Từ Pháp Hội chia sẻ kinh nghiệm trên Internet lần thứ bảy dành cho học viên tại Đại Lục
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUÊ 12-11-2010] Kính chào Sư phụ! Xin chào các bạn đồng tu!
Tôi bắt đầu trở thành đệ tử Đại Pháp vào năm 1998. Qua hơn mười năm gian khó không ngừng, không kể đã qua bao nhiêu kiếp nạn, tôi lấy làm vui rằng mình vẫn còn ở trên con đường tu luyện. Sư phụ từng giảng:
“Chư vị có thể tiến bước đến hôm nay, có thể làm công việc cứu độ chúng sinh, thì chư vị chính là đang khai sáng con đường của chính mình, đang gây dựng uy đức của chính mình, chư vị cũng chính là đang hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010”)
1. Dùng Thiện tâm để hòa giải mâu thuẫn gia đình
Tôi và chồng tôi yêu nhau từ thời ở giảng đường đại học và sau đó kết hôn. Chúng tôi thật sự gần gũi với nhau. Vào năm 2006, ĐCSTQ đến phá hủy địa điểm sản xuất tài luyện giảng chân tướng của chúng tôi. Tôi đã bị tra tấn và trở nên bại liệt.
Chồng tôi không chịu nổi sự đe doạ từ cảnh sát và áp lực của cuộc đàn áp. Theo thời gian tính cách của anh thay đổi rất nhiều. Anh hoặc không nói gì, bỏ mặc tôi như một người xa lạ, ném chén bát khắp nhà, hoặc la hét và chửi rủa. Anh bắt tôi phải bỏ tu luyện và không cho tôi liên lạc với các đồng tu khác. Không khí gia đình trở nên rất nặng nề.
Có lúc anh không cho tôi ăn, và cấm hai đứa con bén mảng đến phòng tôi. Tôi cảm thấy thật cay đắng và hận anh đến tận cùng. Tôi trách anh trong nước mắt với con nhỏ rằng: “Mẹ cưới cha không nề hà việc cha có khó khăn về tài chính.” “Bà ngoại giúp cha có công việc mới và mua nhà cho cha con.” “Dì con giúp trông nom các con.” “Giờ ông ấy lại đối xử với mẹ như vậy, không có chút lương tâm nào vì những gì mọi người đã làm cho ông ấy.” Tôi làm cho hai đứa nhỏ, mẹ tôi và em tôi ghét anh. Tôi thật sự không thể chịu đựng nổi và hết lòng muốn ly dị. Nhưng anh không đồng ý. Anh lạnh lùng với tôi, và tôi bật khóc lớn khi không có ai bên cạnh. Làm thế nào tôi có thể sống nổi đây?
Một đêm không lâu sau đó, tôi có một giấc mơ rất chân thực: Tôi khóc và nói trong mơ, “Anh, đưa em giấy ly hôn, đưa em giấy ly hôn.” Anh chỉ vào Pháp Luân đang xoay chuyển trên ngực tôi, “Anh sẽ không đưa cho em nếu em còn tu luyện.” Tôi thức giấc trong nước mắt.
Tôi kể về giấc mơ với một đồng tu ngày hôm sau. Người ấy nói, “Sư phụ đã điểm hóa cho cô. Các học viên không nên ly hôn. Chồng cô đến cũng là vì Pháp. Trở thành người nhà là cả một đại duyên, cô nên cứu anh ấy.” Tôi biết rằng người ấy đúng, nhưng khi những ý nghĩ tiêu cực xuất hiện, tôi không thể bỏ đi nỗi oán hận, mà chỉ nghĩ đến việc anh làm hại tôi.
Khi tôi nhìn lại và cẩn thận xem xét quãng thời gian đó trong cuộc đời mình, tôi nhận ra rằng tôi đã không suy nghĩ đến những khó khăn của anh, cũng như đã không hề nhìn nhận sự việc từ vị trí của anh. Anh phải làm việc, nấu ăn, giặt giũ, chăm con học, và chịu đựng sự châm chọc của người khác, thế mà tôi chỉ mãi ghét anh. Suy nghĩ ích kỷ này đã chiếm giữ tâm tôi. Tôi đã không muốn bị tổn hại hay phải chịu đựng mất mát. Tôi bỏ lỡ quá nhiều cơ hội đề cao bản thân mà Sư Phụ đã an bài.
