Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Úc

[MINH HUỆ 06-02-2021] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc vào năm 2017. Trước khi chuyển đến Sydney, tôi không biết bất kỳ học viên nào khác ngoại trừ vị bác sĩ và vợ ông, người đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho tôi. Tôi không học Pháp hay luyện công cùng các học viên khác. Ba tháng sau, tôi bắt đầu tu luyện, con gái nhỏ của tôi, chồng tôi và mẹ tôi cũng bắt đầu tu luyện.

Con gái lớn của tôi lúc đầu không tham gia luyện cùng chúng tôi. Tôi có hai con gái sinh đôi. Sức khỏe của cô con gái bé rất kém. Tôi cũng từng gặp khó khăn trong việc hồi phục sức khỏe sau sinh, vì vậy con gái lớn đã được gửi đến nhà của người thân khi chưa đầy hai tuổi.

Con gái lớn trở về với tôi khi cháu được năm tuổi. Mặc dù còn rất nhỏ nhưng khi nhìn thấy em gái, cháu cảm thấy cháu bị đối xử bất công và đã khóc cả ngày. Có một trường mẫu giáo nội trú về văn hóa truyền thống ở khu dân cư lân cận, vì vậy chúng tôi đã gửi cháu đến đó.

Hai chị em cháu bị tách ra khi vào lớp một tiểu học vì em gái học trường công lập.

Bé lớn học ở trường nội trú đã học thuộc vài cuốn sách về văn hóa truyền thống Trung Quốc. Do gặp vấn đề về cảm xúc và thường xuyên khóc, cháu đã mắc bệnh chàm nặng và toàn bộ cơ thể bị ngứa ngáy. Cháu đã thử nhiều cách chữa trị bằng Trung y và Tây y nhưng đều vô ích.

Tôi nghĩ tu luyện có thể giải quyết căn bệnh mãn tính của cháu (tất nhiên, tôi biết tu luyện không phải để chữa bệnh). Tôi nói với cháu: “Con mắc bệnh chàm vì con hay ghen tị với em gái mình. Nếu con đọc thuộc lòng mục ‘Tâm tật đố’ trong Chuyển Pháp Luân, vết chàm của con có thể biến mất.”

Cháu chỉ mới bảy tuổi, vì vậy tôi đã cùng cháu đọc sách Chuyển Pháp Luân trong ba ngày. Sau đó, cháu bắt đầu tự đọc sách.

Vết chàm của cháu mắc phải trong hai năm đã biến mất sau khi cháu học thuộc Pháp. Tôi tin chắc rằng học thuộc Pháp rất quan trọng. Sau đó, tôi và cháu đã đọc thuộc lòng các tập Hồng Ngâm và một số đoạn Pháp trong sách Chuyển Pháp Luân.

Tình huống thay đổi mang lại cơ hội tu luyện mới

Cả gia đình tôi chuyển đến Sydney, Úc vào đầu năm 2019. Tôi bận rộn với việc ổn định cuộc sống và thu xếp cho con đi học. Khi bắt đầu tham gia học Pháp nhóm hàng tuần ở địa phương, tôi thấy các học viên địa phương không học thuộc Pháp. Tôi đã thử học thuộc Pháp cùng các con gái của mình một vài lần, nhưng chúng tôi chỉ đọc được năm hoặc sáu trang và sau đó dừng lại.

Tháng 5 năm 2020, tôi bắt đầu tham gia vào nền tảng gọi điện giảng chân tướng cho người dân ở Trung Quốc, và tôi đã bắt đầu học thuộc Pháp cùng nhóm học viên. Tôi đã học thuộc lòng Chuyển Pháp Luân được ít nhất một lần kể từ đó. Thực ra tôi không thể hoàn toàn học thuộc cả cuốn sách. Nhưng đọc Chuyển Pháp Luân hơn 20 lần cùng học viên khác giúp tôi hiểu Pháp hơn. Đối với một số đoạn Pháp dài, việc đọc đi đọc lại nhiều lần giúp tôi ngộ ra các Pháp lý ở mỗi tầng thứ trong cuốn sách. Tôi nhận thấy rằng việc học thuộc Pháp của tôi đã khởi tác dụng tích cực đối với gia đình tôi.

