Bài viết của Nghê Thần, phóng viên báo Minh Huệ ở Vancouver, Canada

[MINH HUỆ 28-01-2021] Có một cuốn sách được hàng triệu người trên toàn thế giới đã và đang đọc. Điều gì đã khiến cuốn sách này trở nên đặc biệt? Cô giáo Lâm Lỗi đã suy ngẫm về câu chuyện của mình và giải thích cuốn sách đặc biệt này đã thay đổi cuộc đời của cô như thế nào.

2659cc5eca990a7471935c4f568e2496.jpg

Cô Lâm

Từ nhỏ cô Lâm đã là một cô bé có tài năng thiên bẩm. Cô từng đạt giải ba cuộc thi múa, hát các cấp quốc gia. Cô cũng tham gia chơi nhiều môn thể thao. Cô Lâm tốt nghiệp thủ khoa trung học phổ thông. Cô theo học trường nghệ thuật và trở thành giáo viên dạy nhạc.

Cách đây 10 năm, cô Lâm di cư đến Canada cùng gia đình. Vì phải chăm sóc cho hai con nhỏ nên cô quyết định mở nhà trẻ tại nhà.

Bạn của cô Lâm đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho cô. Bạn của cô từng bị trầm cảm nhưng đã khỏi bệnh sau khi tu luyện.

Lúc đầu, cô Lâm không nghĩ gì nhiều về môn tu luyện này, nhưng sau một tháng cô chợt nhớ đến nó. Cô lên trang Minh Huệ để tìm các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp và video hướng dẫn luyện công. Các bài công pháp rất đơn giản, nên cô Lâm quyết định tu luyện.

Phúc báo từ Pháp Luân Đại Pháp

Cô Lâm bị đau lưng do di chứng từ những ngày còn đi múa, và những lần mang thai cơn đau càng dữ dội hơn. Đôi khi cổ và lưng của cô cứng đến mức cô không thể cử động được. Cô cũng bị chứng đau nửa đầu. Tất cả những triệu chứng này đều đã biến mất sau khi cô Lâm bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Người bạn đồng tu của cô Lâm đã giải thích rằng những bài giảng là một phần chính của môn tu luyện này, vì thế cô Lâm đã đọc cuốn Chuyển Pháp Luân của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

Khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên, cô Lâm nghĩ cuốn sách hay. Tuy nhiên cô không hiểu được một số ý nghĩa sâu xa, ví dụ như, “tịnh hoá thân thể” là gì? (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Một tuần sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô Lâm bắt đầu bị ho. Chất đờm mà cô ho ra trông giống như những miếng bông gòn. Điều kỳ lạ là cô chỉ ho vào ban đêm chứ không ho vào ban ngày khi cô phải làm việc. Cơ thể của cô cảm thấy nhẹ nhàng sau khi cơn ho biến mất. Cô gặp chút khó chịu trong quá trình tịnh hóa thân thể. Khi mọi chuyện kết thúc, cô cảm thấy khỏe hơn trước. Đây là lần đầu tiên cô biết đến vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.

399a15da5abbb9866710d4d477f9b74e.jpg

Cô Lâm đang luyện bài công pháp thứ năm, ngồi đả tọa

Trở thành người chu đáo

Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô Lâm nghĩ mình là một người tốt. Bạn bè và gia đình của cô cũng rất xem trọng cô.

Nhờ đọc Chuyển Pháp Luân, cô Lâm học được ý nghĩa của việc trở thành một người tốt hơn, một người hoàn toàn vị tha. Ví dụ như, cô Lâm tự nhìn lại bản thân bất cứ khi nào có xung đột. Cô tập trung vào những khuyết điểm của bản thân thay vì những khuyết điểm của người khác.

Cô Lâm thừa nhận rằng ngay từ đầu, cô không biết phải làm thế nào để hướng nội — mãi cho đến một ngày kia, sau khi cô và chồng cãi nhau. Không ai nhường ai. Sau đó, cô Lâm đột nhiên nhận ra rằng hướng nội nghĩa là tự xét lại những khuyết điểm của bản thân. Cô Lâm nghĩ và thấy rằng gần đây mình đã quá tập trung nghĩ cho bản thân và không ngó ngàng gì đến chồng mình.

Cô Lâm nói: “Sư phụ yêu cầu chúng ta trở thành một người biết nghĩ đến người khác và trở nên vị tha. Lẽ ra, tôi phải quan tâm và thấu hiểu chồng mình hơn.

“Ví dụ như, trước đây tôi chỉ lo lắng về việc bọn trẻ sẽ ăn gì khi tôi đi siêu thị. Sau này tôi dần thay đổi. Tôi bắt đầu nghĩ xem chồng mình sẽ thích ăn gì. Bây giờ, tôi mua thức ăn mà mọi người thích ăn… Tôi dành thời gian để nói chuyện với anh ấy và hỏi thăm về công việc của anh.”

Mối hận thù và hiểu lầm trước đây của họ đã được giải quyết.

