Theo Phi Bộc
[MINH HUỆ 26-12-2010] Khi thực hiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không quan tâm về vị trí xã hội của các học viên Pháp Luân Công. Không đếm xỉa tới những đóng góp mà một học viên có thể tạo dựng cho xã hội hay người đó có năng lực thế nào, hoặc những tác động tiêu cực sẽ xảy ra ở trong nước hay quốc tế, cuộc bức hại đã được tiến hành một cách hết sức tàn nhẫn. Trong việc bức hại nhân tài từ mọi tầng lớp xã hội trong xã hội chủ đạo ở Trung Quốc, ĐCSTQ đã nhanh chóng phá hủy một bộ phận xã hội lớn là thành phần tinh túy, và là hiện thân của những tiêu chuẩn đạo đức cao quý, cuộc bức hại đã giáng một đòn mạnh vào toàn thể xã hội và người dân Trung Quốc.
Bà Chu Dĩnh, một công nhân gương mẫu quốc gia, bị tra tấn đến chết trong Trại giam
Ngày 27 tháng 12 năm 2010, Minh Huệ Net đã báo cáo trường hợp bà Chu Dĩnh, từng là một đại biểu tham dự Hội đồng nhân dân quốc gia, và là một công nhân gương mẫu ở thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam, đã bị lừa ra khỏi nhà và bị Ngụy Quang Lôi cùng nhiều công an ở Đồn công an Đông Đại Nhai bắt giữ vào ngày 27 tháng 9 năm 2010. Theo nhiều nguồn tin nội bộ ở Trung Quốc, bà đã bị ngược đãi đến chết tại Trại giam thành phố Tân Hương vào khoảng 4 giờ sáng ngày 30 tháng 11, gần năm tuần sau khi bị công an giam giữ. Thi thể bà Chu được mai táng vào ngày 2 tháng 12 năm 2010. Bà Chu bắt đầu tập Pháp Luân Công khi bà đang đấu tranh với bệnh ung thư, và căn bệnh đó đã biến mất thông qua việc tu luyện của bà.
Mất ông Trương Kiến Bình có thể khiến Công ty xi măng phía nam mất doanh thu hàng tỷ nhân dân tệ
Tại cùng thời điểm, Minh Huệ Net đã báo cáo trường hợp bắt giữ ông Trương Kiến Bình, phó tổng giám đốc Công ty sản xuất và công nghệ thuộc Công ty xi măng phía nam ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Ông Trương bị bắt vào ngày 28 tháng 11 năm 2010 và bị giam tại Trại giam Hàng Châu.
Ông Trương là trưởng Ban chuyên viên khai thác mỏ thuộc Công ty xi măng phía nam, giám sát việc khai thác mỏ. Ông Lý Thụ Hải, phó chủ tịch điều hành công ty, đã đánh giá cao chuyên môn và những cống hiến của ông Trương. Ông Lý nhận xét rằng không ai có thể thay thế ông Trương, việc mất ông có thể khiến công ty mất doanh thu hàng tỷ nhân dân tệ.
Trong số tháng 11 của Tạp chí xi măng Trung Quốc, một báo cáo đặc biệt và tổng hợp về tài nguyên mỏ của Công ty xi măng phía Nam, đã miêu tả ông Trương như một người quản lý chuyên môn giàu kinh nghiệm, với đầy đủ kinh nghiệm thực tế, sắc sảo, chuyên nghiệp và quyết đoán. Ông đáp ứng đầy đủ về mọi khía cạnh của công ty khai thác mỏ. Năm 2009, ông Trương được trao tặng “Giải thưởng đóng góp nổi bật” trong lĩnh vực khai thác xi măng bởi Hiệp hội xi măng Trung Quốc.
Trong lúc bị giam, ông Trương nhận được giải ba cho những nghiên cứu của mình. Ông đã lên kế hoạch diễn thuyết tại Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông vào ngày 7 tháng 12 năm 2010 và dự định đến Nhật Bản để trao đổi công nghệ vào tháng 1 năm 2011.