Sư Phụ từng giảng:
“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, nếu chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, thì không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.”(Chuyển Pháp Luân)
Bởi vì tôi đã không thể loại bỏ các tâm chấp trước và lòng thù hận, những khảo nghiệm và khó khăn ngày một thêm vào cho đến khi trở nên quá lớn để tôi có thể vượt qua được. Tôi có các triệu chứng bệnh nghiêm trọng, tôi nôn ra tất cả những gì được ăn vào. Tôi khó thở khi ngồi dậy và mặt tôi trở nên vàng lợt. Gia đình tôi không nghĩ rằng tôi có thể sống được nữa. Dù vậy đi nữa, chồng tôi vẫn bỏ mặc tôi. Với sự điểm hóa của Sư Phụ và chính niệm không ngừng của các đồng tu, tôi cầu xin Sư Phụ trong tâm giúp tôi thực sự loại bỏ sinh tử, và vượt qua khó nạn này.
Sau đó, các đồng tu chia sẻ quan điểm của mình, “Vấn đề này là do tâm chấp trước đã lâu ngày của cô. Yêu là tình, nhưng không phải hận cũng là tình sao?” Bây giờ tôi đã hiểu. Tôi vẫn nhìn các sự việc với tâm người thường. Tôi đã không nhìn vào bên trong, mà than phiền gia đình đã đối xử tệ và bất công với mình. Tất cả những điều này thật sự ảnh hưởng đến khả năng cứu người của tôi. Có quá nhiều sinh mệnh đang đợi tôi để được cứu, nhưng tôi thật sự đã rớt xuống tầng người thường này vì tình. Tôi đã lãng phí thời gian mà tôi có thể dùng để cứu người, vậy không phải đó là một tội ác sao? Tôi phải loại bỏ tâm chấp trước vào tình cảm này, tiêu trừ can nhiễu và sự bức hại xuất phát từ tâm chấp trước, đối xử với chồng mình bằng tâm từ bi, và cân bằng tốt môi trường gia đình.
Sau khi tôi tìm thấy tâm chấp trước này, tâm tôi đột nhiên trở nên rất thoải mái. Tôi tăng cường phát chính niệm, thanh trừ hết thảy tà ác và nhân tố bất chính trong môi trường xung quanh, các tà linh cộng sản và hắc quỷ đã bức hại gia đình tôi, và hoàn toàn giải quyết lòng thù hận với tâm từ bi. Ngôi nhà trở nên yên tĩnh hơn và chồng tôi không còn ném chén bát hay chửi thề nữa.
Người trải qua sự thay đổi lớn nhất trong gia đình là mẹ tôi. Sau khi tôi bị bại liệt do bị tra tấn, tôi mất khả năng tự chăm sóc cho chính mình, do đó mẹ đến nhà để chăm sóc tôi. Bởi vì tôi là học viên Đại Pháp, bà cảm thấy sợ và lo lắng. Thêm vào đó, chồng tôi không đối xử tốt với tôi, và không thiện cảm với bà. Mẹ luôn là con người quyết đoán, thế mà giờ đây mẹ phải phục vụ tôi ở nhà và chịu đựng sự thiếu tôn trọng của con rể. Bà không thể chịu đựng được và trút hết nỗi giận lên tôi. Khi bà không vui, bà khóc và chửi, muốn tôi ly dị, cầu cho tôi chết đi, và thường xuyên dọa tôi rằng bà sẽ không chăm sóc tôi nữa.
Bất kể là tôi cố làm gì đi nữa, bà luôn hiểu lầm tôi, và nói rằng tôi đã không có ý tốt. Khi bà liên tục la mắng tôi, tôi buồn và thậm chí trở nên rất tức giận một lúc sau đó. Tôi nghĩ, “Con đã đối xử tốt với mẹ trước đây. Giờ đây con trở thành một gánh nặng, mẹ lại đối xử như vậy với con.” Mặc dù tôi không nói gì cả, tôi cảm thấy thật bất công, và có lúc bật khóc. Tôi đã không làm được điều Sư Phụ nói,
“… Người luyện công các vị đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu.” (Chuyển Pháp Luân)
“Chịu đựng với tức giận oán trách hay nước mắt là cái nhẫn của người đời, vốn có nhiều chấp trước. Chịu đựng chẳng tức giận hay oán trách là cái nhẫn của kẻ tu luyện.” (“Nhẫn là gì” từ Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Lúc tôi than thở trong nước mắt với các đồng tu, họ nói, “Cô nên siêng năng học bài “Chuyển hóa nghiệp lực” trong Chuyển Pháp Luân.” Sau khi tôi đọc mục này, tôi đột nhiên cảm thấy sự khai mở và nhẹ nhàng, và hiểu rằng tất cả sự việc này là để tôi đề cao tâm tính, thế mà tôi đã chấp trước vào tình cảm và không thể buông bỏ nó. Khi tâm tính tôi đề cao, mẹ tôi cũng trở nên thay đổi. Bà không còn phàn nàn mỗi khi tôi lên mạng hoặc học Pháp với các con. Bà đeo phù hiệu Pháp Luân, và chi trả tiền in ấn tài liệu giảng chân tướng. Bà đã giải thích sự thật nếu có ai nói không tốt về Đại Pháp. Khi chúng tôi học Pháp, bà ngồi kế bên và lắng nghe, và đọc một đoạn lúc bà cao hứng. Bà nói với em tôi, “Nói ‘Pháp Luân Đại Pháp Hảo’ bất cứ lúc nào con có thể, thì con sẽ không cảm thấy đau đớn ở chỗ này hay chỗ kia nữa.” Một lần bà tự nhủ, “Con gái tôi là học viên Đại Pháp, tôi là mẹ của học viên Đại Pháp, các học viên là người tốt, hãy đưa tôi cùng lên thiên thượng trong tương lai, Sư Phụ Lý là người vĩ đại nhất.”
