Bài viết của Tùng Bách
[MINH HUỆ 10-02-2021] Đại dịch COVID-19 đã lấy đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người trên thế giới (con số này chưa bao gồm Trung Quốc vì không thống kê được con số thực tế ở quốc gia này). Nhiều người đang hy vọng rằng vắc-xin sẽ cứu được họ, nhưng để tất cả mọi người trên thế giới đều được tiêm vắc-xin thì sẽ phải mất nhiều năm, trong khi virus vẫn tiếp tục biến đổi. Vậy có lối thoát an toàn nào cho nhân loại ngoài vắc-xin hay không?
Nhiều tôn giáo tin rằng Đấng Tạo Hóa sẽ trông coi con người. Là con người mà nói, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta không nên từ bỏ hy vọng.
Trung Quốc có câu thành ngữ: “Thiên vô tuyệt nhân chi lộ (Trời không tuyệt đường người).” Nhiều người lại lý giải câu này rằng chỉ cần con người chúng ta có ý chí và quyết tâm thì cuối cùng sẽ thành công.
Tuy nhiên, quan điểm này đã bỏ sót một điểm quan trọng: Con người chúng ta nếu muốn được cứu, thì trước tiên ý chí của chúng ta cần phù hợp với ý muốn của Thần, tức là thuận theo Thiên ý. Nếu không, liệu Thần có còn ban phúc cho chúng ta khi chúng ta đi ngược lại với Ông?
Một vài câu chuyện của Trung Quốc đã cho thấy Thần giải quyết thảm họa cho con người như thế nào.
Gia đình một nhà sư được cứu nhờ lời cầu nguyện thành kính
Một cuốn sách Trung Hoa cổ có kể một câu chuyện vào năm 1196 (thời nhà Tống) rằng: Ở một gia đình giàu có ở Đông Nam Trung Quốc, một hôm mọi người trong nhà đột nhiên đổ bệnh. Hai người con trai lần lượt qua đời. Một số gia nhân đã chết. Người cha, người mẹ đều nằm liệt giường. Những người hàng xóm đến thăm hoặc mang thức ăn đến cho họ cũng đổ bệnh và qua đời. Thế là, ngay cả những người thân nhất của họ cũng không dám đến nữa.
Gia đình này có một người con trai khác là nhà sư. Sau khi hay tin về thảm kịch, ông đã mời các nhà sư khác trong chùa đến tụng kinh niệm Phật cho gia đình. Bản thân nhà sư 20 tuổi này trên đường trở về nhà thì mỗi bước đi đều cúi lạy Phật.
Màn sương quỷ dị đã được xóa tan khi nhà sư này về đến nhà. Sau khi ông ngồi xuống giữa nhà, một con rắn khổng lồ đã lao ra từ phòng của cha mẹ đang bị bệnh. Các nhà sư khác khiếp hãi. Họ ngồi thiền và bắt đầu tụng kinh Phật. Sau khi họ tụng kinh xong, con rắn húc đầu vào khung cửa vài chục lần rồi chết.
Gia đình này lập tức khỏi bệnh.
Hình phạt cho việc phá hủy tượng Phật
Một cuốn sách cổ khác đã ghi lại một câu chuyện kể về một gia đình đã bị trừng phạt như thế nào vì phá hủy một bức tượng Phật.
Một cửa hàng bán trầm hương ở Đông Nam Trung Quốc đã mua một bức tượng Quan Âm làm bằng gỗ đàn hương. Gia đình chủ cửa hàng này đã bàn tính kế hoạch đập bức tượng ra để làm nhang đàn hương, như thế họ có thể bán được nhiều tiền.
Một gia nhân nghe thấy đã khuyên can họ không nên làm điều đó.
Con rể của chủ tiệm này đã mắng anh ta rằng: “Ngươi chỉ là đầy tớ. Hãy cứ theo lệnh mà làm.”
Ngày hôm sau, một đứa trẻ sáu tuổi cùng phụ thân đi ngang qua cửa tiệm. Đứa trẻ liền hỏi cha: “Ngôi nhà kia sao lại bị dán đầy giấy niêm phong đỏ như vậy ạ?”
Người cha không nhìn thấy gì cả nên đã phớt lờ câu hỏi của con trai.
Tối hôm đó, cửa hàng trầm hương gặp hỏa hoạn. Cả gia đình bị thiêu chết. Nhưng ngạc nhiên thay, ngọn lửa chỉ thiêu rụi ngôi nhà đó mà không cháy lan sang những nhà xung quanh.
Người con rể đã cố gắng thoát ra từ cửa sổ tầng trên nhưng bị vật gì đó chặn lại nên cũng qua đời. Còn người gia nhân cố gắng ngăn cản họ, sáng hôm xảy ra hỏa hoạn lại được mời đến giúp đỡ tạm thời cho một cửa hàng trầm hương khác và do đó anh này vẫn an toàn.
Tại sao Thần lại để nhân loại đối mặt với virus COVID-19?
