Bài viết của Hiểu Viên  

[MINH HUỆ 23-02-2021] Từ nhỏ đến lớn, tôi không biết mình đã phải trải qua biết bao nhiêu lần đứng xếp hàng. Đi đến cơ quan chính phủ xin công chứng và đóng dấu cũng cần xếp hàng, hàng dài tới mức đứng tê cả chân. Cho nên tôi thường cảm thấy mình được tự do như chim xổ lồng khi được đứng ở phía trên.

Mọi người đã quen thuộc đến nỗi trở thành tự nhiên và Trung Cộng cũng tự nhiên biến thành “thái thượng hoàng” của người dân Trung Quốc. Nó không biết xấu hổ mà nói: “Người Trung Quốc đông đúc, mọi việc khó xử lý. Con cái trong nhà cũng đông, làm cha mẹ thật khó.” Nếu tính toán tỷ lệ quan chức của Trung Cộng so với người dân thì nó dẫn đầu thế giới, nhưng cớ sao chúng ta chưa từng nhìn thấy quan chức đứng chờ xếp hàng bao giờ? Ngược lại, chỉ toàn thấy người dân đứng xếp hàng mà thôi?!

Nếu giở lại lịch sử đứng chờ xếp hàng của người Trung Quốc thì đó là một bộ lịch sử sống động đầy máu và nước mắt của người dân, đồng thời cũng là một bộ lịch sử đầy rẫy tội ác của Trung Cộng. Những người không biết sự thật sẽ khó mà tin nổi.

1. Thập niên 30 ~ 50: Xếp hàng đấu tố địa chủ

Đầu tiên là chọn hàng ngũ, kế đến là xếp hàng. Đây chính là học chính trị xếp hàng dưới thời cai trị của Trung Cộng. Xếp hàng đấu tố địa chủ, đánh tả phái, chửi rủa kẻ thù là biểu hiện của lòng trung thành với cách mạng.

“Đánh cường hào phân chia ruộng đất”, “Người nào có đất đều là cường hào ác bá”. Từ thập niên 20, 30 cho đến thập niên 40, 50, Trung Cộng vẫn luôn mượn danh nghĩa cách mạng để cướp lấy tư sản. Hai triệu địa chủ đã bị chết oan. Lúc đấu tố địa chủ, đưa người lên bục diễn, cưỡng bức toàn dân làng đến xem, còn có cả người ra lệnh cho dân làng đứng xếp hàng lần lượt tát vào mặt địa chủ. Quần chúng đấu tố quần chúng, gây ra vô số tội nghiệp, cuối cùng thì người nào tạo nghiệp người đó hoàn trả.

Trong cuộc cải cách ruộng đất năm 1947, một người dân làng họ Lã ở làng Doanh Tỉnh, tỉnh Hà Bắc đã tích cực đứng vào hàng ngũ và cắn đứt tai của một địa chủ vốn chẳng có thù oán gì với ông ấy lúc bình thường. Người địa chủ này sau đó đã bị bắn chết. Vào năm tiếp theo, ông Lã đã sinh được một đứa con trai không có lỗ tai. Lúc đứa con trai này gần mười tuổi, một ngọn lửa đã thiêu rụi cả ngôi nhà, người con trai này về sau cũng không lấy vợ, nhà họ Lã tuyệt hậu từ đó. Bản thân ông Lã cũng biết là người địa chủ chết oan năm xưa đã đến tìm ông đòi nợ.

2. Thập niên 50 ~ 80: Xếp hàng mua cơm

Những người có tuổi hầu như đều không thể quên chế độ kinh tế thời bao cấp của Trung Cộng. Thời đó, nếu cần mua những vật dụng sinh hoạt cơ bản thì ngoại trừ tiền bạc ra, còn đòi hỏi đủ thứ loại phiếu mua có đóng con dấu màu đỏ do Trung Cộng phát hành, như là phiếu lương thực, phiếu thịt, phiếu dầu ăn, phiếu trứng, phiếu đường, phiếu vải, phiếu than, phiếu xà bông, phiếu xe đạp v.v. Thời đó từng có khẩu hiệu “hộ chiếu ăn cơm”, người dân đứng xếp thành hàng dài phía trước cục lương thực và công ty cung ứng hàng hóa.