Sau khi sống ở Sydney được một năm, cuộc sống của chúng tôi đã ổn định – nhưng dường như việc tu luyện của chúng tôi bắt đầu đình trệ. Khi các con của tôi hòa nhập với môi trường ở trường, tôi thấy rằng chúng rất khó chú tâm học Pháp. Chúng ít nghiêm túc luyện công hơn và ngày càng quan tâm hơn đến những việc của người thường.

Suy nghĩ của chồng tôi về cách giáo dục con cái khác với suy nghĩ của tôi. Anh cảm thấy trẻ nhỏ vẫn còn một chặng đường đời dài phía trước, và chỗ đứng trong người thường là rất quan trọng.

Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất là khích lệ chúng hình thành thói quen suy nghĩ và đối đãi với các vấn đề như người tu luyện vì chúng tu luyện Đại Pháp. Chồng tôi luôn nghĩ rằng chúng còn nhỏ và quá khó để tuân theo các nguyên lý của Đại Pháp. Anh cũng nhấn mạnh rằng chúng tôi trước hết phải tuân theo các quy tắc của anh trong nhà.

Quan niệm người thường của chúng tôi cũng đổ thêm dầu vào lửa – điều này khiến tôi và chồng tranh cãi mà không giải quyết được vấn đề của con cái. Chúng tôi sẽ tức giận vì cảm thấy bọn trẻ không trân quý cơ hội tu luyện này. Chúng tôi thậm chí đã nghĩ đến việc phạt chúng. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài. Sư phụ giảng:

“…điều gì không phù hợp với quan niệm cá nhân của họ là [họ] bực bội khó chịu.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đột nhiên ngộ ra khi học thuộc câu Pháp này trong Chuyển Pháp Luân. Tôi không nên nổi giận khi chồng tôi và con không đúng ý mình. Nếu vấn đề không thể được giải quyết bằng trí huệ, tôi nên gạt nó sang một bên. Thay vào đó, tôi nên tập trung vào làm ba việc. Ngay sau khi có niệm này, tôi cảm thấy nhẹ nhõm và thân thể nhẹ nhàng hơn.

Để ngộ tốt nội hàm sâu hơn của Pháp, nhóm chúng tôi đã học thuộc Pháp từng đoạn từng đoạn. Khi mới gia nhập nhóm học viên và bắt đầu học thuộc lòng, tôi cảm thấy mình không thể bắt kịp những học viên khác. Con gái lớn của tôi muốn cùng chúng tôi học thuộc Pháp. Tôi rất vui và quyết định tiếp tục đọc thuộc lòng.

Mùa đông ở Úc kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Con gái của tôi học thuộc Pháp 40 phút trước khi đi ngủ. Cháu xem lại phần mình đã học thuộc một vài lần vào sáng hôm sau. Cháu tiến bộ rất nhanh vì trẻ nhỏ thường có trí nhớ tốt hơn. Dần dần tâm tính của cháu được đề cao. Bất cứ khi nào cháu và em gái tranh cãi, cháu đều nhường em gái mình. Cháu vui vẻ làm việc nhà. Cháu cũng lịch sự với các bạn cùng lớp trong trường.

Đầu tháng 10, khu vực của chúng tôi bước vào mùa hè. Cháu phải đi học vào buổi sáng và không thể học thuộc Pháp cùng chúng tôi được nữa. Thấy những thay đổi tích cực của cháu, chồng tôi bắt đầu học thuộc Pháp vào cuối tháng 10. Anh thậm chí còn mua một chiếc máy tính xách tay để tham gia. Hiện anh đã đọc thuộc hai bài giảng trong Chuyển Pháp Luân.

Ban đầu khi tôi nhận ra những lợi ích của việc học thuộc Pháp, tôi muốn chồng tôi đọc thuộc lòng. Tôi đã đề xuất việc này vài lần, nhưng anh không nghe. Anh giúp phân phát báo và những tài liệu khác. Sự thay đổi tích cực của con gái tôi đã khiến anh cảm động.