Những câu chuyện này nhắn nhủ chúng ta rằng Thần sẽ cứu giúp những người tôn kính Thần và trừng phạt những kẻ đối nghịch với Thần. Người ta có thể nhận ra thêm rằng, là con người, nếu nguyện vọng của chúng ta phù hợp với ý muốn của Thần, thì Thần sẽ bảo hộ chúng ta. Nếu chúng ta làm điều ngược lại, Thần sẽ bỏ qua chúng ta hoặc thậm chí là trừng phạt chúng ta.
Lịch sử Trung Hoa truyền thống từ lâu đã tin rằng đại dịch là một phương thức mà Thiên thượng dùng để trừng phạt con người vì hành vi sai trái của họ. Những hoàng đế biết ăn năn hối lỗi đều có thể giúp chấm dứt thảm họa ở đất nước của họ.
Vào thời Trung cổ, khi Cái Chết Đen lan tràn, Vua Edward III của Anh đã truyền lệnh cho các giám mục rằng bệnh dịch là sự trừng phạt từ Chúa trời và mọi người nên thành tâm sám hối.
Đại dịch COVID-19 bắt đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc là lời cảnh báo và là cơn thịnh nộ của Thần đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). ĐCSTQ đã phạm nhiều tội ác và gây ra cái chết của 80 triệu người Trung Quốc kể từ khi lên cầm quyền vào năm 1949.
Tội ác lớn nhất của nó chính là cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện của Phật gia, dẫn dắt con người thăng hoa về mặt tinh thần và tu luyện lên cao tầng. Môn tu luyện lần đầu tiên được truyền ra công chúng vào năm 1992 và trong bảy năm đã thu hút được 100 triệu học viên. Những câu chuyện thần kỳ về hiệu quả chữa bệnh và nâng cao đạo đức của pháp môn này đã được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc.
Ông Kiều Thạch, khi đó là Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc đã tổ chức một cuộc khảo sát trên toàn quốc và trong một báo cáo đã kết luận rằng: “Pháp Luân Công ích nước lợi dân mà không có hại gì.”
Tuy nhiên, người đứng đầu ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân, vì ghen tị trước sự phổ biến của Pháp Luân Công, đã phát động một chiến dịch bức hại đối với môn tu luyện này vào tháng 7 năm 1999. Giang đã ban hành chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” đối với các học viên Pháp Luân Công.
Cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công đã trải qua 21 năm.
ĐCSTQ còn tiến hành thu hoạch nội tạng sống đối với các học viên Pháp Luân Công để buôn bán kiếm lời. Tội ác thu hoạch nội tạng sống này là một hoạt động quy mô lớn trên toàn quốc được hậu thuẫn bởi quân đội và cảnh sát.
Đối với một tội ác phản nhân loại chưa từng có như vậy, làm sao chư Thần có thể không nổi cơn thịnh nộ?
Có người có thể thắc mắc tại sao phần còn lại của thế giới cũng phải hứng chịu rất nhiều từ đại dịch này. Hãy thử đặt một câu hỏi: Thế giới đã hành động thuận theo hay là đi ngược lại với Thiên ý? Nói cách khác, chẳng phải phần còn lại của thế giới trong quá khứ đã dung thứ cho tội ác diệt chủng và tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ, đã hỗ trợ ĐCSTQ về mặt tài chính hay dưới các hình thức khác và đã để cho hệ tư tưởng cùng các chuẩn mực đạo đức rời xa Thần lan truyền trên lãnh thổ của họ hay sao?
Hy vọng cho nhân loại
Thần đã chừa cho nhân loại một lối thoát: cắt đứt quan hệ với ĐCSTQ.
Pháp Luân Công, mục tiêu chủ yếu của cuộc bức hại của ĐCSTQ, đã đưa ra một phương pháp cứu giúp thế nhân ẩn chứa uy lực mạnh mẽ của môn tu luyện, chính là thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”; “Chân Thiện Nhẫn hảo”. (Lưu ý: Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp; Chân-Thiện-Nhẫn là ba nguyên lý của pháp môn này.)
Một bài viết trên Minh Huệ đã giải thích sức mạnh đằng sau câu chân ngôn kỳ diệu này. Những câu chuyện khác đã kể lại những người nhiễm virus COVID-19 đã khỏi bệnh sau khi niệm câu chân ngôn này như thế nào. Trong một gia đình ở Vũ Hán, ba người thân của một học viên đã được cứu bằng cách niệm câu chân ngôn này, nhưng người chú chưa kịp nghe câu chân ngôn đã qua đời.
Trong một bài viết khác trên Minh Huệ, một phụ nữ không tu luyện Pháp Luân Công đã nói với một học viên rằng cả gia đình cô ấy đã thoái ĐCSTQ. Cô ấy nói rằng vì nhiều người trong khu vực của cô ấy đã thoái ĐCSTQ nên họ không gặp thảm họa như các khu vực lân cận. Cô ấy tin rằng họ đã được ban phước.
Trong dịch bệnh, Thần đã chừa một lối thoát cho con người. Hãy thuận theo Thiên ý, tránh xa ĐCSTQ, ngăn chặn cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công cũng như với các tín đồ của tôn giáo khác là cách an toàn để vượt qua.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/10/419618.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/6/191268.html
Đăng ngày 09-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.