Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục
[MINH HUỆ 14-02-2021] Người sinh sống ở Trung Quốc Đại Lục thường có rất nhiều phong tục cần phải chú trọng vào dịp năm mới. Từ cuối năm cho đến rằm tháng Giêng, những thứ này thật sự đủ để bạn phải loay hoay với chúng. Lấy quê nhà tôi làm ví dụ, nào là bày biện đồ cúng, nghênh đón Thần linh, thắp hương, tiễn đưa Thần linh v.v. và còn nhiều phong tục khác nữa. Ở đây, chúng ta hãy nói về một phong tục gọi là “đóa tinh” (cúng sao). Theo lẽ thường mà nói, mỗi người bất kể là sao tốt hay sao xấu thì tốt nhất đều nên tránh. Nếu như gặp phải sao xấu thì nhất định phải cúng sao. Làm như vậy mới có thể giải thoát khỏi vận xấu của năm đó.
Người thường làm thế nào thì chúng ta không nói, nhưng đối với người tu luyện mà nói, việc này có thể là chuyện lớn về bất nhị pháp môn. Nếu như không cúng sao thì người nhà không vui. Lúc có chuyện không thuận tâm hay thân thể không khỏe thì người nhà sẽ chẹn họng bạn: “Thế nào rồi? Không chịu cúng sao, giờ ứng nghiệm rồi phải không?” Nếu chúng ta không xử lý việc này cho tốt thì sẽ phát sinh mâu thuẫn.
Đối với việc cúng sao, nếu từ góc độ chuyện nhỏ mà nói thì nó là phong tục quê nhà; còn nếu từ góc độ chuyện lớn mà nói thì nó là một bộ của cựu thế lực. Cuộc sống và thói quen nào đó hình thành trong một hoàn cảnh nào đó đều không hề ngẫu nhiên. Nó là sự an bài của cựu thế lực. Trong loại phong tục quê hương này có tạp loạn tiểu đạo, nó là thứ ít được người ta chú ý nhất, nó khiến bạn thừa nhận trong lúc không tự biết, nó gần như lấy “bất nhị pháp môn” để tu bạn. Chúng ta phải hết sức chú ý điểm này.
Đệ tử Đại Pháp có Sư phụ quản. Tuy chúng ta cũng biết không được cúng sao, nhưng có lúc nương theo người nhà khuyên bảo hoặc do người nhà nổi giận, thêm vào một chút quan tâm đến không khí lễ tết, cho nên bản thân cũng đành buông theo. Ở chỗ tôi có vị đồng tu đã từng trải qua khổ nạn thế này: Người con trai giày vò bà rất ghê gớm (thực ra là cậu ấy giúp bà đề cao tâm tính), nhưng bà ấy không ngộ ra, lại còn đi nghe theo “người minh bạch” gì đó chỉ cho chiêu trò “cúng sao, rồi tìm người nào đó xem giúp thì người kia sẽ bình an vô sự”. Vị đồng tu này đã trả tiền phí 50 nhân dân tệ. Cúng sao xong, tiền cũng trả xong nhưng người con trai vẫn dằn vặt bà ấy như trước. Ở đây tôi lại nói một chút, người tu luyện “cúng sao” chẳng phải là một vết nhơ sao?
Năm mới đến, vợ tôi rất bận rộn, cô ấy không phải người tu luyện và rất tin vào những thứ này. Nếu tôi không cúng sao thì cô ấy liền trở mặt với tôi. Mấy năm qua, tôi đã nói lý với cô ấy nên cô ấy không thèm ngó ngàng đến tôi, nhưng mà cô ấy lôi kéo tôi theo cách khác. Ví như, cô ấy rất coi trọng bữa cơm giao thừa, nào là có rau sống (ngụ ý là phát tài), cá (ngụ ý là năm nào cũng dư dả), hạt dẻ (ngụ ý là đem đến lợi ích), hành (ngụ ý là thuận lợi), củ cải (ngụ ý là làm việc suôn sẻ không phạm tiểu nhân) … Dù muốn hay không muốn thì tôi cũng phải ăn cơm. Nếu tôi không ăn thì vợ lại không vui. Vì bữa cơm này không phải là việc chuẩn tắc gì cho nên tôi cũng phù hợp một chút, nghĩ đến làm cho cô ấy vui. Tôi nhận thấy từng li từng chút đều thể hiện ra cảnh giới của người tu luyện.
