Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Úc

[MINH HUỆ 27-02-2021] Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, còn chồng tôi thì không. Gần đây anh ấy đã hỏi tôi: “Tại sao các học viên lại nói Pháp Luân Đại Pháp là tốt?”

Tôi không hiểu ý anh lắm, vì vậy anh nói rõ hơn: “Ý của anh là, từ ‘tốt’ đó chỉ một điều gì đó tốt, nhưng chỉ tốt thôi, chứ không phải là tốt nhất.”

Tôi trả lời, “Chà. Trong tiếng Trung Quốc, họ nói ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ và dịch ra thì là ‘Pháp Luân Đại Pháp là tốt.’”

“Ừ, nhưng tại sao mọi người lại chỉ nói là tốt?”

“Hmmm… đó chỉ là ban đầu thì được dịch như vậy. Hảo có nghĩa là tốt. Pháp Luân Đại Pháp hảo. Pháp Luân Đại Pháp là tốt.”

Chồng tôi hẳn sẽ rất vui khi biết những nhận xét của anh đã thôi thúc tôi viết bài chia sẻ này.

Đầu tiên là một chút thông tin cơ bản:

Pháp Luân Đại Pháp đã rất phổ biến ở Trung Quốc vào những năm 1990, đến mức người ta thường thấy hàng trăm học viên luyện công cùng nhau trong các công viên trên khắp cả nước vào mỗi buổi sáng. Số học viên được cho là đã vượt quá 100 triệu người, nhưng vì trong Pháp Luân Đại Pháp không có cơ cấu hội viên hay tổ chức, nên đây có thể là một sự ước lượng dè dặt. Môn tu luyện chủ yếu được lan truyền qua phương thức khẩu truyền, những cuốn sách được xuất bản thuộc loại rẻ nhất trên thị trường sách cùng loại, và lệ phí để tham gia nghe các bài giảng của Đại sư Lý Hồng Chí (nhà sáng lập) xác thực là thấp nhất trên cả nước. Thực tế những đạo lý này đã bén rễ trong hàng ngàn năm lịch sử Trung Hoa mang lại sự đồng thuận trong tâm người Trung Quốc, những người mà truyền thống tâm linh phong phú của họ gần như đã bị trừ bỏ qua những chiến dịch đẫm máu của chế độ cộng sản suốt nhiều thập kỷ.

Khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, nó thực sự tà ác. Trên khắp Trung Quốc, cảnh sát đã bắt giữ hàng loạt các học viên và họ bị tống vào tù như tội phạm. Họ có tội gì? Họ dám tin rằng Thần đang quản hết thảy mọi thứ, rằng nguyên lý cơ bản của vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn, là chỉ đạo tối cao cho hành vi của con người. Bạn có thể thắc mắc rằng như thế thì có tội gì? Thế thì chính quyền cộng sản đó làm thế nào có thể kiểm soát một người như vậy đây? Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-xít tuyên bố vô thần, trong khi Pháp Luân Đại Pháp lại nói điều hoàn toàn ngược lại. Và có hàng triệu người yêu thích Pháp Luân Đại Pháp, quả đúng là vậy! Đứng trước điều đó, phản ứng của chính quyền cộng sản thật sự tàn bạo.

Tôi chắc rằng thông qua một hình thức hay phương thức nào đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, bạn đã từng nghe điều gì đó về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Bạn có thể đã nghe nói về cuộc bức hại hoặc về bản thân môn tu luyện này từ những học viên tự nguyện tổ chức các hoạt động thông tin trong thành phố của bạn hoặc qua việc xem một bộ phim tài liệu về chủ đề này. Thậm chí có thể bạn đã từng xem các báo cáo truyền thông, và đáng tiếc là có một số báo cáo thậm chí còn phát sóng từng từ từng chữ những “sự thật” thù địch của ĐCSTQ về Pháp Luân Đại Pháp. Nếu bạn chưa từng nghe bất kỳ điều gì trong những điều này, thì faluninfo.net sẽ là một kênh tốt để bạn bắt đầu tìm kiếm thông tin.