Hiện nay, cả tôi và chồng đều học thuộc Pháp sau khi con gái chúng tôi đi ngủ vào ban đêm. Tôi cảm thấy anh ít cáu kỉnh hơn và chúng tôi cũng ít cãi vã hơn. Các con gái của tôi hòa thuận hơn.

Việc tu luyện của tôi được đề cao nhờ sự khích lệ của các đồng tu. Gia đình tôi cũng được hưởng lợi. Khi tôi ở quê nhà Trung Quốc, tôi không có đồng tu nào để giao lưu về các vấn đề tu luyện.

Nhưng trong hạng mục gọi điện thoại này, dù không thể gặp mặt trực tiếp nhưng chúng tôi cảm thấy như đang ở bên nhau. Khi tôi buông lơi, các đồng tu khích lệ tôi. Tôi muốn cảm tạ Sư phụ, và tôi thực sự cảm kích những đồng tu trong nhóm này.

Nhiều lần, cùng một đoạn Pháp, tôi có thể có những thể ngộ khác nhau qua mỗi lần đọc thuộc. Trong khi đọc thuộc lòng bài giảng thứ tư trong cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi nói với các con của mình: “Sư phụ dạy chúng ta cách hóa giải mâu thuẫn. Chúng ta phải nhẫn và thiện. Cuối cùng, chúng ta cần cảm tạ đối phương. Ở trường, khi con có mâu thuẫn với bạn cùng lớp, con có thể giải quyết bằng cách này. Khi con bạn có xung đột ở nhà, các con nên nhớ những gì Sư phụ đã dạy.”

“Khi gặp mâu thuẫn kiểu này, chư vị đầu tiên nên phải bình tĩnh, không nên đối xử giống như hắn.”

“Chư vị không những không giống hắn mà tranh mà đấu, mà trong tâm chư vị phải không hận hắn, thật sự không thể hận hắn.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thường nhắc nhở bản thân đối mặt với mâu thuẫn theo cách này.

Khi đọc thuộc Bài giảng thứ bảy trong cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi rất ấn tượng khi Sư phụ đề cập đến việc hút thuốc là một chấp trước và khuyên các học viên nên bỏ thói quen đó.

Chồng tôi hút thuốc đã được gần 30 năm. Mặc dù anh đã bỏ thuốc lá vài năm trước, nhưng chúng tôi đã cãi nhau gay gắt về vấn đề này và những ký ức đau buồn khó có thể quên được. Khi tôi đọc trong cuốn Chuyển Pháp Luân rằng Sư phụ đề cập đến việc chúng ta sẽ có thể bỏ hút thuốc, tôi cảm thấy lực lượng từ bi của Sư phụ đang cứu người khỏi bể khổ.

Sư phụ dạy chúng ta loại bỏ chấp trước bằng chính niệm. Chúng ta không thể nhượng bộ quan niệm của mình và chúng ta cần phải bước ra khỏi [phía] con người. Sau khi ngộ ra được các Pháp lý của Đại Pháp, tôi đã không còn khó chịu vì việc hút thuốc của chồng tôi trước đây.

Một ngày sau khi học thuộc Pháp, con gái của tôi nói: “Mẹ ơi! Trong tiếng Trung, chữ ‘phiền’ () ​trong từ ‘phiền não’ và chữ ‘phàm’ () trong từ ‘phàm nhân’ có cùng cách đọc (​fán).”

Tôi nói: “Đúng rồi. Vì vậy chúng ta là người tu luyện thì nên chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp. Không là người thường thì cũng không có phiền não.”

Tôi thích nghe radio Minghui.org về việc học thuộc Pháp. Tôi ngưỡng mộ các đồng tu kiên trì học thuộc Pháp. Tôi biết mình có nhiều phương diện cần đề cao. Tôi sẽ chăm chỉ để bắt kịp và tiếp tục học thuộc Pháp.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/6/419600.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/1/191185.html

Đăng ngày 07-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share