[MINH HUỆ 04-07-2010] Dù những sự thật tàn bạo về cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã dần bị sàng lọc thông qua sự phong tỏa thông tin của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng người dân phương Tây đã nhận ra hơn 3000 học viên vô tội đã bị giết và hàng trăm nghìn người bị giam giữ bất hợp pháp, bị đánh, và vẫn bị tra tấn, nhiều chi tiết của cuộc bức hại này và tính toàn diện của chiến dịch do chính phủ thực hiện để triệt tận gốc những tín ngưỡng tâm linh tinh thần của hàng triệu người dân Trung Quốc hiền lành đã ít nhiều được biết đến. Lấy ví dụ, mũi nhọn của cuộc bức hại, như ĐCSTQ dùng việc bổ sung-luật pháp “hệ thống lôi kéo” để đe dọa người dân phải quy phục, và hầu hết những phần không được biết đến và thậm chí không thể tưởng tượng được ở các nước phương Tây đều được quản lý bởi quyền lực của luật pháp
Những ngày Đầu Tiên – Sự hưng thịnh của Pháp Luân Công trong khắp Trung Quốc
Trong thập kỷ 90, hàng triệu người ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, và ở các cấp bậc kinh tế, đều bị cuốn hút bởi việc tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Vào lúc sáng sớm hay tối muộn sau khi tan làm, tại các công viên trên cả nước, khung cảnh hàng trăm hay thậm chí là hàng nghìn người thực hiện các bài tập khí công hài hòa, nâng cao sức khỏe, đã trở nên khá phổ biến.
Trong thời gian đó, không có gì khác thường khi thấy một viên chức cấp cao của ĐCTQ ngồi thiền cùng với một lái xe taxi, một giáo sư đại học tập công với một công nhân nhà máy, hay một giáo viên đã nghỉ hưu dạy các động tác cho một sinh viên trẻ. Như vậy sức mạnh của nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” đã được nhiệt tình đón nhận bởi phần lớn dân số Trung Quốc, bởi điều đó đã mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp xã hội.
Với cội nguồn thâm sâu trong lịch sử Trung Quốc, Pháp Luân Công là một kho tàng của quốc gia, đó không phải những thứ riêng biệt và dễ thấy từ cuộc sống để có thể dễ dàng bị cô lập và tiêu hủy. Vì vậy nên khi Giang Trạch Dân quyết định thi hành cuộc đàn áp xấu xa của ông ta vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta và ĐCSTQ, thực vậy, đã tuyên chiến với đất nước và người dân Trung Quốc.
ĐCSTQ cố gắng sắp đặt xã hội Trung Quốc phản đối Pháp Luân Công
Để chiến thắng, người đó cần đồng minh, nên sau khi thanh trừng tất cả học viên Pháp Luân Công khỏi vị trí của họ, hệ thống ĐCSTQ đã thực hiện nhiệm vụ biến tất cả tổ chức chính phủ, cơ quan văn hóa và xã hội, và các tổ chức dân sự và quân sự thành kẻ thù của Pháp Luân Công. Với nhiệm vụ này, yêu cầu có sự tham gia của truyền thông, và đó không là vấn đề, ĐCSTQ đã có nhiều năm thực hiện việc kiểm soát tuyệt đối báo chí. Từ lúc bắt đầu cuộc bức hại, hàng ngày trên đài phát thanh, báo chí tràn ngập sự thù hận, những câu chuyện bịa đặt xấu xa về Pháp Luân Công và người sáng lập, ông Lý Hồng Chí. Rào chắn tuyên truyền hàng ngày được thiết lập chỉ giành cho một mục đích: khiến cho sự tàn bạo của chính quyền được càng nhiều người cam kết ủng hộ cả ở trong và ngoài Trung Quốc.
