Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 23-02-2021] Ngày 22 tháng 2 năm 2021, Quốc hội Canada đã thông qua một kiến nghị trong đó xác định cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là tội ác diệt chủng. Động thái này nhằm kêu gọi Thủ tướng Justin Trudeau hành động chống lại sự tàn bạo này.

Bản kiến nghị được Nghị sỹ Michael Chong của Đảng Bảo thủ thuộc phe đối lập đề xuất ngày 18 tháng 2. Mặc dù ông Trudeau và nội các của ông bỏ phiếu trắng, nhưng kiến nghị này được Khối Quebec, Đảng Dân chủ Mới, Đảng Xanh và những người ủng hộ Tự do ủng hộ rộng rãi, với tỷ lệ 266-0 tại Hạ viện.

Làm tròn trách nhiệm

56dfc5b964a15e53c9500e3d9e8f5848.jpg

Ông Stéphane Bergeron, người phát ngôn về đối ngoại của Khối Quebec, giải thích bản kiến nghị hôm 18 tháng 2 năm 2021

Trong cuộc thảo luận hôm 18 tháng 2, ông Stéphane Bergeron, người phát ngôn về đối ngoại của Khối Quebec, cho biết ĐCSTQ đã gia tăng vi phạm nhân quyền đối với một số nhóm kể từ đầu năm 2000.

Ông nhận xét: “Vào cuối Thế chiến Hai, thế giới kinh hoàng khi biết đến những gì đã từng xảy ra trong các trại tập trung của Đức Quốc xã. Sau những sự kiện thương tâm đó, một trong những công ước đầu tiên – nếu không muốn nói là đầu tiên – được Liên Hợp Quốc mới thành lập thông qua là về việc ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng, vốn được Canada phê chuẩn vào năm 1952; trong đó áp đặt các quy định. Công ước này xác định những điều cấu thành tội ác diệt chủng, và chỉ cần nhận thấy một trong những điều đó cũng có thể đặt nghi vấn về tội ác diệt chủng.“

Ông nói thêm: “Tuy nhiên, ở đây chúng ta đang đề cập đến các trại tập trung, việc cưỡng hiếp, tách trẻ em khỏi gia đình, lao động cưỡng bức, theo dõi và triệt sản quy mô lớn, đều là các tình huống được đề cập trong Công ước.”

Được đăng tải trên trang web của Liên Hợp Quốc, Công ước Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng được thông qua vào tháng 12 năm 1948 và tính đến tháng 1 năm 2019 đã có 150 quốc gia thành viên.

Cụ thể hơn, thuật ngữ Diệt chủng được định nghĩa trong Điều II của Công ước Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng: Diệt chủng có nghĩa là thực hiện bất kỳ hành vi nào sau đây với mục đích tiêu diệt một phần hoặc toàn bộ một dân tộc, chủng tộc hoặc nhóm tôn giáo của một quốc gia, như: (a ) Giết các thành viên của nhóm; (b) Gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm; (c ) Cố ý vi phạm điều kiện sống của nhóm có tính toán nhằm dẫn đến sự hủy hoại toàn bộ hoặc một phần về thể chất; (d) Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ trong nhóm; (e) Buộc trẻ em của nhóm này chuyển sang nhóm khác.

Ông Bergeron cho biết một số người gọi các trại tập trung của ĐCSTQ là “trại lao động”, một thuật ngữ mà ông cảm thấy đã giảm nhẹ sự tàn bạo của nó. Điều đó tương tự như cụm từ “làm việc giúp bạn tự do” ở lối vào của trại tập trung Auschwitz và các trại tập trung khác. Trên thực tế, đã có những hành động khinh hoàng, bao gồm cưỡng hiếp, tách trẻ em khỏi gia đình, lao động khổ sai, theo dõi, và nhiều hành vi khác nữa.

Cưỡng bức thu hoạch nội tạng

Ông Bergeron cho biết Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada đã từng nhận xét rằng các sự việc được đề cập ở trên là “không đủ chứng cứ”, và rằng chính quyền cộng sản Trung Quốc nên cho phép một phái đoàn quốc tế độc lập đến đó và chứng minh điều này. Ông nói thêm: “Lập luận này không hợp lý, vì cả Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, chưa kể một số tổ chức quốc tế, đều không ngần ngại nói về tội ác diệt chủng.“

Năm 2016, Nghị viện Châu Âu đã công bố một báo cáo với tiêu đề “Thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc”. Trong đó, báo cáo trích dẫn một Nghị quyết ban hành vào tháng 12 năm 2013 của Nghị viện Châu Âu “hành động này [cưỡng bức thu hoạch nội tạng] chủ yếu nhắm đến các học viên Pháp Luân Công cũng như các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số.”

Ông Bergeron nói thêm rằng Quốc hội Hoa Kỳ cũng nhận thức được vấn đề này. Chính phủ Hoa Kỳ, cả hiện tại và trước đây, đều gọi nó là tội ác diệt chủng. Hơn nữa, ĐCSTQ đã bịt miệng truyền thông phương Tây về vấn đề này. Sau khi BBC đưa tin về nạn diệt chủng ở Trung Quốc, các quan chức ĐCSTQ đã ngăn cản việc mở rộng chi nhánh của hãng tin này ở Trung Quốc.

Hành động

Trong cuộc thảo luận này, bà Elizabeth May, cựu lãnh đạo Đảng Xanh, đã đọc một tuyên bố. Bà kêu gọi Quốc hội Canada xem xét vấn đề ngược đãi ở Trung Quốc một cách nghiêm túc. Bà cho biết các học viên Pháp Luân Công đã trình lên vấn đề cưỡng bức thu hoạch nội tạng và tra tấn, cũng như danh sách các thủ phạm chính. Bà nói cần áp dụng Đạo luật Magnitsky để quy trách nhiệm cho họ.

Ông Bergeron cũng hy vọng nội các sẽ chú ý đến vấn đề này. Ông giải thích: “Các nghị viên từ tất cả các bên, bao gồm cả Đảng Tự do, trong ủy ban quốc hội, đã công nhận rằng Trung Quốc đã gây ra một cuộc diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ. Chẳng hạn như, ông Alexis Brunelle-Duceppe và các Nghị sỹ Canada khác đã ký một bức thư ngỏ có tiêu đề “Tẩy chay Thế vận hội”, trong đó yêu cầu Ủy ban Olympic Quốc tế dời Thế vận hội mùa đông sang năm 2022.”

Ông nói thêm: “Nếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn tiếp tục ngông cuồng… mang tính diệt chủng. Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada còn chờ đợi điều gì rồi mới nói lên sự thật những gì ông ấy biết về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, và lặp lại những gì đã được các đồng nghiệp của mình thông qua?”

Ông Bergeron giải thích: “Chúng ta đã học được bài học kinh nghiệm gì của Thế chiến II? Bất chấp Công ước đã được Liên Hợp Quốc thông qua, chúng ta vẫn làm ngơ trước thảm họa diệt chủng ở Rwandan. Bất chấp Công ước này, chúng ta vẫn làm ngơ trước cuộc diệt chủng ở Bosnia-Herzegovina. Chúng ta lại đang chứng kiến một cuộc diệt chủng nữa mà vẫn làm ngơ, để sự việc xảy ra rồi mới phản ứng rồi tự nhủ thật đáng tiếc sao? Chúng ta có thể thấy được điều đó, đã đến lúc chúng ta phải hành động!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/23/421263.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/25/191126.html

Đăng ngày 02-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share