Chồng của cô Lâm rất ngưỡng mộ cô, nhưng anh không tự tin rằng liệu mình có thể đáp ứng được những yêu cầu như trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân hay không, vì anh vẫn chưa bắt đầu tu luyện. Nếu anh nghe thấy bất kỳ ai đó đưa ra những nhận xét tiêu cực (người Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của chính quyền cộng sản), anh ấy liền nói với họ rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt.

Việc tu luyện của cô Lâm cũng ảnh hưởng đến các con của cô. Cậu con nhỏ của cô tham gia học Chuyển Pháp Luân cùng với những tiểu đệ tử khác trên Internet mỗi ngày. Cháu tự hành xử theo những lời giảng trong Chuyển Pháp Luân.

Ở trường, cháu thường tránh không để xảy ra mâu thuẫn. Cháu không cảm thấy khó chịu khi những bạn học sinh khác chế giễu mình. Lần nọ có một bạn kia chạy và va phải cháu. Mặc dù đau nhưng cháu đã không phàn nàn vì cháu biết rằng người bạn này không hề cố ý làm đau mình. Cháu nói: “Vì mình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên mình biết cái gì nên hay không nên làm.“

“Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn là kim chỉ nam trong đời sống của cô Lâm. Lòng tốt và sự hào phóng của cô không chỉ tác động tích cực đến các thành viên trong gia đình mà còn thay đổi những người từng có thành kiến với Pháp Luân Đại Pháp. Hàng xóm của cô Lâm từ Mỹ chuyển qua Canada sống cũng rất ngạc nhiên khi biết rằng cô Lâm đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Khi hai gia đình tiếp xúc với nhau, họ đã trở thành bạn bè. Một ngày nọ, người hàng xóm nói với cô Lâm: “Tôi từng có một số suy nghĩ tiêu cực về Pháp Luân Đại Pháp … nhưng sau khi thấy cách bạn cư xử và đối đãi với người khác, quan điểm của tôi đã thay đổi.”

Dạy cho những đứa trẻ cách sống

Cô Lâm quan tâm đến tương lai của các học sinh nên đã áp dụng các nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn trong công việc của mình.

Bên cạnh các chương trình giảng dạy mầm non như thủ công, vẽ và toán cơ bản để chuẩn bị cho trẻ vào tiểu học, cô Lâm còn chú ý đến hành vi và kỹ năng xã hội của trẻ.

Ví dụ, một số trẻ thích chạy lăng quăng trong giờ ăn. Cô Lâm dạy chúng cách cư xử đúng mực trên bàn ăn như: để hai chân ngay ngắn xuống sàn, đẩy ghế đến sát mép bàn nếu không thì thức ăn có thể rơi trên đùi hoặc trên sàn. Chúng ta không nên lãng phí thức ăn, và chỉ lấy những gì chúng ta có thể ăn và ăn hết. Cô Lâm còn khuyến khích các cháu ôm tạm biệt cha mẹ mỗi sáng và vẫy tay chào cô giáo và bạn bè khi được bố mẹ đón về vào buổi chiều.

Cô nói: “Tôi dạy bọn trẻ bằng lòng từ bi. Tôi không ép buộc chúng. Tôi nhẹ nhàng giải thích cho chúng nghe điều chúng nên hay không nên làm, và phân biệt đúng sai.”

Những câu chuyện giáo dục về lòng từ bi

Cô Lâm đã dạy các cháu về lòng từ bi thông qua những câu chuyện. Cách giải thích của cô về những câu chuyện thời thơ ấu đã thay đổi sau khi cô Lâm trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp, vì cô đã tìm thấy ý nghĩa sâu sắc hơn trong chúng.

Cô nói: “Lấy ví dụ như câu chuyện ‘Goldilocks và ba chú gấu’. Hầu hết độc giả đều xem câu chuyện này như một cách để dạy trẻ khái niệm lớn, vừa và nhỏ các kích thước khác nhau của các con gấu, những chiếc giường và những chiếc bát. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện và đọc lại cuốn sách này, cách hiểu của tôi đã thay đổi. Tôi cùng các em phân tích câu chuyện … Có nên cho bé gái vào nhà khi chưa được phép không? ‘Không’ bọn trẻ đáp. Chúng ta có thể ăn thức ăn của người khác mà không hỏi không? ‘Không’ bọn trẻ đáp. Cô bé chạm vào thức ăn của gấu, cô ấy cũng ăn hết cháo của gấu con. Giờ thì sao? ‘Gấu nhỏ không có gì để ăn, nó sẽ bị đói,’ các cháu đáp.“

Thông qua những câu chuyện được kể, các em học được cách cư xử đúng mực. Các cháu cũng học được khái niệm về lòng nhân ái.