Trung Quốc có một hiến pháp, nhiều phòng xét xử, nhiều luật sư và có nhiều điều luật ở trong sách, nhưng quy tắc truyền thống của luật pháp là tương đối mới, và từ góc nhìn của chính quyền, hầu như không đủ linh hoạt để phục vụ nhu cầu ngay lập tức của nhà nước. Bởi vì các học viên Pháp Luân Công là những công dân tốt, trung thực, làm việc chăm chỉ, những người có được sự kính trọng và khâm phục của nhiều người trong xã hội, vậy nên trừng phạt họ theo pháp luật hiện hành, được quy định trong hiến pháp Trung Quốc xuất hiện nhiều khó khăn. Hơn nữa. Các học viên Pháp Luân Công không sợ bị bắt giam vì niềm tin của họ. Do đó, để giải quyết tình huống này, Giang Trạch Dân phải viện đến một hệ thống “luật lệ và tòa án” khác – cũng có gốc rễ sâu đậm trong lịch sử Trung Quốc – hệ thống lôi kéo.
Chi tiết của hệ thống lôi kéo đã được tiết lộ ra quốc tế trong các báo cáo bởi nhiều nhà báo phương Tây. Nhà báo đoạt giải Pulitzer, ông Ian Johnson tò mò vì sao, khi so sánh với các thành phố khác, là có một số lượng không cân đối các học viên Pháp Luân Công đã bị giết ở thành phố Duy Phường. Những kết quả của cuộc điều tra của ông, được ghi chép trong câu chuyện “ Làm thế nào một thành phố Trung Quốc viện đến sự tàn bạo để kiểm soát Pháp Luân Đại Pháp” trên tạo chí Wall Street, đã trực tiếp dẫn ông đến hệ thống lôi kéo.
Trong nghiên cứu của mình, ông Johnson đã khám phá ra rằng, đặt lên trên hệ thống luật pháp chính thức của quốc gia, có tồn tại một thể chế khác được thành lập, qua nhiều thế kỉ trước, duy nhất là phù hợp để thúc đẩy và nâng cao những nỗ lực của chế độ cộng sản độc tài nhằm duy trì sự tập trung kiểm soát tuyệt đối và khắt khe nhóm dân cư đa dạng và đang phát triển, và để cô lập hay tấn công người nào hoặc nhóm nào được nhận biết, đúng hay sai, đe dọa đến quyền lực của nhà nước.
Liên quan đến mối quan hệ của nhiều cái chết ở thành phố Duy Phường và làn sóng những người phản kháng cho Pháp Luân Công ở Quảng trường Thiên An Môn, Johnson đã viết:
“Nhiều viên chức ở Bắc Kinh đã thiết lập một cơ cấu cho các vụ giết người một năm trước đây, sau khi họ trở nên thiếu kiên nhẫn với sự xuất hiện liên tục làn sóng người phản đối từ khắp Trung Quốc về thủ đô. Quyết định những biện pháp quyết liệt là cần thiết, họ đã tiến đến một phương pháp thử – và cưỡng bức thực hiện những sắc lệnh của trung ương, một phương pháp đã được mài dũa qua nhiều thế kỉ thống trị phong kiến.”
“Dựa trên cách thức “Bảo Giáp” kiểm soát xã hội có niên đại 2,200 tuổi, hệ thống dồn trách nhiệm vào các cấp trung tâm tiếp theo, ở trên các chi nhánh, với một người chủ chịu trách nhiệm cho mọi hành động của từng người trong lãnh thổ của ông ta. Vào thời xưa, điều đó có nghĩa là người đứng đầu một gia đình hay gia tộc là người chịu trách nhiệm đóng thuế, nuôi quân và bắt tội phạm.”
(https://en.minghui.org/html/articles/2000/12/27/3724.html)
Vì vậy, lật một trang từ lịch sử phong kiến Trung Quốc, chính quyền Giang đã sử dụng những cái hiện giờ được biết đến như “hệ thống lôi kéo” để truy bắt và bức hại các học viên Pháp Luân Công. Tính năng duy nhất của hệ thống này là tập trung tuyệt đối vào kết quả kết hợp với tổng số thiếu đạo đức. Mệnh lệnh xuống từ cấp trên đến cấp dưới thông qua nhiều cấp của chính phủ: “Tôi không quan tâm ông làm như thế nào, chỉ cần việc đó được thực hiện, hoặc ông sẽ bị trừng phạt (phạt tiền, mất việc, bị đánh, bỏ tù, v…v..)”
