[MINH HUỆ 24-11-2006]
Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng hơn 7 năm qua, các học viên ở Hồng Giang (Hongjiang), tỉnh Hồ Nam đã chịu nhiều khổ cực vì niềm tin của họ đối với Pháp Luân Công. Đến bây giờ, 5 người trong số họ đã chết vì bị bức hại
1. Bà Triệu Lệ Hoa (Zhao Lihua), 50 tuổi, là giáo viên trường Trung Học số 3 Hồng Giang. Bà bắt đầu tu tập Pháp Luân Công vào năm 1998 và sức khoẻ của bà đã thăng tiến vượt bậc. Học sinh của bà cũng được mở mang truyền đạt sau khi bà bắt đầu tu tập. Từ năm 2000, bà đã bị giam giữ bất hợp pháp nhiều lần chỉ vì bà tin vào Pháp Luân Công. Bà đã bị cảnh sát theo dõi chặt chẽ sau khi bà bị bắt ở Bắc Kinh và bị gửi về cảnh sát địa phương vào năm 2001. Bà bị tống tiền mất hàng ngàn đồng nhân dân tệ để được thả ra, tuy nhiên, bà vẫn mất tự do khi quay về nhà. Một nhân viên cảnh sát liên quan đến cuộc bức hại, Châu Vĩ (Zhoi Wei), là học sinh cũ của bà. Học sinh bức hại một cô giáo thiện lương, thật là thương tâm. Cùng năm đó, nhà bà lại bị lục soát và sách Đại Pháp của bà bị cảnh sát lấy mất, làm bà suy sụp. Bà đã tuyệt thực phản đối bức hại vào năm 2003 và đã qua đời.
2. Bà Ngu Vịnh Tô (Yu Yongsu), 50 tuổi, công nhân về hưu của Nhà máy Giấy Hồng Giang. Bà bắt đầu tu tập Pháp Luân Công vào năm 1998, nhờ tu luyện, các bệnh tật của bà biến mất, thân thể khoẻ mạnh. Vào năm 2002, các nhân viên tà ác từ Phòng 610 địa phương đã đến nhà bà ép bà nộp sách Đại Pháp. Khi bà từ chối, chúng bắt đầu khám nhà bà. Con trai bà quá sợ hãi nên đã đưa sách cho chúng. Bà đã sống dưới áp lực đè nặng sau khi bị lấy mất sách, các bệnh cũ tái phát. Bà đã mất sau 3 ngày sau đó.
3. Cụ ông Lư (Lu), 70 tuổi, quốc tịch Đài Loan, sau khi về hưu đã quay trở về quê nhà ở Hồng Giang để dưỡng lão. Sau khi ông bắt đầu tu tập Pháp Luân Công vào cuối năm 1997, ông không cần sử dụng gậy chống mà ông đã dùng trong nhiều năm trời, tóc ông đã bắt đầu đen trở lại. Sức khoẻ cường tráng như thời trẻ. Khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, ông đã sợ hãi không dám tiếp tục tu luyện sau khi nhìn thấy nhiều học viên xung quanh ông đã bị bắt. Các bệnh cũ tái phát và ông đã qua đời vào năm 2001.
4. Ông Ngu Học Dung (Yu Xueyong), 60 tuổi, công nhân về hưu của Nhà máy Giấy Hồng Giang. Ông bắt đầu tu tập Pháp Luân Công vào năm 1998 và đã lấy lại được sức khoẻ. Ông đã có thể lại làm việc nặng và cảm nhận Đại Pháp là tốt từ đáy lòng mình. Ông đã sợ Trung Cộng trong 1 thời gian dài, đặc biệt là từ khi cuộc bức hại bắt đầu. Ông bị ép giao nộp sách Đại Pháp, bị áp lực từ nơi làm việc, ông đã qua đời vì đột quỵ vào đầu năm 2001.
5. Bà Châu Cúc Anh (Zhou Juying), 49 tuổi, sau khi tu tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998, sức khoẻ của bà đã tốt trở lại sau nhiều năm bị đau dạ dày cùng nhiều bệnh tật khác. Khi cuộc bức hại bắt đầu, chính quyền địa phương đã cố ép bà tin rằng bệnh viện đã chữa trị cho bà khỏi bệnh bằng những lời giả dối, nhưng bà đã không nghe. Ác cảnh Châu Vĩ (Zhou Wei) đã treo bà lên 1 cái thang suốt một đêm, làm bà hầu như không còn tỉnh táo. Cảnh sát thả bà ra vì sợ bà có thể chết, nhưng chúng vẫn thường xuyên đến quấy rầy và đe doạ bà sau đó. Bà Châu đã qua đời vào ngày 19 tháng 9 năm 2006.
Ngày 23-9-2006
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/11/24/143141.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/12/8/80664.html
Đăng ngày 9-12-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.