“Hộ chiếu” này đã trở thành “sổ sinh tử” của người Trung Quốc. Mùa hè năm 1961, Ngô Mật sống tại tỉnh Tứ Xuyên chuẩn bị đến Quảng Châu viếng thăm Trần Dần Khác. Trần Dần Khác viết thư dặn dò Ngô Mật: “Anh nhớ mang theo phiếu cơm mỗi ngày để có thể mua hai bữa cơm”. Tháng 9 năm 1971, sau khi một cán bộ công chức của Trung Cộng biết được tin Lâm Bưu “đào tẩu”, ông ta liền gào lên: “Không phát phiếu mua lương thực trên toàn quốc cho ông ta để xem ông ta có thể trốn đi đâu”.

Trước và sau khi diễn ra phong trào Đại nhảy vọt và Nạn đói lớn, vật tư hết sức thiếu thốn, nông dân chỉ ăn 3 lạng lương khô mỗi ngày, trong một năm chỉ được dùng 1,7 thước vải. Năm 1965, mệnh giá tối thiểu của phiếu mua dầu ăn phát hành tại huyện Trần Bình chỉ vỏn vẹn có 0,0055 lạng. Thật không thể tưởng tượng nổi họ cần phải có máy tính hoàn hảo đến mức nào mới có thể tính ra chi tiết đến như vậy.

3. Thập niên 90 đến những năm 2000: Xếp hàng thỉnh nguyện

“Thỉnh nguyện” là tấm bia trinh tiết về nhân quyền mà Trung Cộng dựng lập cho chính nó. Nó đã hoàn toàn biến thành thứ vũ khí lợi hại để Trung Cộng bức hại nhân quyền.

Phía sau hàng nghìn người dân đi khiếu kiện tại Văn phòng thỉnh nguyện quốc gia thường sẽ ẩn giấu đội ngũ đánh chặn người dân đi thỉnh nguyện ở khắp các nơi của Trung Cộng với hàng nghìn thổ phỉ. Ngày xưa có câu chuyện “bức thượng Lương Sơn” (bị truy đuổi buộc phải lên núi Lương Sơn). Bản thân Trung Cộng chính là “đại vương” lớn nhất trên núi, người dân chỉ có thể bị bức bách đi thỉnh nguyện. Hàng năm đều có đủ loại khiếu kiện như vắc-xin giả, sữa bột độc, gạo độc, cưỡng chế phá dỡ, đãi ngộ cựu chiến binh xuất ngũ, đòn sấm sét tài chính v.v. Cái nào cũng xuất phát từ chính quyền tà ác Trung Cộng. Trung Cộng biến người dân bị nó bức bách phải phục tùng thành “dân oan”, biến “dân oan” thành “dân đi khiếu kiện”, rồi lại biến “dân đi khiếu kiện” thành “tội dân”.

Cũng từ đó, Văn phòng thỉnh nguyện quốc gia của Trung Cộng đã giành được danh hiệu “hẻm ba lừa” (con hẻm có ba cái lừa đảo). Năm 2016, Ngô Ngọc Phân, một cư dân Thượng Hải đi khiếu nại trong vụ kiện Ezubao đã nói rằng: “Một con hẻm đi vào trong tổng cộng có ba bộ phận, thứ nhất là Văn phòng thỉnh nguyện Quốc vụ viện, thứ hai là Đại hội Nhân dân toàn quốc, thứ ba là Văn phòng thỉnh nguyện của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Ba bộ phận này đều nằm ở trong đó, gọi chung là ‘hẻm ba lừa’. Chúng toàn là lừa đảo dân chúng.”