Dạy trẻ giải quyết mâu thuẫn bằng từ bi

Cô Lâm nói rằng một bộ phim hay có thể chỉ cho chúng ta cách thích hợp để giải quyết những vấn đề và sống hoà thuận cùng người khác. Tuy nhiên, nhiều trẻ em chỉ học cách đánh nhau và cạnh tranh với những trẻ khác qua việc xem các chương trình truyền hình và phim ảnh. Một số học sinh đã mang hành vi này đến nhà trẻ. Cô giải thích rằng hành vi này không được phép ở trường của cô.

Pháp Luân Đại Pháp có đề cập đến quan hệ giữa mất và được. Cô Lâm cũng đã kết hợp khái niệm này vào việc giảng dạy của mình. Cô nói với các học sinh của mình rằng khi ai đó nói những lời gây tổn thương hoặc đánh người khác, một khối vật chất trắng đẹp sẽ rời khỏi cơ thể của người ấy và chạy qua thân của người kia. Vật chất màu trắng từ cơ thể của chúng ta vô cùng quý giá. Vậy thì tại sao người bị tổn thương lại nhận được nó? Là do người ấy bị đau hoặc bị tổn thương, mặc dù bị đau nhưng người ấy không đánh lại. Khi chúng có bất đồng ý kiến với nhau, các học sinh của cô thường nói “con muốn vật chất trắng, chứ không phải vật chất đen (nghiệp).”

Đôi khi các cháu còn mách với cô Lâm rằng ở nhà cha mẹ của các cháu đã cãi nhau. Cô Lâm nói với các cháu rằng: “Các con cũng có thể nói với cha mẹ rằng cha mẹ đừng nên khó chịu với nhau nữa mà hãy yêu thương nhau.”

Cô nói: “Pháp Luân Đại Pháp dạy chúng ta từ bi, lòng từ bi có sức mạnh… chỉ có lòng từ bi mới có thể cải biến mọi thứ – thù hận sẽ không làm được điều đó.“

Dưới sự hướng dẫn của cô Lâm, các cháu đã học được cách giải quyết vấn đề bằng thiện niệm.

Có lần một học sinh lớn tuổi muốn chơi với hai bé gái nhỏ hơn, nhưng các bé gái không muốn chơi với em. Bé gái lớn hơn tỏ ra khó chịu và nhờ cô Lâm giúp đỡ.

Cô Lâm nói: “Con sắp đi học trường mẫu giáo rồi, con sẽ làm gì nếu điều này lại xảy ra?”

Cô bé nghĩ về điều đó và nói với hai cô bé nhỏ tuổi hơn “Chị rất muốn chơi với hai em, chúng ta hãy chơi trò chơi nhé.” Hai cô bé kia vẫn không chịu chơi cùng cô bé. Không chịu bỏ cuộc, cô bé lớn mang sách đến cho hai em và cố gắng dạy chúng vẽ. Cuối cùng ba cô bé đã chơi vui vẻ với nhau.

Cô Lâm khen ngợi cô bé lớn hơn và nói: “Con thật tuyệt!” Cô Lâm đã nói với mẹ của bé về điều đó: “Con gái của chị đã tự giải quyết được một tình huống khó khăn… cô bé sẽ không gặp vấn đề gì khi lên mẫu giáo.”

Thành tích nhờ thực hành Pháp Luân Đại Pháp

Những đứa trẻ rất yêu mến cô Lâm. Chúng đã cư xử rất tốt trong trường của cô. Có một gia đình kia nói rằng cô Lâm đã biến đứa trẻ nghịch ngợm của họ thành một đứa trẻ thân thiện và thích học hỏi. Họ rất vui vì cô Lâm là giáo viên của con họ.

“Những đứa trẻ ở trong trường của cô cư xử rất tốt! Chúng nói chuyện rất dễ thương và không đánh nhau,” một phụ huynh nhận xét. “Con tôi ở nhà nghịch quá, tôi không biết phải làm gì với nó nữa,” một phụ huynh khác nói.

Cô Lâm nói với họ rằng bọn trẻ đã thay đổi nhờ Pháp Luân Đại Pháp. Cô đưa cho cha mẹ các cháu trang web của Pháp Luân Đại Pháp để họ có thể tìm hiểu thêm về môn tu luyện.

Cô Lâm gợi ý: “Nếu các cháu không ngủ được vào ban đêm, các chị có thể cho chúng nghe nhạc trên trang web Minh Huệ. Các bản nhạc rất hay và nhẹ nhàng.”

Để tỏ lòng biết ơn, một số phụ huynh đã mua quà tặng cho cô Lâm. Cô nhẹ nhàng từ chối họ và nói: “Pháp Luân Đại Pháp đã dạy chúng tôi về quan hệ được mất, do đó, tôi không nhận quà. Tôi sẽ giữ tấm thiệp cảm ơn của các anh chị, nhưng hãy giữ lại món quà. Các anh chị đã trả phí giữ trẻ rồi.”

Cô Lâm tin rằng tất cả những thành tựu của cô đều đến từ Pháp Luân Đại Pháp.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/28/418881.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/2/190224.html

Đăng ngày 08-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share