Không giống hệ thống luật pháp thông thường ở Trung Quốc, có vai trò quan trọng nhưng chỉ là vai diễn phụ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hệ thống lôi kéo không dựa trên những tư tưởng công bằng nhất, nó cũng không được thiết kế trên nguyên tắc thiết thực trong việc tạo ra những điều tốt đẹp nhất cho con người. Mục đích duy nhất của nó là gieo rắc và bắt tuân theo ý muốn của kẻ độc tài thông qua từng cấp bậc trong xã hội.
Bản tóm tắt sự lớn mạnh trong nhà nước cộng sản
Trong suốt cuộc đời, những người dân Trung Quốc hiện đại – cả đàn ông và đàn bà –bị bao bọc trong những lớp kiểm soát của nhiều tổ chức, tất cả đều có chức năng thúc đẩy và bảo vệ lợi ích, không phải của cá nhân, nhưng là nhà nước. Từ việc kiểm soát gia đình theo lối cũ, đến ủy ban dân cư, trường học, tổ chức đảng tại nơi làm việc, đến thôn làng, thị xã, huyện, và thành phố – tất cả cho đến đỉnh – có rất ít chỗ cho việc tự do lựa chọn, và tất cả khía cạnh của cuộc sống bị ràng buộc và bị xoáy vào một quyền lực cao hơn. Quyền lực cao hơn đó không phải là Thần. Nó là đất nước, với hiện thân là nhà độc tài đứng đầu đất nước.
Mọi cấp bậc của nhiều tổ chức đều phụng sự như “các chính phủ – thu nhỏ” và phục vụ lợi ích cho quyền lực trung ương. Và nếu điều này không đủ để bao bọc các linh hồn cá nhân tham vọng trong nhiều chuỗi, nhà độc tài cũng có thể thiết lập các cơ quan hoàn toàn nằm ngoài luật pháp để giải quyết các vấn đề cụ thể, chẳng hạn như Phòng 610, được Giang Trạch Dân tạo ra với mục đích cụ thể là đàn áp và tiêu diệt Pháp Luân Công.
Khi một điều nào đó được thêm vào bức tranh của sự thật rằng nhà nước điều hành báo chí, TV, đài phát thanh, và phương tiện truyền thông khác cũng được phụng sự như một cấp độ của tổ chức phục vụ cho nhà nước, một thứ bắt đầu để có được một bức tranh đúng đắn về sức mạnh to lớn của học viên Pháp Luân Công, những người bị chống đối vào năm 1999 khi họ bị buộc phải lựa chọn giữa niềm tin tinh thần và sự an toàn của họ.
Chỉ cần người dân công nhận tính hợp pháp của quyền lực lâu đời này là cao hơn và nội dung truyền tải trong các nhánh của nó được thiết lập, sau đó là một kiểu hòa bình nào đó và là sự hòa hợp tồn tại trong vương quốc. Nhưng đây là sự yên lặng của chết chóc, không phải một nền hòa bình thật sự, không phải là gia nhập một cách tự do và công khai của những công dân được giáo dục và có hiểu biết.
Bất cứ người nào chọn đi theo một sức mạnh khác nhau, một sức mạnh cao hơn, như các học viên Pháp Luân Công, những người đi theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, được coi là kẻ thù của đất nước, những người phải bị tiêu diệt bằng bất cứ giá nào.
Từ lúc các nhà lãnh đạo chính phủ xem cuộc xung đột như là cuộc đấu tranh của sự sống và cái chết, họ cũng không ngăn lại.
Đàn áp Pháp Luân Công
Theo đó, vào năm 1999 khi Giang Trạch Dân tuyên bố cuộc chiến với Pháp Luân Công, mọi cấp chính quyền đều được huy động để phục vụ và thực hiện ý định của đất nước. Ngay cả chứng kiến việc huy động các nguồn lực của quốc gia để chống lại một nhóm người thì thật kinh khủng. Thật khó có thể hình dung khi trực tiếp trải nghiệm điều đó.