Luật sư ngay thẳng, anh Vương Vĩnh Hàng bị kết án bảy năm tù
Ngày 18 tháng 12 năm 2010, Minh Huệ Net đã báo cáo rằng nhiều tù nhân được các lính canh ở Đội 18 thuộc Nhà tù Thẩm Dương số 1 gợi ý đánh đập dã man anh Vương Vĩnh Hàng vào tối ngày 11 tháng 10 năm 2010. Anh Vương, một luật sư ở thành phố Đại Liên, đã bị kết án bảy năm tù vì đã lên tiếng thay mặt cho Pháp Luân Công. Trong số các lính canh đã khuyến khích đánh anh Vương có Lý Sĩ Quảng, Bành Lực, và Lưu Thưởng. Sáng ngày hôm sau, anh Vương lại bị đánh. Sau đó anh Vương bị giam riêng biệt trong một phòng giam nhỏ để tiếp tục bị tra tấn về thể xác và tinh thần.
Anh Vương Vĩnh Hàng, 37 tuổi, trước đây là một luật sư tại Phòng luật Càn Quân ở tỉnh Liêu Ninh. Tháng 5 năm 2008, ông công bố một bức thư ngỏ gửi tới chủ tịch Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo, có tựa đề “Trước mắc sai lầm lớn, nay phải khắc phục ngay hậu quả” Ông chỉ ra rằng, từ quan điểm luật pháp, sai lầm chết người trong việc áp dụng Điều 300 Bộ luật hình sự đối với các học viên Pháp Luân Công dựa trên cơ sở “tổ chức và sử dụng các thành phần mê tín dị đoan, giao thiệp không công khai, tà giáo hoặc sử dụng hình thức mê tín dị đoan để âm mưu phá hoại việc thi hành và thực thi các quy định luật pháp của nhà nước.” Ông đã thỉnh nguyện lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao cần tôn trọng luật pháp. Ông yêu cầu chính quyền sửa chữa lại các quyết định sai lầm từ năm 1999 và trả tự do cho toàn bộ học viên Pháp Luân Công. Lá thư ngỏ của ông đã gây tác động lớn trong cộng đồng quốc tế.
Theo nhiều nguồn tin trong ngành công an, việc bắt giữ là theo chỉ đạo của Chu Vĩnh Khang, thành viên của Ủy ban thường trực thuộc Bộ chính trị và là viên chức cao nhất ở Trung Quốc phụ trách các vấn đề chính trị và tư pháp thay mặt cho ĐCSTQ.
Người giành giải thưởng thúc đẩy khoa học kĩ thuật của Cục điện lực bị đưa đến Trại lao động vì niềm tin của ông
Ngày 19 tháng 12 năm 2010, Minh Huệ Net có đăng tin ông Trịnh Húc Quân, từng là ứng cử viên học vị tiến sĩ của Học viện nghiên cứu điện lực Trung Quốc, là người giành giải ba do Cục khoa học và công nghệ điện lực trao tặng. Với học vấn và thành tựu trong công việc, ông Trịnh được tạo cơ hội đến thăm Đại học Liverpool ở nước Anh vào tháng 1 năm 1999. Sau khi trở về Trung Quốc, ông Trịnh bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà từ năm 2001 đến năm 2003. Vào năm 2008, ông đã bị bắt cùng với vợ. Ông bị kết án hai năm rưỡi lao động cưỡng bức.
Vợ ông, bà Tô Nam, từng là một nhân viên dân sự ở trạm đo lường liên kết với Đoàn pháo binh số 2 và Tổng cục vũ khí thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân. Bà đã chịu đựng bị tra tấn vô nhân đạo vì kiên định tập Pháp Luân Công. Bà bị kết án ba năm tù, trong thời gian đó xương trên khắp người bà Tô đã bị biến dạng. Bà không còn có thể duỗi thẳng các ngón tay hay nắm chặt lại. Trước Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, bà lại bị kết án hai năm rưỡi lao động cưỡng bức và bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, là trại nổi tiếng về sự tàn bạo. Khi thời hạn lao động cưỡng bức bất hợp pháp kết thúc, lính canh ở trại lao động đã gia hạn giam bà thêm 10 ngày.
Những gì ĐCSTQ phá hủy là đều là những người ưu tú trong xã hội chủ lưu
Trên đây chỉ là một vài trường hợp được báo cáo trong những ngày gần đây. Độc giả có thể nhận thấy rằng kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, những sự kiện như thế này hàng ngày đều được đăng trên Minh Huệ Net. Nói cách khác, ĐCSTQ đã phá hủy sự nghiệp và nhiều gia đình, và thậm chí lấy đi mạng sống của vô số người tài giỏi ở mọi tầng lớp xã hội Trung Quốc. Tại sao ĐCSTQ muốn làm điều này đối với những người tài năng, những người góp phần xây dựng sự giàu có và ổn định xã hội cho Trung Quốc hiện nay?
