Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ tại Ottawa, Canada

[MINH HUỆ 24-02-2021] Ngày 22 tháng 2 năm 2021, các Nghị sỹ Quốc hội Canada đã thông qua một kiến nghị không bắt buộc để khẳng định các hành vi vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là tội ác diệt chủng.

Kiến nghị này được Nghị sỹ Michael Chong, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường trực về Đối ngoại và Phát triển Quốc tế, đề xuất hôm 18 tháng 2, và đã được Hạ viện thông qua với số phiếu thuận của toàn bộ 266 nghị sỹ.

6e0c5bed4a6b8eec7b06ef2165413636.jpg

Ảnh chụp màn hình của Nghị sỹ John McKay trong cuộc thảo luận của Hạ viện hôm 18 tháng 2 năm 2021

Hãy ứng xử với ĐCSTQ như với khủng bố hay mafia

Trong phiên thảo luận hôm 18 tháng 2, Nghị sỹ John McKay cho biết bản kiến nghị này mang lại cơ hội cho chính phủ phản ánh về “sự phẫn nộ cao độ của người dân Canada đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Ông nói rằng sự ngạo mạn và thiếu hiểu biết của các quan chức và các nhà ngoại giao của ĐCSTQ đã thổi bùng sự phẫn nộ của người dân Canada. Ông chỉ ra: “Vấn đề gây tranh cãi rõ nhất là việc chính quyền Trung Quốc bắt hai công dân Michaels làm con tin. Chính phủ Canada đã miễn cưỡng khi nhắc đến vụ bắt cóc này.”

Hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor đã bị bắt tại Trung Quốc sau khi bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty viễn thông Trung Quốc Huawei, bị hải quan Canada bắt tại Sân bay Quốc tế Vancouver vào ngày 1 tháng 12 năm 2018.

Nghị sỹ McKay cho biết: “Bắt cóc đã khởi tác dụng. Đó là dấu hiệu đặc thù của những kẻ khủng bố, tội phạm có tổ chức, các quốc gia thổ phỉ, và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc này trái với các quy tắc và giá trị của bất kỳ quốc gia văn minh nào, chứ chưa nói đến luật pháp. Đáng ra, chính phủ Canada đã phải ứng xử với chính quyền Trung Quốc như với tội phạm khủng bố hay côn đồ Mafia; vì thế mới xảy ra hậu quả, cũng như cuộc thảo luận này.”

Ông nói thêm: “Không có thỏa thuận thương mại, công ước, biên bản ghi nhớ, hay giao kèo nào với chính phủ này đáng tin cậy. Bất kỳ lỗ hổng nào cũng đều bị chính phủ Trung Quốc lợi dụng, và không có cơ sở cho bất kỳ sự tin tưởng, cam kết, hay điều khoản ghi nhớ nào.“

Bỏ qua các công ước và quy tắc quốc tế

Nghị sỹ McKay cũng cho biết ĐCSTQ “đã quyết định rằng nó không tôn trọng bất kỳ quốc gia nào khác, dù lớn hay nhỏ”. Mục tiêu của nó là “biến tất cả các quốc gia thành nước chư hầu, bao gồm Canada, New Zealand, Úc và Anh.”

Ông nhớ lại thời điểm Tổng thống Nixon đến thăm Trung Quốc vào những năm 1970, “ý định của liên hiệp các quốc gia là đưa Trung Quốc thoát khỏi tình trạng lạc hậu bằng một loạt các thỏa thuận thương mại có lợi, trong đó quan trọng nhất là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.”

Nhưng thực tế là “trong nhiều năm, Trung Quốc đã coi các luật, công ước và quy tắc của WTO là những đề xuất có thể bỏ qua khi có cơ hội. Có vẻ như gian lận phải trả giá.”

Ông nói thêm: “Hành vi trộm cắp phổ biến, sự chấp thuận thương mại một chiều, rào cản phi thuế quan và tham nhũng công khai đã tạo ra sự giàu lên nhanh chóng của Trung Quốc, và phương Tây đã phản ứng chậm chạp. Đồng thời, hành động gây hấn quân sự không phản kháng ở Biển Đông, với việc xây dựng các đảo nhân tạo và sự đe dọa của hải quân các quốc gia khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, càng làm tăng thêm vị thế bắt nạt của Trung Quốc.”