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, mười nghìn học viên Pháp Luân Công đã đến Cục thỉnh nguyện quốc gia thỉnh nguyện trong hòa bình; khiếu nại về hành vi tà ác vi phạm pháp luật, bắt giữ phi pháp và đánh người vô cớ đối với các học viên Pháp Luân Công của cảnh sát Thiên Tân. Thỉnh nguyện lý tính và thái độ hòa ái của các học viên Pháp Luân Công tại nơi hiện trường đã giành được lời khen ngợi từ phía cảnh sát. Một cảnh sát từng nói: “Đây chính là đức!” Nhưng không ngờ là hành vi thỉnh nguyện hòa bình lý tính nhất trong lịch sử lần này lại bị Trung Cộng vu khống thành “bao vây Trung Nam Hải”. Sau đó, Trung Cộng và tập đoàn chính trị lưu manh Giang Trạch Dân đã gấp rút phát động cuộc bức hại nhắm thẳng đến Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

4. Năm Canh Tý và Tân Sửu: Xếp hàng nhận hũ tro cốt và chờ xét nghiệm axit nucleic

Vào mồng một Tết năm Tân Sửu, theo phong tục của người dân địa phương, hoa cúc sẽ được dùng để tưởng nhớ linh hồn của người quá cố vào ngày đầu tiên của năm mới. Hoa cúc đã được bán hết sạch nội trong một thời gian ngắn ở nơi thành thị. Trung Cộng dám nói dối việc bán hết hoa cúc thành phục hồi sức mua sau đại dịch, đồng thời lược bỏ mang tính chọn lọc phong tục “đốt nhang thơm” phía sau việc bán hết hàng. Dưới tình huống số lượng người cao tuổi đang gia tăng mỗi năm, nhưng số liệu của cơ quan hành chính tỉnh Hồ Bắc cho thấy trong quý 1 năm ngoái, tỉnh này đã có hơn 150 nghìn người đột nhiên biến mất khỏi danh sách trợ cấp người cao tuổi.

Người ta bất giác nhớ tới ngày 23 tháng 3 năm ngoái, những gia quyến ở Vũ Hán đã đứng xếp hàng dài để lãnh tro cốt của người thân tại các nhà tang lễ. Người dân không được phép chụp hình, không được phép nói chuyện. Người dân không thể nhẫn nại đứng xếp hàng. Ông Đinh đứng xếp hàng trong lòng đầy phẫn nộ nói: “Đó là một cuộc thảm sát toàn diện”, “Cho đến bây giờ nó mới dừng lại, nhưng hung thủ vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, anh nói xem tôi chấp nhận được nó sao?” Từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 5 tháng 4, mỗi ngày lãnh 500 hũ tro cốt, tính ra chỉ riêng con số này đã đạt đến 65 nghìn hũ tro cốt.

Năm Canh Tý là một năm khắc cốt ghi tâm đối với người dân thành phố Vũ Hán, đồng thời là một năm không thể quên đối với người Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Cộng lại đang mỉa mai trí thông minh của nhân loại bằng tư thái của một kẻ chống dịch thành công. Điều này đã làm tan nát cõi lòng của hàng tỷ người dân.

Vào mùa đông năm ngoái và mùa xuân năm nay, virus đột biến khiến cho người dân ở nhiều vùng dịch phải xếp thành hàng dài dưới thời tiết âm 20, 30 độ ở phương Bắc. Chiến thuật biển người xét nghiệm axit nucleic lại chống lưng cho thần tích kháng dịch của Trung Cộng lần nữa. Kể từ lần bịa đặt “gà gáy nửa đêm” xách động thù hận đấu tố địa chủ vào thập niên 50 cho đến “xét nghiệm axit nucleic nửa đêm” vào năm Canh Tý và Tân Sửu, sau hơn nửa thế kỷ, Trung Cộng không ngại biên soạn thần tích kháng dịch, lường gạt ôm lấy thứ danh rởm đời, hãm hại hơn 1 tỷ người.

