Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại

[MINH HUỆ 03-03-2021] Từ khi virus Trung Cộng bùng phát trong nước Trung Quốc, và bắt đầu lây lan toàn cầu đến nay, bao gồm cả thời gian bầu cử tổng thống Mỹ, đã có một số đồng tu đề cập đến những dự đoán tương lai trong các buổi chia sẻ, những bài báo như vậy khá thu hút sự chú ý của mọi người. Lần đầu tiên xem thấy dạng bài viết này, khiến tôi chú ý đến thời gian cấp bách và nắm vững việc cứu người, tuy nhiên thuận theo thời gian được kéo dài, dường như tôi có chút suy nghĩ buông lơi, điều này khiến tôi nghĩ đến một vấn đề: Động lực tinh tấn của người tu luyện là gì?

Sư phụ giảng:

“Nếu một đệ tử Đại Pháp mà tu thật tốt, có thể nhận thức một cách lý tính về Đại Pháp là gì, thì nhất định dồn lực để làm, nhất định sẽ không giải đãi về phương diện này. Xoay lại mà giảng, không tinh tấn cũng là đang học Pháp, cũng biết Pháp rất tốt, nhưng không phải là ở trên Pháp [mà nhận thức], chính niệm không đủ, nhận thức tự nhiên không cao, chính là không thể chân chính lý giải sự trân quý của Pháp; do vậy không thể gắng sức lên được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Đây là câu trả lời của Sư phụ cho câu hỏi của một học viên cảm thấy mình không đủ ý chí lực trong tu luyện. Trong vài năm sau khi bài giảng này được đăng, tôi luôn cảm thấy khổ não giống như người học viên đặt câu hỏi, cảm giác như hiểu như không (hiểu) câu trả lời của Sư phụ. Dẫu bản thân biết rõ Pháp rất tốt, nhưng vì sao không thể lý giải được sự trân quý của Pháp? Vì sao vẫn chính niệm không đủ?

Mấy năm trước, tôi và một đồng tu chia sẻ về việc làm thế nào để học Pháp tốt, điều này khiến cho chất lượng học Pháp của tôi có sự thay đổi. Đơn giản mà nói, học Pháp không chạy theo hình thức, không nhìn vào thời gian và số lượng, chỉ nhìn chất lượng. Cho dù là thông đọc, chép Pháp, học “Chuyển Pháp Luân” hay là kinh văn mới, học đến (thấm nhuần) trong tâm mới tính. Nào có sợ chi một giờ chỉ học được một đoạn, hoặc là chỉ học trong nửa giờ, nhất định thực sự đọc đến thấm nhuần trong tâm, có được thu hoạch, thì mới tính là học Pháp. Nếu bước sang hình thức, thì thật lãng phí thời gian.

Kể từ đó, tôi cảm nhận được sự thù thắng khi học Pháp nhập tâm, cũng có thể cảm nhận được sự thay đổi của bản thân. Vào cuối năm ngoái, trong khi vượt quan, tôi vừa lau nước mắt vừa nói với đồng tu chồng rằng: “Đừng nhìn em lúc này như gấu vậy, em biết con đường của mình đang ở đâu, bộ phận đồng hóa với Pháp là không gì có thể lay động được.” Tôi thực sự có thể cảm giác thấy có một vật thật rất thuần tịnh trong tâm, vững như bàn thạch, những quan niệm hậu thiên và những cảm xúc bề mặt không thể chạm đến được.

Cũng chính là nói, tôi cảm thấy động lực tinh tấn quả thực là đến từ những lý giải về sự trân quý của Pháp, và không chấp trước vào thời gian kết thúc. Tôi thành thật xét lại bản thân, chiểu theo sự phân bổ thời gian mỗi ngày hiện nay của chính mình, giả như Chính Pháp kết thúc hôm nay, liệu mình sẽ hối hận về bản thân đã không tinh tấn hơn chăng? Hoặc Chính Pháp vẫn còn 50 năm nữa, liệu mình có cảm thấy cách làm hiện tại quá thiển cận và hơi cực đoan không? Nếu sự sắp xếp thời gian của mình dựa trên sự tính toán và phỏng đoán về thời gian kết thúc Chính Pháp, vậy có thể sẽ có can nhiễu tương ứng do động cơ bất thuần, và cái gốc sẽ trôi nổi. Chỉ có xuất tự nội tâm thực sự trân quý Đại Pháp vũ trụ, từ đó sinh ra động lực, mới có thể là kim cương bất hoại, ấy chính là đồng tại với vũ trụ.

Sư phụ giảng:

“Trong tu luyện chư vị không phải là do chính mình đề cao một cách hết sức thực tại một cách chân chính, từ đó khiến bên trong phát sinh biến hoá lớn mạnh về bản chất, mà là dựa vào lực lượng của tôi, mượn nhân tố lớn mạnh bên ngoài, như thế vĩnh viễn không cải biến bản chất con người của chư vị chuyển biến thành Phật tính được. Nếu chư vị ai ai cũng có thể từ nội tâm nhận thức Pháp, ấy mới là thể hiện của Pháp uy lực vô biên —Phật Pháp lớn mạnh tái hiện ở nhân gian!” (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi hiểu rằng, khi sinh mệnh của chúng ta thực sự đồng hóa với Đại Pháp, bộ phận đồng hóa ấy cũng là vật chất, chúng ta hiện đang trong nhục thân con người, thì vật chất tương ứng cũng thể hiện trong con người. Biểu hiện ra bên ngoài là, ví như lời nói và hành động mà bản thân tu xuất ra được dưới tác dụng chỉ đạo của Đại Pháp, đặc biệt là lời nói và hành động khi gặp phải khảo nghiệm và quan nạn, chỉ khi thực sự đồng hóa với Pháp mới có thể từ tận đáy lòng mà đạt đến sự thản nhiên bất động tâm, không phải giả vờ cho người khác thấy. Đây chỉ là lý giải của bản thân về đoạn Pháp bên trên trong tầng thứ sở tại.

[Ghi chú của người biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]

(Bài viết này thuộc bản quyền của Minh Huệ Net. Khi chuyển tải phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn từ Minh Huệ Net, bao gồm tiêu đề gốc và liên kết đến văn bản gốc của Minh Huệ Net.)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/3/精進的动力是什么-421571.html

Đăng ngày 05-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share