Mức độ căm hận của chính quyền cộng sản đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc thật đáng sợ, điều này đã được khẳng định bởi nhiều người đã sống sót qua cuộc bức hại. Năm 2019, Tòa án Trung Quốc [tại London] đã kết thúc cuộc điều tra độc lập của mình nhằm khẳng định rằng tội ác thu hoạch nội tạng thực sự đang diễn ra ở Trung Quốc và các học viên Pháp Luân Đại Pháp là những nạn nhân chính. Tuy nhiên, các học viên vẫn kiên định giữ vững đức tin của họ. Họ vẫn nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Tại Trung Quốc, người dân đã bị mất việc làm, nhà cửa, người thân và cả sinh mệnh vì cuộc bức hại. Trong hoàn cảnh đó, nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo” là một hành động dũng cảm, là sự khẳng định được thúc đẩy bởi niềm tin mạnh mẽ rằng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cần được tồn tại, được truyền thụ và được bảo vệ, cho dù chính quyền của bạn có đồng ý hay không. Trong môi trường mà bức hại đang diễn ra, nếu các học viên và những người không phải là học viên đều lựa chọn nói: “Không, Pháp Luân Đại Pháp không xấu, Đại Pháp là TỐT!” Đó chẳng phải là một hành động dũng cảm sao? Quan trọng hơn nữa, nó giống như một tấm gương phản chiếu thế giới nội tâm của chính người đó, những nguyên lý này cộng hưởng với giá trị cốt lõi của con người, và họ nói lớn – “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Vậy thì, như chồng tôi đã hỏi, tại sao chúng ta dịch “Pháp Luân Đại Pháp hảo” thành “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”?

Tôi đã hỏi một người bạn Trung Quốc của mình về điều này, và anh ấy đã ân cần giải thích rằng giống như hầu hết các từ tiếng Trung khác, chữ hảocũng mang nhiều tầng nghĩa. Hảo có thể được dịch là tốt, tuyệt vời, vỹ đại hay tuyệt diệu, tùy theo ngữ cảnh.

Trong môi trường bị bức hại ở Trung Quốc, khi các học viên Trung Quốc đưa ra cụm từ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, đối với họ, các tầng ý nghĩa trong chữ hảo, đã tự được giải thích đầy đủ, đặc biệt là trong môi trường khủng bố như vậy. Sau đó, khi các học viên Trung Quốc giúp dịch cụm từ này sang tiếng Anh trong những ngày đầu của cuộc bức hại, từ mà họ lựa chọn là “tốt”. “Pháp Luân Đại Pháp hảo” do đó được dịch là “Pháp Luân Đại Pháp là tốt.”

Đối với tôi, một học viên phương Tây, tôi cảm thấy rằng chúng ta đang thiếu một tầng ý nghĩa được truyền tải trong câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo” của tiếng Trung khi chúng ta dịch thành “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”. Phải thừa nhận rằng đó là điều tự nhiên trong dịch thuật. Thật không dễ dàng để nắm bắt các sắc thái của từ gốc và đạt được một sự tương xứng hoàn hảo, đặc biệt là khi có quá nhiều ngữ cảnh gắn liền với một cụm từ. Như tôi đã chia sẻ với chồng mình: “Tất nhiên chúng em nghĩ Đại Pháp là tốt nhất! Chúng em thực tâm muốn nói rằng Pháp Luân Đại Pháp thật vĩ đại! Chúng em muốn nói, “Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời!”

Anh cười đáp: “Phải, phải, anh hiểu rồi. ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo!’ Em biết không anh luôn nói câu này bất cứ khi nào nhìn thấy các học viên.” Khi đó tôi mỉm cười với anh, và bây giờ tôi cũng mỉm cười khi nghĩ về điều đó.

Cho dù chúng ta nói hảo, tốt, vĩ đạihay tuyệt vời, thì ý nghĩ, sự rung động, và mục đích là để khẳng định Pháp Luân Đại Pháp. Nguyên lý cốt lõi của môn tu luyện được thể hiện trong tiếng Trung là Zhen Shan Ren, cũng mang nhiều tầng ý nghĩa mà không thể dịch từng chữ một cách đơn giản. Phần chú giải trong cuốn Chuyển Pháp Luân đã đưa ra giải thích như sau: Zhen (Chân) là chân chính và chân thành; Shan (Thiện) là từ bi, hiền lành, và lương thiện; và Ren (Nhẫn) là khoan dung, điềm đạm, nhẫn nại và nhẫn nhịn.

Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp vượt khỏi ranh giới quốc gia, chủng tộc, văn hóa và tuổi tác. Chúng ta nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” bởi vì chúng ta muốn khẳng định những phẩm chất đó từ bản nguyên sinh mệnh của chúng ta, đây là điều mà dịch thuật ở tầng bề mặt trở nên không thích hợp.

Tại sao mọi người, ngay cả những người không phải là học viên, lại có thể trải nghiệm những lợi ích sức khỏe kỳ diệu từ việc niệm những chữ này? Bí ẩn vẫn chưa được giải thích. Một số người gọi đó là “chín chữ thần kỳ”. Hiện tại, hơn bao giờ hết, tất cả chúng ta đều có thể sử dụng điều gì đó kỳ diệu trong cuộc sống của mình. Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/27/191145.html

Đăng ngày 02-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share