Bài viết của Ngô Tư Tĩnh ở Đức

[MINH HUỆ 30-12-2010] Vào chiều ngày 28 tháng 12 năm 2010, Pháp Hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của khu vực nói tiếng Đức được tổ chức tại Wewesburg, Đức. Tám học viên Pháp Luân Công người Phương Tây và Trung Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Chính Pháp của mình.

Phối hợp tốt, không đổ lỗi cho nhau

Andre là một thành viên của nhóm điều phối ở Bregenz. Ông đã miêu tả việc làm thế nào để loại bỏ thành kiến đối với các bạn đồng tu khác trong quá trình phối hợp. Ông cũng có được một sự hiểu biết về hợp tác vô điều kiện thông qua kinh nghiệm trong việc làm quảng cáo.

Andre nhận thấy rằng một trong những yếu tố chính của sự thành công của họ là không ai trong số các học viên đổ lỗi cho nhau hay nghĩ rằng người khác đã làm sai. Không ai muốn đạt được bất cứ điều gì, họ chỉ muốn thực hiện tốt công việc. Dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa, kỳ tích sẽ xảy ra khi các học viên có khả năng phối hợp với nhau vô điều kiện.

Từ không biết gì về máy vi tính đến trợ Sư Chính Pháp bằng cách sử dụng máy vi tính

Bà Thái gần 60 tuổi. Để được tham gia vào một hạng mục Chứng thực Pháp, bà đã loại bỏ ác cảm của bà đối với máy vi tính và học kỹ năng về máy vi tính. Lúc đầu bà chỉ muốn tìm hiểu những gì bà phải học và không gì hơn. Sau đó, thấy rằng máy tính thực sự có thể tạo sự khác biệt trong cứu độ chúng sinh, bà đã quyết định tìm hiểu thêm. Bằng cách khắc phục những khó khăn, đề cao tâm tính, và thực sự nắm bắt các kỹ năng máy vi tính, bà đã hoàn toàn thoát khỏi ác cảm của mình đối với máy vi tính và có được sự tự tin. Từ việc đơn giản truy cập Internet, gửi e-mail, và gõ các ký tự Trung Quốc, đến xử lý các bài viết từ các trang web và chèn video vào các trang web, các kỹ năng máy tính của bà đã trở thành một công cụ hữu ích trong việc trợ Sư Chính Pháp.

Nhận ra nhiều ưu điểm của các học viên khác

Một học viên khác đảm nhận trách nhiệm đào tạo nhân viên dàn trang báo, và nhiều chấp trước của ông đã được bộc lộ ra trong công việc này. Ví dụ, ông vô tình hình thành một khái niệm là cách dàn trang của ông tốt hơn so với bất kỳ ai, có thói quen nhìn vào lỗi của người khác, hơn là nhìn vào điểm tốt của họ, và cuối cùng không còn tin tưởng vào thành quả của các bạn đồng tu. Ông đã phải xem xét cẩn thận sản phẩm của họ, và điều này gây nhiều áp lực lên họ, khiến họ khó phối hợp với nhau. Khi ông nhận được phản hồi từ một nhân viên, nói rằng cô cảm thấy như đang bị trói buộc, ông bắt đầu nhìn vào trong và thấy những chấp trước của bản thân. Ông ngay lập tức giảm bớt những chỉ trích về công việc của người khác và đã tạo cho họ thoải mái hơn. Thật ngạc nhiên, chất lượng của việc trình bày đã tốt hơn với ngày càng ít lỗi hơn. Ông nhận ra rằng những người khác có rất nhiều điểm mạnh. Trong nhiều khía cạnh,  ban đầu, họ có nhiều ý tưởng sáng tạo, và bây giờ họ được tự do thể hiện chúng. Mọi người đều có những điểm mạnh riêng của mình, và chúng bổ sung cho nhau.

Hướng nội vô điều kiện

Stefan đã miêu tả làm thế nào anh và một học viên khác tổ chức một chuyến xe buýt đưa 50 người đến một thành phố khác cho một chương trình biểu diễn Thần Vận. Trong quá trình này, anh đã vứt bỏ nhiều quan niệm của con người cùng những nghi ngờ và cuối cùng đã có kết quả tốt. Là một học viên mới tu luyện chỉ i được vài năm, anh ngày càng có thể thấy đệ tử Đại Pháp vĩ đại như thế nào—tất cả mọi người đều đang làm những việc để cứu độ chúng sinh. Một số học viên quanh năm thường xuyên giảng rõ sự thật cho du khách người Trung Quốc để giúp họ thoái xuất đảng Cộng Sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó, những người khác tổ chức thành công những chuyến xe buýt đưa người đến với các buổi biểu diễn Thần Vận ở các thành phố khác, vẫn còn những người khác giảng rõ sự thật cho các chính trị gia, và v.v. Là đồng tu của họ, Stefan rất rất biết ơn từ tận đáy lòng mình.