5. Thời đại thức tỉnh: Xếp hàng tranh nhau thoái đảng

Trước khi chế độ cộng sản cực quyền ở Rumani sụp đổ, người ta đã truyền tai nhau câu chuyện cười về xếp hàng như thế này: Vào sáng sớm một ngày nọ, rất nhiều người đang đứng xếp hàng chờ mua thịt ở trước cửa hàng bán thịt, trông họ hết sức khổ sở, nhưng liệu họ có mua được thịt hay không vẫn còn chưa biết. Một cư dân trong thành phố bèn chửi mắng: “Toàn bộ thứ này đều là do Ceaușescu gây ra. Bây giờ tôi đi tiêu diệt ông ta!” Nói xong, anh ta tức giận bỏ đi. Một lúc sau, người này quay lại tiếp tục đứng xếp hàng. Những người khác bèn hỏi anh ta đã tiêu diệt Đảng rồi chưa. Anh ta im lặng không nói lời nào. Mọi người liền mắng anh ta là đồ nhát gan, chỉ biết nói suông. Thế là anh ta thực sự không thể nhịn nổi, bèn lớn tiếng nói: “Hàng xếp ở đằng đó còn dài hơn ở đây nữa!”

Năm 2004, cuốn sách Cửu Bình ra mắt toàn thế giới, nó đã mở màn cho phong trào thoái xuất khỏi Trung Cộng. Cho đến hôm nay đã có hơn 370 triệu người tuyên bố thoái xuất khỏi Trung Cộng và các tổ chức Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên trực thuộc Đảng cộng sản Trung Quốc. Năm 2007, sau khi số người thoái đảng vượt mốc 20 triệu người thì đã xuất hiện cao trào người Trung Quốc sinh sống ở Hàn Quốc xếp hàng tranh nhau thoái đảng. Bà Hà Liên Ngọc, người đại diện cho Trung tâm thoái đảng ở thành phố Ulsan, Hàn Quốc cho biết: “Có một hôm, chúng tôi đi đến khu công xưởng có khá đông người Trung Quốc. Tôi không ngờ là những công nhân người Trung Quốc vừa nhìn thấy tôi lấy danh sách tuyên bố thoái đảng ra thì họ liền đứng xếp hàng đòi thoái đảng. Trong đó có một công nhân Trung Quốc đã rời đi trước khi kịp làm thoái đảng vì đã tới giờ làm việc. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in vẻ mặt hết sức khẩn trương của anh ấy.”

Tháng 8 năm 2020, cựu phóng viên Trương Chân Du của đài truyền hình Phượng Hoàng cho biết hiện nay phong trào “tam thoái” (thoái xuất khỏi Đảng, Đoàn, Đội) đã được nhiều người ở Đại Lục biết đến. Anh ấy nói: “Bao gồm các quan chức của một số bộ phận chủ chốt của Trung Cộng, gia quyến và con cái của họ, một số lưu học sinh ở hải ngoại, và một số nhân viên truyền thông thân cộng, bản thân họ đã tự mình tham gia vào phong trào ‘tam thoái’ từ phía sau. Bây giờ mọi người đều đã nhìn thấy tình thế cùng quẫn mà Đảng cộng sản đang gặp phải trên khắp thế giới.”

Tháng 10 năm 2020, sau khi Hoa Kỳ chính thức thực thi lệnh cấm đảng viên Đảng cộng sản nhập cư, dữ liệu của Trung tâm Phục vụ thoái đảng toàn cầu cho thấy chỉ trong vòng ba ngày từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 10, số người dùng tên thật đăng ký “Giấy chứng nhận thoái đảng” trên trang web của trung tâm này đã tăng lên mấy chục lần.

Nhìn lại những lần đứng xếp hàng trong đời của người dân Trung Quốc, họ đã nếm qua đủ thứ mùi vị linh tinh như tà ác, thê thảm, đau thương, hài hước, bất lực v.v. Nhưng xét cho cùng, đó đều là Trung Cộng tà ác cưỡng chế người dân Trung Quốc làm thế. Còn chuyện xếp hàng “tam thoái” dài nhất và hoành tráng nhất như hôm nay thì người Trung Quốc đều nên đi làm, tuyệt đối không được bỏ lỡ, chỉ có làm tam thoái xong thì người Trung Quốc mới có thể chuyển nguy thành an vào lúc Trời diệt Trung Cộng.

(Bài viết này thuộc bản quyền của Minh Huệ Net. Khi chuyển tải phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn từ Minh Huệ Net, bao gồm tiêu đề gốc và liên kết đến văn bản gốc của Minh Huệ Net.)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/23/从小到大,我们排过的那些长长的队……-421243.html

Đăng ngày 01-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share