Còn nữa, điều này là chính xác những gì học viên Pháp Luân Công bị phản đối giống như toàn bộ xã hội Trung Quốc được đưa ra chống lại họ vào tháng 7 năm 1999. Từng cá nhân và từng nhóm, các học viên Pháp Luân Công đã làm điều gì, theo hiến pháp, những công dân tốt đều được khuyến khích để làm: họ làm theo luật pháp và có ý thức trách nhiệm thỉnh cầu các cơ quan thích hợp để khắc phục những bất bình chính đáng của họ. Nhưng từ khi hệ thống luật pháp chính thức mà họ kêu gọi không phải là luật pháp thật sự của đất nước, đền đáp cho những nỗ lực của họ là bị đánh đập không cần đạo lý, bị phạt tiền, bị bỏ tù, và bị tra tấn dưới hệ thống lôi kéo.
Các hệ thống lôi kéo chính trị và làm suy yếu bộ phận nền tảng của xã hội: gia đình. Nếu một học viên Pháp Luân Công không cam kết từ bỏ niềm tin tinh thần của mình, là một người trong gia đình, thường là chồng hoặc vợ, nhưng cũng có thể là cha mẹ, con, sẽ được phân công như người “bảo hộ.” Sau đó, nếu học viên tham gia vào các hoạt động mà không được chấp thuận như thỉnh nguyện công lý tại Bắc Kinh hay phát tài liệu về Pháp Luân Công, người bảo hộ sẽ bị trừng phạt theo nhiều cách, kể cả bị phạt tiền, mất việc, bị đánh, hoặc thậm chí bị đưa đến một trại giam.
Một áp lực lớn được đưa đến cho hai vợ chồng. Một người chồng có vợ tập Pháp Luân Công sẽ nhận được một tối hậu thư từ lãnh đạo chỗ làm của ông, hoặc ly hôn hay mất việc. Bằng cách này, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị mất nhà cửa và gia đình, là áp lực bên ngoài được gây ra thông qua hệ thống lôi kéo.
Trong những năm đầu của cuộc bức hại, khi các học viên bị bắt ở Quảng trường Thiên An Môn, họ từ chối không cho công an biết tên hoặc địa chỉ, ngay cả khi bị đánh đập tàn nhẫn. Điều đó để bảo vệ cho gia đình và chỗ làm khỏi sự báo thù của hệ thống lôi kéo; vì một khi chính quyền xác định được danh tính của học viên, những người gần gũi với học viên cũng bị liên lụy.
“Trình Chiến và Lý Hiểu Quân, hai học viên Pháp Luân Công ở Thành Đô, đã bị bắt và bị đưa vào tù. Nhà họ bị phá hoại, và công an địa phương tiến hành bắt hàng chục người trong gia đình họ. Hai học viên đã bị giam 15 ngày, họ chỉ được thả sau khi chỗ làm và họ hàng trả số tiền phạt 3,000 nhân dân tệ (khoảng 6 tháng lương của họ). Nhiều người trong đó đã bị nhiều vết thâm tím do bị công an tra tấn và bị đánh bởi tù nhân ở trong tù (Ngay cả tù nhân cũng bị “lôi kéo”. Nếu họ giám sát và đánh đập học viên, họ sẽ được giảm án). Thêm vào đó, trong lúc bị công an giam giữ, họ bị yêu cầu phải lao động nặng nhọc từ 18 đến 19 tiếng mỗi ngày và chỉ được cung cấp đủ thứ ăn để không bị đói.”