Sau đó tôi ngộ ra rằng môi trường này là để tôi tu luyện, để nhận ra các tâm chấp trước của mình và loại bỏ chúng trong mâu thuẫn, để tu chính bản thân, để đề cao, và để thật sự thấu hiểu điều Sư Phụ giảng:
“Tôi đã giảng rồi, tất cả những gì xảy ra hôm nay trong xã hội người thường là do tư tưởng của đệ tử Đại Pháp mà ra.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia 2002 Mỹ Quốc”)
“Tất cả các tâm chấp trước, miễn là chư vị có, thì cần phải vứt bỏ trong những hoàn cảnh các loại. Sẽ làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; chính là tu luyện như thế.”(Chuyển Pháp Luân)
2. Bước đi trên con đường của chính mình trong những hoàn cảnh bất lợi
Tôi thật sự cảm thấy tệ hơn cả cái chết trong thời gian đó – sự đau đớn của thân thể, áp lực tài chính và tâm lý, các đồng tu không hiểu cho các khó khăn của tôi và sự đe dọa của cảnh sát đối với gia đình tôi. Cảnh sát thậm chí muốn lấy đi điểm phân phát tài liệu giảng chân tướng của tôi. Tất cả các khổ nạn xảy ra đồng lúc, như Sư Phụ giảng,
“Bách khổ nhất tề giáng,
Khán kỳ như hà hoạt,”
(“Khổ kỳ tâm chí” – Hồng Ngâm)
Tạm dịch
“Trăm khổ cùng giáng xuống,
Xem sống nổi ra sao.”
Chồng tôi cảnh cáo tôi lúc ấy, “Nếu em vẫn tiếp tục công việc, thì anh có thể ở lại cùng em. Nhưng nếu mất việc, anh không thể ủng hộ em nữa.” Khi cảnh sát đến nói chuyện với anh, anh rất sợ. Tôi đã lên giường đi ngủ khi phòng 610 cử ba người đến thẩm vấn tôi. Họ nói, “Có người đã phản bội cô, nhưng cô vẫn bảo vệ họ. Nếu cô không khai, chúng tôi sẽ bắt giam cô, lúc đó cô sẽ mất việc.” Tuy nhiên tôi vẫn cương quyết rằng tôi sẽ không phản bội các đồng tu khác, và kiên định từ chối. Sau khi nghe được những lời tôi nói, trưởng Phòng 610 đã đứng dậy, nhìn ra ngoài cửa sổ, và suy tư trong một lúc lâu. Ông lặng lẽ đặt 100 NDT lên bàn, và bỏ đi. Từ đó ông không còn quay lại nữa.
Bởi vì tôi đã không thể vượt qua khảo nghiệm về tình cảm gia đình và đề cao bản thân, tà ác đã nắm lấy cơ hội này để bức hại tôi. Mông tôi loét đến tận xương do lâu ngày nằm liệt trên giường. Gia đình tôi lo sợ, nên gửi tôi đến bệnh viện. Bệnh viện không trị được bệnh cho tôi, và tôi gần như mất cả mạng sống do dị ứng thuốc. Tôi đã không còn tiền để đi về nhà bởi tôi đã tiêu hơn 20.000 NDT. Sau đó, các đồng tu, hết người này đến người khác, cho tôi mượn, gom góp được 7.000 NDT. Tôi tích cóp cả năm để có thể trả lại cho họ, nhưng họ không muốn nhận. Tôi nói trong nước mắt, “Tôi đã nói tôi không có tiền, nhưng tôi không thể dùng tiền của các đồng tu được. Tôi có niềm tin rằng Sư Phụ sẽ không để tôi thiếu cái ăn. Sư Phụ đã trải qua thời gian khó khăn như vậy khi giảng Pháp, và đã không đòi tiền của các học viên, làm sao mà tôi có thể làm vậy được. Vào thời gian khó khăn nhất, tôi đã được các bạn giúp đỡ. Tôi thật sự biết ơn.” Tuy vậy, họ vẫn không nhận tiền, và nói tôi dùng số tiền ấy cho các địa điểm sản xuất tài liệu để cứu người.
