ ổn. Ngày thứ hai, tôi chia sẻ thể ngộ với vợ tôi. Cô ấy cũng xuất được chính niệm và cũng nhờ một vài học viên phát chính niệm. Buổi trưa, máu đã ngừng chảy.
Ngày hôm sau tôi dự định đi làm. Em rể cố gắng cản tôi, nhưng tôi vẫn kiên quyết vì thế cậu ấy để tôi đi. Tôi ăn uống bình thường, và làm những gì cần làm ở chỗ làm. Một tháng sau tôi đã hoàn toàn bình phục.
3. Phối hợp với các học viên khác để cứu người
Qua việc học Pháp, tôi biết rằng các học viên là các lạp tử của Đại Pháp. Chúng ta là một chỉnh thể. Sư phụ giảng:
“việc của bạn cũng là việc của mình, việc của mình cũng là việc của bạn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2002)
Trạng thái tu luyện của mỗi người có thể ảnh hưởng đến những người khác và tiến trình Chính Pháp. Vì thế, không kể chúng ta làm gì thì chúng ta nên nghĩ cho người khác trước và cả chỉnh thể. Chỉ bằng cách này thì chúng ta mới có thể hình thành một chỉnh thể vững chắc.
Trong hạng mục thì công việc của tôi là đưa vật liệu đến những điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng Đại Pháp và sau đó thì mang những tài liệu này đến cho các học viên. Tôi rất chú trọng vấn đề an toàn. Những nơi này có thể là tiêu điểm cho tà ác. Tôi thường đến những nơi này vì thế tôi phải chú ý đến an toàn. An toàn cho bản thân tôi không chỉ là việc riêng của tôi mà còn liên quan đến an toàn của các học viên khác và của cả chỉnh thể. Vì tôi là một phần trong chỉnh thể, tôi phải có trách nhiệm cho toàn chỉnh thể.
Một vài học viên không nghiêm túc chú trọng vấn đề an toàn. Ví dụ họ mang theo điện thoại di động đến các nhóm học Pháp. Sư phụ đã giảng về vấn đề điện thoại di động nhiều lần rồi, nhưng họ không chiểu theo Pháp. Đây là vấn đề tâm tính, và họ không hoàn toàn hiểu Pháp. Họ không coi điểm học Pháp như một chỉnh thể và không quan tâm đến an toàn của người khác. Họ chỉ quan tâm đến sự tiện lợi cho bản thân mà thôi.
Tôi cũng cố gắng hết sức để bảo vệ các đồng tu. Có lần tôi đèo hai học viên bằng xe máy của mình để đi phát tài liệu, một nam và một nữ. Chúng tôi đến một khu thương mại. Hai người phát tài liệu hai bên phố còn tôi thì lái xe chầm chậm ở giữa.
Đột nhiên, học viên nam bị phát hiện đang phát tài liệu, và cảnh sát cố bắt được anh ấy. Anh ấy nhảy lên sau xe tôi và tôi lái vút đi. Một vài người hét lên phía sau lưng chúng tôi: “Hai người trên xe máy đang chạy đi rồi. Bắt lấy chúng!” Nhưng họ đã quá trễ, và chúng tôi đã chạy đến nơi an toàn. Tôi lo lắng cho vị học viên nữ kia, vì thế tôi bảo vị học viên nam trốn đi còn tôi lái ngược lại để tìm cô ấy.
Trên đường, một cảnh sát đang lái xe máy đã chặn tôi lại và nhìn tôi một hồi lâu. Nhưng vì tôi đi một mình và lại đang đi hướng ngược lại nên anh ấy đã để cho tôi đi. Tôi tìm thấy vị học viên nữ kia và chúng tôi đến gặp vị học viên nam. Ba chúng tôi về nhà bằng xe máy. Một xe cảnh sát đã chặn chúng tôi và hỏi chúng tôi đến từ nơi nào và chúng tôi đang làm gì ở đây. Chúng tôi trả lời không hề sợ hãi, nói rằng chúng tôi đến từ quận gần đó. Một cảnh sát nói với một cảnh sát khác. “Không phải họ đâu. Họ có ba người chứ không phải hai.” Vì thế họ đã để cho chúng tôi đi.
Nếu tôi để học viên vữ kia ở lại và đi trên đường với vị học viên nam kia thì có thể chúng tôi đã bị bắt rồi. Vì thế bảo vệ các đồng tu là đang bảo vệ chính chúng ta.
Một lần khác, một vài học viên và tôi đã chuyển lài liệu từ điểm sản xuất đến một nơi khác vì một vài học viên đã nghi ngờ rằng cảnh sát đang theo dõi điểm đó. Khi tôi bê tài liệu ra ngoài, tôi nhìn thấy một người đàn ông đang nhìn tôi và chụp ảnh. Tôi cảnh giác ngay lập tức và chạy đi. Tôi tự nhủ: nếu ông đó đúng là cảnh sát thì các học viên ở bên trong đang gặp nguy hiểm rồi. Tôi phải báo cho họ mới được. Mặc dù nguy hiểm nhưng tôi phải bảo vệ đồng tu. Vì thế tôi chạy theo đường khác đến điểm sản xuất và bảo các học viên rời đi.
Chỉ sau đó một chút thôi, xe ô tô cảnh sát đã đến và mang mọi thứ ở điểm sản xuất đi. May thay không học viên nào bị bắt. Bảo vệ các đồng tu có thể đảm bảo được an toàn cho cả chỉnh thể. Nhờ sự việc này nên tôi được các học viên tin tưởng và tất cả bọn họ đều thích phối hợp với tôi.
Tôi thường gặp khó khăn khi cố gắng phát tài liệu Đại Pháp. Có thể trời mưa, hoặc thỉnh thoảng khi tôi đến nhà một học viên thì không có ai ở nhà để nhận tài liệu như đã hẹn trước. Sau đó tôi phải quay lại lần nữa. Vợ tôi phàn nàn khi điều này xảy ra. Tôi bảo cô ấy: “Họ làm việc rất vất vả để cứu người. Có thể họ phải rời khỏi nhà hoặc có thể họ quá mệt và ngủ quên mất. Chúng ta nên nghĩ cho họ.” Công việc của tôi là phục vụ các học viên. Tôi không bao giờ than phiền khi họ nhờ tôi đi, thậm chí ngay cả khi họ có thể tự làm điều đó.
Nhiều đồng tu rất tự hào về việc cứu người của họ. Điều này cũng là bình thường, nhưng tôi không có cảm giác đó. Không phải là do tôi không xem nó như một công việc thần thánh. Khá là ngược lại; vì nó rất thần thánh, tôi cần phải cẩn thận và bình tĩnh khi làm việc này. Tôi phải có trách nhiệm đối với điều tôi làm. Nhờ mọi người đều cố gắng hết sức nên điểm của chúng tôi hoạt động rất suôn sẻ.
Tôi vẫn còn nhiều tâm chấp trước và quan niệm người thường. Đôi khi tôi buông lơi. Nhưng tôi tin rằng dưới sự dẫn dắt và bảo hộ của Sư phụ và sự giúp đỡ của các học viên khác, tôi sẽ ngày càng tinh tấn hơn cho đến khi viên mãn.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/30/415808.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/25/191116.html
Đăng ngày 13-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.