Loại bỏ chấp trước sợ hãi

Bà Vương chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc tổ chức các bài viết cho Pháp Hội. Mỗi lần bà nhận được một bản thảo, bà phải quyết định xem nội dung có phù hợp để được đọc tại Pháp Hội không. Lúc đầu, bà Vương có nhiều mối lo ngại: “Nếu tôi xóa đoạn này và người học viên hỏi tôi tại sao, tôi có nên trực tiếp chỉ ra chấp trước của anh ấy, nói rằng đoạn này chứng thực bản thân anh ấy và đổ lỗi cho những người khác, hơn là chứng thực Pháp không? Liệu anh ấy có thể chấp nhận điều đó không? Chẳng phải mỗi học viên đều đang làm việc vì Đại Pháp sao? Liệu anh ấy có tranh cãi với tôi không? Tôi không quen biết anh ấy, tôi thậm khí không biết anh ấy, liệu anh ấy có nói rằng tôi quá độc đoán không?” Sau đó một đồng tu nói với bà: “Chị phải có trách nhiệm với Pháp Hội.” Điều này đã làm cho bà Vương nhận ra rằng những chấp trước vào sợ hãi và bản thân bà phải bị bỏ ở phía sau để đảm bảo chất lượng bài viết cho Pháp Hội.

Từ bị động đến chủ động trợ Sư Chính Pháp

Bà Dương nhớ lại việc tổ chức các buổi biểu diễn Thần Vận năm 2009 và 2010. Bà đã từng cảm thấy khó khăn để liên lạc với các học viên ở các thành phố khác. Nhiều lần bà đã hỏi Sư Phụ trước bức ảnh của Ngài: “Sư Phụ, tại sao con được yêu cầu làm điều này? Có nhiều bạn đồng tu với khả năng tốt hơn con; con phải làm điều đó sao?” Thỉnh thoảng bà cũng phàn nàn: “Tôi đã nói với người đó rất nhiều lần, nhưng vẫn không hiệu quả. Bây giờ tôi lại phải nói với anh ta nữa. Tại sao anh ta không thể hiểu những gì tôi nói?” Sư Phụ yêu cầu chúng ta hình thành một chỉnh thể để làm việc. Để không làm trái những yêu cầu của Sư Phụ, bà Dương đã phải phối hợp với các học viên ở những thành phố khác. Một ngày bà bỗng nhiên nhận ra rằng, trên con đường chứng thực Pháp của bà, bà đã rất bị động, để Sư Phụ “thúc giục” bà. Suy nghĩ về việc chúng ta ở trên trái đất đơn giản để trợ Sư Chính Pháp như thế nào, thái độ của bà đã thay đổi từ bị động sang chủ động. Khi đối mặt các vấn đề, bà ấy bây giờ có thể nói với Sư Phụ ở trong tâm: “Không vấn đề gì, con sẽ làm điều đó.”

Loại bỏ chấp trước được nhìn nhận

Tổng biên tập mỹ thuật của Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Đức nhớ lại rằng khi cô chỉ mới bắt đầu công việc, cô đã rất lo lắng về việc được nhìn nhận bởi các nhân viên khác. Cô hy vọng rằng mọi người sẽ nói với cô rằng tất cả mọi thứ cô làm là đúng. Nếu công việc của cô hay bản thân cô từng bị chỉ trích, cô rơi vào một tâm trạng tồi tệ, không thể lắng nghe những lời phê bình, và trở nên quá kích động. Điều này sau đó đã ảnh hưởng đến công việc, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Thông qua học Pháp, cô nhận ra rằng cô luôn coi những lời chỉ chỉ trích của người khác đối với việc làm của cô như là một sự công kích của cá nhân đối với bản thân mình. Tìm kiếm sự tán thành của người khác đã trở thành một chấp trước. Cô dần dần đã vứt bỏ sự ích kỷ và không coi những lời chỉ trích như những bất bình cá nhân phản đối cô. Giờ đây cô đã có thể phát hiện ra những thiếu sót của chính mình.

Sau Pháp Hội, nhiều học viên nói rằng họ đã học được rất nhiều từ những bài viết được đọc. Ví dụ, họ thấy rằng chính tín của các học viên vào Sư Phụ ảnh hưởng tích cực đến các hạng mục chứng thực Pháp; họ nhìn thấy cách để thực sự hướng nội. Một số ví dụ khác, chẳng hạn việc tạo ra những đột phá của các học viên và việc vứt bỏ cái tôi của họ, cũng gây được nhiều cảm hứng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/30/二零一零年德语区法会圆满结束-234280.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/8/122375.html

Đăng ngày 19-01-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share