Năm mới cũng cần phải bày biện đồ cúng, đón ông Táo, thần tài, trời đất, đốt pháo lúc nửa đêm, đốt giấy cúng Thần linh, thắp hương, dập đầu bái lạy … Những thứ này đều không thể thiếu được. Nhưng tôi không dập đầu bái lạy, cũng không đốt giấy vì ở đây có vấn đề bất nhị pháp môn. Tôi chỉ hợp thập niệm thầm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” để cho các chúng sinh ở không gian khác ghi nhớ chín chữ chân ngôn, đây mới là gốc rễ của việc chúng sinh được đắc cứu. Cũng có đồng tu nói: Năm mới dập đầu bái lạy là phù hợp trạng thái người thường. Tôi nói điều đó “không đúng”. Đệ tử Đại Pháp ngoại trừ dập đầu bái lạy Sư phụ ra thì còn ai xứng đáng để chúng ta bái lạy nữa?
Vào sáng mồng Một, chúng tôi thường ăn sủi cảo. Lúc đang luộc bánh cảo, vợ tôi hỏi đi hỏi lại: “Anh kiếm được không? (ngụ ý là: Bánh cảo có bị nát hay không? Có kiếm tiền được không?) Tôi bèn trả lời: “Kiếm được, kiếm được!” Nét mặt vợ tôi lộ rõ vẻ vui mừng hớn hở, cô ấy vừa cười vừa nói: “Ô, anh nói vậy thì năm nay sẽ kiếm được nhiều tiền rồi.” Trong tâm tôi bèn nghĩ: Thật là trò trẻ con!
Khi dâng đồ cúng cũng cần phải chú ý cẩn thận. Ví như, không thể để chúng rơi xuống đất, như thế là không tốt; nhang không đều nhau là không may mắn; một nén nhang bị tắt là sẽ có chuyện hoặc có chỗ không thuận lợi đôi chút, những điều này là điềm báo không tốt … Nếu đứng từ người thường mà nhìn hoặc bạn tin tưởng vào chúng thì bạn sẽ động tâm động niệm, dẫn tới kết quả không tốt chờ đợi phía trước. Nếu đứng từ Pháp mà nhìn thì tôi nhận thấy người thường quá đáng thương. Những điều này có thể làm thay đổi vận mệnh sao? Ở quê nhà tôi có một câu nói: “Đêm 30 giết một con lừa: chuyện không tốt cũng sẽ tốt.”
Tôi cũng từng xoắn xuýt chúc Tết người khác. Đệ tử Đại Pháp là người hiểu rõ Thiên lý, cho nên khi nói chuyện cần phải tu khẩu. Bạn chúc Tết một câu xoay quanh những thứ như tiền bạc, phúc phận v.v.: “Năm sau thời vận thay đổi, bạn sẽ phát tài”. Nghe xong, người kia sẽ tươi cười hớn hở, nhưng mà thử hỏi trong mệnh của họ có điều đó hay không? Bạn nói như vậy chẳng phải sẽ thay đổi vận mệnh của họ hay sao? Khi chúc Tết người lớn thì phải nói những lời cát tường như “sống lâu trăm tuổi”, thế nhưng dương thọ của họ còn lại bao nhiêu bạn có biết không? Bạn đã nói “trăm tuổi” thì phải chịu trách nhiệm với lời nói đó. Khi chúc Tết người bệnh, mặc dù họ bị tắc nghẽn mạch máu não, người trở nên ngớ ngẩn nhưng bạn lại chúc là “năm sau anh nhất định sẽ khỏe thôi” v.v. Bạn nói là “khỏe thôi”, vậy thử hỏi ai sẽ hoàn trả nghiệp lực kia? Người tu luyện dù nói chuyện hay không thì đều phải nói lời chân thật.
Tuy con đường tu luyện rất hẹp những phải là chính bản thân mình đi xuất ra mới được. Lời nói của chúng ta có sức mạnh, nếu như không chú ý ăn nói có chừng mực thì sẽ khiến cho chư Thần an bài chuyện nhân gian gặp nạn, vô ý cải biến một số thứ. Thể ngộ của tôi là chỉ cần bạn mang theo tâm thái tường hòa, thiện như gió xuân, đặt chúng sinh ở trong tâm mình, đặt việc cứu người lên hàng đầu, thì dù chỉ nói một câu chào hỏi đơn giản, chúng sinh cũng sẽ sáng mắt nghiêng về phía bạn. Bạn đang đóng vai chính, ngay cả khi bạn không khoa trương chúc Tết thì người ta nghe xong cũng thấy thuận tai và thoải mái, bởi vì lời bạn nói là điều có ý nghĩa nhất đối với họ, phía mặt minh bạch của họ sẽ cảm kích bạn. Nếu như bạn chúc Tết theo tục lệ, phớt lờ việc chính, lần lữa bỏ lỡ cơ hội đắc cứu thì sẽ gây ra tổn thất to lớn. Dù bạn lại nói nhiều lời chúc Tết thì cũng như bằng không, không có chút ý nghĩa nào cả.
Bên trên chỉ là chút thiển ngộ cá nhân chia sẻ với quý đồng tu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/2/14/由過年「躲星」想到的-420556.html
Đăng ngày 19-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.