Về cơ bản, ĐCSTQ đã đi quá xa trong việc sử dụng bạo lực và dối trá. Nó không thể chịu đựng bất kỳ ai không đồng ý với các phương thức phá hoại và những người nắm giữ các giá trị truyền thống của xã hội loài người. Nó nhìn vào sự trung thực, đúng đắn, và cao quý của các học viên Pháp Luân Công như là một tấm gương làm nổi bật sự suy thoái của quyền lực bất hợp pháp mà nó đang nắm giữ. Kết quả là, nó không quan tâm đến những người này là như thế nào. Lịch sử của riêng ĐCSTQ đã chỉ rõ sự tàn nhẫn này. Năm 1958, khi tấn công giới trí thức, nó đánh hạ toàn bộ những người dám bày tỏ quan điểm bất đồng, bất kể là sinh viên đại học có một tương lai đầy hứa hẹn, hay giáo sư, bác sĩ, hoặc học giả có những đóng góp quan trọng cho xã hội.
Từ các trường hợp trên, chúng ta thấy rằng những người nổi bật tài năng, những người đem lại doanh thu to lớn cho các doanh nghiệp, duy trì công lý khi lên tiếng cho những người vô tội, xuất sắc trong khoa học và nghiên cứu, hoặc có những đóng góp đáng kể và trở thành một đại biểu Hội đồng nhân dân quốc gia. Trong bất kỳ xã hội bình thường nào, họ sẽ là tài sản lớn của đất nước và phục vụ như một nền tảng của sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, họ lại phải chịu đựng tất cả ngược đãi tàn nhẫn của ĐCSTQ chỉ vì niềm tin của họ vào “Chân-Thiện-Nhẫn”. Có phải ĐCSTQ chỉ tấn công Pháp Luân Công? Không. Nó đang phá hủy toàn bộ đất nước bằng cách tấn công những người con ưu tú của nó. Khi làm như vậy, ĐCSTQ đã biến chính nó trở thành kẻ thù của toàn bộ người Trung Quốc, những người gắn kết với nền văn minh Trung Quốc.
Điều mà ĐCSTQ lo sợ nhất là mất đi sự bấu víu vào quyền lực sẽ trở thành hiện thực khi bất cứ ai bắt đầu suy nghĩ một cách độc lập và bắt đầu lên tiếng thế nào là đúng và thế nào là sai. Là những người ưu tú, các học viên Pháp Luân Công có một ảnh hưởng rộng, cuộc sống của họ là những kinh nghiệm đầy thuyết phục, và lập luận của họ về các giá trị phổ thông và các quy định của pháp luật không thể bác bỏ. Đó là lý do tại sao ĐCSTQ đã dùng đến các vụ bắt giữ bí mật và xét xử không thông báo trong nỗ lực khiến các học viên, công chúng, và cộng đồng quốc tế đều im lặng.
Một dấu hiệu nữa cho thấy ĐCSTQ sắp sụp đổ, xuất phát từ thực tế là các mệnh lệnh bức hại thẳng tay những người tài năng xuất chúng đều đến từ các cấp cao nhất của chế độ, bao gồm cả Ban công vụ, và thậm chí cả thành viên của ủy ban thường trực bộ chính trị phụ trách hệ thống chính trị và tư pháp.
Sự thật đơn giản là có một số lượng lớn các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc, những người đã lựa chọn trở thành học viên Pháp Luân Công, bất chấp áp lực cũng như bàn tay sắt của chế độ. Điều này không chỉ chứng minh cho trí tuệ, lương tâm, và lòng can đảm của họ, và điều đó cũng chứng thực cho sự vĩ đại của Pháp Luân Công. Sự sợ hãi, căm ghét và tàn bạo mà ĐCSTQ mang lại khi bức hại những người Trung Quốc tài năng, đã biến ĐCSTQ trở thành kẻ thù của nhân dân Trung Quốc và sẽ chỉ đẩy nhanh sự sụp đổ của chính nó.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/26/中共对主流社会人才的迫害触目惊心-234126.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/9/122397.html
Đăng ngày: 13-02-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.