(https://en.minghui.org/html/articles/2001/2/3/4849.html)
Đó là một bức tranh về cuộc sống gia đình của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, đặc biệt là trong những năm đầu của cuộc bức hại. Và nó cũng xảy ra như vậy ở ủy ban khu dân cư, nơi làm việc, trường học, và xuyên suốt mọi cấp độ của chính quyền. Trong khi đó, từng cấp bậc của tổ chức cũng gây áp lực riêng lên cấp dưới để cô lập và đe dọa các học viên từ bỏ niềm tin của họ, các phương tiện truyền thông nhà nước tiếp tục tài trợ để tận dụng để gây thù hận đối với Pháp Luân Công bằng cách tuyên truyền một loạt những lời dối trá và những câu chuyện bịa đặt khắp đất nước. Bằng cách thức này, cuộc đàn áp Pháp Luân Công phủ rộng khắp cả nước như một đám sương mù chết chóc, lan đến từng góc nhỏ của xã hội, không có người nào hay một địa điểm nào bị bỏ qua. Dù một số học viên sống trên đường phố trong cảnh nghèo khó để duy trì sự tự do của họ, nhưng đa số, không có nơi để trốn tránh, và có rất ít nơi để người ta có thể thoát khỏi sự giám sát của người nào đó làm việc liên quan với chính quyền.
Luôn nghĩ đến người khác và dũng cảm, học viên Pháp Luân Công đã dành bất cứ nguồn lực tài chính nào họ có tập trung in và phát tài liệu xóa bỏ sự giả dối và nói sự thật về những hoạt động bất hợp pháp và vô đạo đứ của chính phủ Trung Quốc. Đồng hành chỉ với sự thật, các học viên tản ra khắp các thành phố của Trung Quốc và nông thôn mỗi ngày để vượt qua bức tường giả dối, và những nỗ lực của họ cuối cùng đã có thành công lớn, càng nhiều người đã biết sự thật về cuộc đàn áp và bắt đầu đứng lên phản đối nó. Trong khi đó, mặc dù họ nhận tài trợ khủng bố của nhà nước trong mười một năm, nhưng không có báo cáo đáng tin cậy nào của bất kỳ học viên Pháp Luân Công đáp lại bằng bạo lực để chống lại những kẻ hành hạ họ.
Xu hướng đang đổi chiều
Mọi thứ không phải luôn luôn như họ giả định, và nó đang trở nên rõ ràng hơn mỗi ngày mà điểm yếu lớn nhất của chính quyền cộng sản nằm lộ trong những gì được coi là sức mạnh lớn nhất của nó. Một mặt, hệ thống lôi kéo nâng cao hiệu quả rất lớn của cuộc đàn áp Pháp Luân Công, vì nó buộc hàng triệu người tham gia và hành động như đại diện của chính quyền, trong khi cùng lúc hàng triệu người phải im lặng vì khiếp sợ.
Mặt khác, ở nơi làm việc, trường học, bệnh viện – trong mỗi tổ chức tại Trung Quốc, nơi mà người dân bị cưỡng chế, hoặc liên quan đến hỗ trợ bức hại – những người có lương tâm và có cảm nhận bẩm sinh về công bằng đã trực tiếp thấy được bản chất tà ác của chính phủ này và lòng nhân ái của học viên Pháp Luân Công. Nếu họ không bị lôi kéo, họ đã có thể cùng theo đuổi lợi ích bản thân mà không cần dừng lại để nghĩ sâu xa về những vấn đề cơ bản liên quan đến thiện và ác.
Hơn nữa, mỗi người trong hàng triệu học viên Pháp Luân Công, người bị bức hại có người thân, bạn bè và đồng nghiệp tại nơi làm việc, những người biết họ là những người tốt bị bức hại phi lý. Nhiều người trong số đó cũng tự cảm thấy sự nặng tay của công an do các mối quan hệ của họ với học viên. Bằng cách này, hàng triệu người chưa biết, bây giờ đã biết sự thật, những người theo cách khác vẫn ở lại trong bóng tối.
Làm thế nào để học viên Pháp Luân Công giữ vững trước những cố gắng tuyệt đối và toàn diện để diệt trừ họ? Thực tế ngay cả sau mười một năm bị ngược đãi hoàn toàn khắc nghiệt, các học viên Pháp Luân Công vẫn đứng vững, là một minh chứng cho sự vĩ đại của các học viên và nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” mà họ duy trì, ngay cả khi mất đi mạng sống của họ.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118326.html
Đăng ngày 05-01-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.