Sản phẩm của lao động nô lệ Trung Quốc nằm trong chuỗi cung ứng của Canada

Nghị sỹ McKay chỉ ra ngoài việc phớt lờ các quy tắc quốc tế, ĐCSTQ còn sử dụng nguồn tài chính khổng lồ của mình để mua chuộc hoặc đe dọa các quốc gia đang phát triển khác. Đồng thời, nó trộm cắp tài sản trí tuệ ở các nước phát triển trên diện rộng hàng ngày.

Ngoài ra, việc sử dụng lao động nô lệ ở Trung Quốc cũng đã phá hủy nhiều ngành công nghiệp ở Canada. Các tạp chí Globe and MailToronto Starvà CBC đã báo cáo rằng “mạng lưới nô lệ rộng lớn đang sản xuất tất cả các loại hàng hóa, nhiều loại trong số đó đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của Canada.”

Tờ Globe and Mail gần đây cũng đăng tải một câu chuyện về cách mà gã khổng lồ năng lượng mặt trời Canada Solar và hai công ty khai thác bị bỏ lại trong “nguy cơ nghiêm trọng khi chuỗi cung ứng của họ bị nhiễm độc lao động nô lệ.“

Nghị sỹ McKay phát biểu: “Công nhân và công ty Canada không thể cạnh tranh với lao động nô lệ. Việc này phổ biến đến mức cần phải xem xét sự thay đổi trong cán cân giả định, với giả định rằng hàng hóa từ Trung Quốc có yếu tố nô lệ trong đó trừ khi nó được chứng minh là không có.”

Nghị sỹ McKay nói rằng đạo luật về chế độ nô lệ hiện đại C-423 mà ông đưa ra tại Quốc hội vừa qua đã được chọn tại Thượng viện và hiện là Bill S-216. Ông đề nghị Chính phủ Canada tiếp nhận nó và đảm bảo rằng “Người Canada sẽ không cố ý mua các sản phẩm do nô lệ làm ra”. Và “Các công ty ở quy mô nhất định sẽ được yêu cầu chứng nhận với Bộ trưởng Bộ An toàn Công cộng rằng họ đã kiểm tra chuỗi cung ứng của mình và hài lòng rằng không có chế độ nô lệ nào tồn tại trong đó”.

Vi phạm nhân quyền không phải là “vấn đề nội bộ”

Nghị sỹ McKay nhấn mạnh: “Sự thịnh vượng xây dựng bằng trộm cắp, uy hiếp, lừa gạt, và nô lệ là đặc điểm nổi bật của chính quyền Trung Quốc. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhân quyền, chứ chưa nói đến tính liêm chính, là những khái niệm xa lạ đối với chính quyền tham nhũng tràn lan này.“

Ông nói rằng ĐCSTQ coi vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông và các hành động khiêu khích quân sự ngày càng gia tăng ở Đài Loan là “vấn đề nội bộ”, nhưng “rõ ràng đó không phải là vấn đề nội bộ”.

Thêm vào đó, “còn có những mối quan ngại khác trong cộng đồng quốc tế: các cuộc giao tranh biên giới với Ấn Độ, chiếm đóng Tây Tạng, đàn áp chính công dân nước này, các cáo buộc xác đáng về nạn thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công và phá hủy các nhà thờ Cơ Đốc giáo”, ông nói.

Đối với hàng loạt bằng chứng về “tra tấn, nô dịch, hạn chế tự do đi lại, tước đoạt tự do tôn giáo và tín ngưỡng, và từ chối quyền được xét xử công bằng” đối với người Duy Ngô Nhĩ, ông nói: “mọi bằng chứng đều hướng về một phía, và mọi thông tin sai lệch của chinh quyền đều chỉ về phía khác.”

Nghị sỹ McKay phát biểu:“Chính quyền Trung Quốc không tôn trọng quyền của các quốc gia khác, không tôn trọng quyền của các dân tộc khác, không tôn trọng quyền của công dân nước mình, và đương nhiên cũng không tôn trọng quyền của các nhóm thiểu số. Tôi dám nói rằng chính quyền Trung Quốc cũng sẽ không tôn trọng việc thông qua kiến nghị này.”

Ông đề nghị chính phủ Canada áp dụng nhiều chính sách, gồm cả Đạo luật Magnitsky để trừng phạt các quan chức Trung Quốc, trừng phạt thương mại, gây áp lực ngoại giao, và cải cách các thể chế đa phương để gây áp lực đối với những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của ĐCSTQ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/24/421299.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/25/191127.html

Đăng ngày 04-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share