Lúc ấy, tôi cần chắc rằng mình sử dụng số tiền ấy hợp lý, cũng như đối đãi hợp lý với lời khen của các đồng tu.
Nhiều người trong số họ khen tôi đã vượt qua các khổ nạn, và nói tôi đã tích được đại đức ngần nào. Ban đầu tôi ngại ngùng từ chối những lời khen ấy. Nhưng sau khi học các bài giảng mới, tôi chia sẻ với các đồng tu rằng tà ác đã dùi vào tâm chấp trước của tôi để đàn áp tôi. Tôi đã không tu luyện tốt; đây không phải là con đường mà tôi muốn, cũng không phải con đường tu luyện mà Sư Phụ đã an bài. Đề cao khi chịu đựng khổ nạn và cứu độ chúng sinh là con đường chúng ta muốn. Đôi lúc chúng ta biết đây là một khảo nghiệm khi chúng ta đối mặt với khó khăn, nhưng khi đối mặt với các lời khen tặng, chúng ta rất dễ lấy làm tự mãn. Tôi không muốn phạm sai lầm về mặt này.
Các đồng tu trong vùng quyết định khôi phục lại nhóm học Pháp. Tôi nhận thấy nhiều học viên đã không đọc Luận Ngữ trong suốt những năm đó, có các tình trạng nghiêm trọng như thêm chữ, thiếu chữ và đọc không đúng. Một số học viên mới đã không làm tốt về mặt tôn trọng Sư Phụ và Pháp. Ban đầu tôi ngại chỉ ra các điểm này. Tôi sợ tôi sẽ làm họ buồn, và sợ họ nói tôi thể hiện. Khi tôi loại bỏ tâm sợ hãi và làm việc này dựa trên cơ sở trách nhiệm với Pháp, các đồng tu nhanh chóng tự mình sửa sai. Đó là do tâm không chính của tôi đã tạo nên hành vi không phù hợp này.
Mặc dù tôi không thể đi ra ngoài để giảng chân tướng và cứu người, tôi vẫn còn đôi tay. Do đó, các đồng tu mang các tài liệu cho tôi. Sau đó tôi giúp họ xếp chúng lại, viết địa chỉ nhà, và gửi thư. Thỉnh thoảng hai đứa nhỏ (tiểu đệ tử) giúp tôi phân phát đĩa DVD, các tài liệu khác, và dán áp phích. Các con trở nên dũng cảm và có kinh nghiệm sau khi làm các công việc này trong thời gian dài. Các học viên mang cho tôi các tờ tiền giấy mà tôi đã in lên trên đó “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, cứu mạng trong tai kiếp.” Tôi in lên mỗi tờ tiền tôi có. Cả nhà tôi đều dùng tiền có các chữ này bên trên để mua sắm, do vậy các chủ tiệm quanh nhà hiện nay đều dùng nó.
Với sự kiên quyết của tôi, các đồng tu đã giúp tôi mua máy vi tính. Tôi rất hạnh phúc. Tôi sắp xếp lại các trường hợp đàn áp ở địa phương, thu thập số điện thoại và gửi đến trang Minh Huệ. Hơn thế nữa, tôi có thể đọc các bài viết mới đăng trên Minh Huệ; các chia sẻ kinh nghiệm của các đồng tu thường khuyến khích tôi và thúc giục tôi tinh tấn hơn nữa.
Hơn mười năm với khổ nạn không ngừng, điều Sư Phụ giảng đã trở thành hiện thực,
“Chân niệm hóa khai
Mãn thiên tình”
(Cảm Khái 29-6-2010)
Sư Phụ còn giảng:
“Giờ phút này quý báu không đo lường được. [Chư vị phải] hoàn tất đoạn đường cuối cùng này tốt là điều vĩ đại nhất.” (“Giảng Pháp tại thành phố Chicago”)
Tất cả chúng ta cần theo sát Sư Phụ, và Pháp trong thời kì Chính Pháp này. Các học viên Đại Pháp trong thời kì Chính Pháp sẽ được ban cho hạnh phúc và vinh quang. Chúng ta hãy trân quý cơ hội tuyệt vời này mà Sư Phụ đã ban cho. Chúng ta hãy đi mỗi bước thật tốt trong tương lai và không để lại bất kỳ hối hận nào cho chúng ta, hoặc cho chúng sinh của chúng ta. Sư Phụ và chúng sinh đang đợi chúng ta trở về. Hợp Thập! Cảm tạ Sư Phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!
______________________________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/12/232324.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/2/121731.html
Đăng ngày 15-02-2011. Bản dịch sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản