[MINH HUỆ 9-7-2010] Nhiều lính canh trong các trại lao động và nhà tù Trung Quốc đã hành động giống nhau khi nói về sự tra tấn bừa bãi các học viên Pháp Luân Công đang bị giam. Họ tin rằng không có ai sẽ làm chứng cho các học viên nạn nhân, vì vậy các lính canh tuyên bố rằng họ không sợ các đơn kiện chống lại họ. Ba ví dụ sau đây cho thấy tình trạng đó.

Trường hợp 1: Học viên bà Cao Tố Anh ở thành phố Trường Trị, tỉnh Sơn Tây

Bà Cao đã bị ngược đãi không thể tưởng tượng nổi khi ở trong Trại lao động Sơn Tây tại thành phố Thái Nguyên. Khi bà viết một bức thư vào ngày 8 tháng 8 năm 2008 để khiếu nại bản án trại lao động của bà, bà đã đối mặt với những cuộc đánh đập tàn bạo. Bà kể lại khó nạn của bà ngày hôm đó:

“… Hơn mười người nghiện ma túy và những người giám sát [các tù nhân được chỉ định giám sát các học viên] xông vào phòng học. Lưu Á Nam và Cao Chí Hoa giật lấy cây viết của tôi và dùng nó đâm vào mặt và cơ thể tôi, gây cho tôi những thương tích khắp nơi. Sau đó họ đá và đấm tôi khắp thân thể cho đến khi tôi bất tỉnh. Tất cả những người này đạp dẫm lên ngực và thân thể tôi một cách điên dại. Tôi bị đau đớn đến độ khó mà thở được.

Sau đó tôi nghe tiếng của đội trưởng Kỷ Hương Chi, ‘Cao Tố Anh thật có khả năng! Bà ta đánh được nhiều người như vậy!’ Tôi cố gắng đứng lên, bất chấp cái đau không chịu nổi. Sau khi Kỷ Hương Chi rời đi, Trưởng nhóm số 2 Trần Xuân Hương đi đến. Họ lại tra tấn tôi. Thôi Nhiên chụp lấy hai cánh tay tôi và đấm vào ngực tôi. Trần Xuân Hương hỏi đùa, ‘Có ai làm chứng cho bất kỳ cuộc đánh đập nào không?’ Thôi Nhiên tiếp tục đánh tôi và nói, “Tôi chỉ muốn đánh bà!” Cả nhóm thay phiên nhau đánh tôi cho đến khi họ mệt mỏi. Họ cũng kéo lôi tôi tới lui giữa lớp học và thềm sân thượng cho đến nửa đêm ngày hôm đó.”

Bà Cao lại bị tra tấn vào ngày 24 tháng 9 năm 2009. Theo lời bà, “Các người giám sát Lâm Nhuận Đào và Thôi Thái Hà nắm tóc tôi và đấm vào mặt tôi. Tôi lùi về phía giường, nhưng những người nghiện ma túy Trương Miêu, Liêm Lâm Tuấn và Bạch Xảo Linh lập tức đẩy tôi xuống giường và điên cuồng cào ngực tôi. Tôi cố đứng dậy và muốn chạy ra khỏi phòng, nhưng họ đã đóng cửa chặt lại. Họ không để mất thời gian và lại đánh đập tôi. Trưởng đội số 2 Trần Tuệ Như ra lệnh cho các con nghiện ma túy giữ cửa đóng. Cô ta bước tới và bắt đầu đá tôi bằng gót giày. Cô ta hỏi tôi, ‘Ai đánh bà?’ Sau đó cô ấy ra lệnh cho các người khác, “Nghe này! Tất cả các người làm chứng cho tôi là bà ta đánh các người!’”

Trường hợp 2: Học viên bà Lưu Lệ từ thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc

Bà Lưu Lệ đã bị tra tấn trong khi bà bị giam tại Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Hà Bắc giữa ngày 30 tháng 6 năm 2008 và 19 tháng 10 năm 2009. Sau đây là các ví dụ tra tấn mà bà chịu đựng: Bà bị treo lên bằng hai cánh tay với hai chân không chạm đất trong chín ngày. Các lính canh tù xé rách chiếc áo của bà và dùng một dùi cui điện để sốc điện hai núm vú của bà. Một lính canh đánh vào đầu bà Lưu bằng một dùi cui điện, gây chảy máu rất nhiều. Bà Lưu ở trong tình trạng nguy hiểm đến lúc bà được thả ra. Cho dù bà sống sót, mặt bà bị sẹo nặng vì sự tra tấn. Nữ lính canh Lưu Hạ Liễu tra tấn người nhiều nhất trong trại lao động.

Bà nói trong lá thư khiếu nại của bà chống lại Lưu Hạ Liễu và các thành phần khác liên hệ trong cuộc bức hại, “Lưu bắt tôi cởi giày ra và bắt đầu đánh vào đầu và mặt của tôi rất mạnh bằng đôi giày của tôi. Sau đó cô ta bắt tôi cúi xuống hết mức và đưa hai cánh tay của tôi lên cao sau lưng để cho đầu của tôi chấm thẳng xuống, và hai cánh tay và lưng của tôi dựa vào một vách tường. Tôi bị bắt đứng im trong tư thế đó, sau đó họ đá tôi rất mạnh nơi vùng hông và đùi của tôi.

Hai tay tôi bị cột ra sau lưng và họ đẩy tôi vào một phòng chứa đồ. Họ căng hai cánh tay và chân của tôi để cố treo tôi lên giữa hai cánh cửa sổ. Tuy nhiên, hai cánh tay tôi không đủ dài, vì vậy họ còng một bàn tay tôi vào một cánh cửa sổ và một bàn tay khác của tôi vào một ống sưởi.

Tôi nói với Lưu là có những quy định dán trên tường rằng bất cứ hình phạt thể chất nào, đánh đập, chửi mắng, hay vi phạm bằng lời nói đối với một tù nhân là bị cấm. Nhưng Lưu tiếp tục đánh và chửi mắng tôi. Cô ta nói, “Ai đánh bà? Có ai làm chứng không? Tôi sẽ buộc bà vào tội tấn công các lính canh!” Cô ta hăm doạ treo tôi lên 24 giờ đồng hồ và cấm tôi quyền sử dụng nhà cầu và ngủ.”

(Bức thư khiếu nại của bà Liu có tại https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/13/117818.html)

Trường hợp 3: Học viên ông Trần Ngạn Như ở thành phố Tĩnh Giang, tỉnh Giang Tô

Minh Huệ Net gần đây có đăng một báo cáo mà ông Trần Ngạn Như viết vào tháng 4 năm 2008, không bao lâu trước khi ông mất. Do vì môi trường khắc nghiệt tại Trung Quốc, khiến cho các học viên phải nỗ lực vô cùng mới chuyển được báo cáo của ông ra đến hải ngoại, chỉ ra các chi tiết của các loại ngược đãi áp đặt lên ông.

Sau đây là lập lại các chi tiết đã được đăng trên Minh Huệ Net: Khi ông Trần bị giữ tại Đồn cảnh sát Thành Bắc, phó đồn Trương Nhất Tâm tát vào mặt ông rất mạnh, làm thủng màng nhĩ bên trái của ông. Không bao lâu ông bị chuyển đến Đồn cảnh sát Duyệt Giang Lâu, nơi đây cảnh sát còng hai tay ông ra sau lưng trong vị trí được nâng lên một hàng rào sắt cao, khiến chỉ đầu ngón chân ông chạm đất. Họ đặt một mũ bảo hiểm mô tô lên đầu ông và dùng những vật nặng đập vào đó rất mạnh. Họ cũng cột hai đầu gối ông vào nhau với hai sợi dây nịt và dẫm lên chúng không ngừng. Cơn đau cực độ khiến ông bất tỉnh. Cảnh sát sau đó đổ nước lạnh lên ông. Sau khi ông tỉnh lại cảnh sát tiếp tục tra tấn ông. Họ không ngừng cho đến khi các sợi dây nịt bị đứt.

Trần Ngạn Như nghiêm khắc cảnh cáo họ, “Các người bất kể luật pháp và đối đãi với tôi bằng những phương cách độc ác. Tôi sẽ kiện các người trong tương lai gần đây.” Họ trả lời bằng nụ cười hoang dại, “Ai sẽ làm chứng cho ông? Ông không có nhân chứng, cũng không có thâu âm hoặc thâu hình sự tra tấn. Ông có thể kiện tôi như thế nào?” Trần Ngạn Như sau đó bị kết án đến nhà tù nơi mà ông bị tra tấn còn tàn bạo hơn. Nhà tù không thả ông ra cho đến khi ông sắp chết. Mặc dù sức khoẻ suy sụp, ông vẫn cố viết bản báo cáo phơi bày các tội ác của các cảnh sát này.

(Nguyên văn báo cáo của Trần Ngạn Như: “Các lời cuối cùng của ông Trần Ngạn Như, một học viên tại tỉnh Giang Tô” https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/22/118760.html)

Lời bình kết luận

Các ví dụ trên đây cho thấy nhiều người bức hại nghĩ rằng các học viên Pháp Luân Công không thể thắng các vụ kiện chống lại họ như thế nào. Vì họ thường tra tấn các học viên mỗi lần trong bí mật, họ tin rằng các học viên không thể có nhân chứng hoặc băng thâu âm thâu hình làm bằng chứng.

Nhiều học viên đã bị chết vì kết quả của sự tra tấn trong hơn 11 năm bức hại, khiến cho những người bức hại có cái ảo tưởng sai lầm là họ có thể mãi mãi thoát khỏi công lý cho những tội ác của họ. Nhưng điều đó có được không? Không! Tất cả những gì đã xảy ra cuối cùng sẽ được biết.

Ba người học viên nói trên đã ghi lại sự vi phạm và ngược đãi tồi tệ mà họ đã phải chịu đựng dưới cuộc bức hại. Danh tính các kẻ khủng bố và bản chất các tội ác của họ đã bị công khai trên Minh Huệ. Các học viên bị vi phạm và ngược đãi tất cả nên viết xuống những sự đau khổ của họ để phơi bày sự tàn bạo đối với họ. Minh Huệ cung cấp một nơi trọn vẹn cho các học viên tại Trung Quốc để phơi bày các kẻ bức hại và các hành động tà ác của họ. Minh Huệ là trang tin tức mà chế độ và những người đi theo nó sợ nhất! Nếu các thủ phạm biết rằng thế giới ý thức các việc làm tà ác của họ, tôi không tin là họ sẽ có thể tiếp tục hành động cách như vậy.

Tóm lại, khi các học viên Pháp Luân Công phơi bày các tội ác chống chống lại họ, họ đang bóp nghẹt các lực lượng tà ác và đánh thức người dân trên thế giới. Các câu chuyện cá nhân của họ về cuộc tra tấn và ngược đãi sẽ đưa những thủ phạm bị mang ra trước công lý. Nói cách khác, trên thực tế, họ đang làm chứng cho chính họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/9/226564.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/8/1/118980.html
Đăng ngày: 14-12-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share