[MINH HUỆ 22-11-2010] Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trên mạng Internet lần thứ Bảy dành cho các học viên tại Trung Quốc đã được tổ chức suốt 19 ngày, bắt đầu từ mùng 3 tháng Mười Một và kết thúc vào ngày 21 tháng Mười Một. Tổng cộng đã có 177 bài chia sẻ kinh nghiệm được công bố.
Qua những bài chia sẻ này, chúng ta có thể nhận thấy chân tướng về Pháp Luân Công đã được truyền sâu rộng khắp Trung Quốc, và cuộc đàn áp đang ngày càng trở nên không hợp với lòng dân. Nhiều học viên mới đang bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, và đang tiến bộ nhanh chóng trong tu luyện. Hầu hết các học viên tại một thời điểm đã bị dao động trên con đường tu luyện do cuộc đàn áp của ĐCSTQ, cuối cùng đã quay trở lại bắt đầu tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn, nỗ lực gấp đôi để bù lại khoảng thời gian đã mất. Hiện giờ họ đều kiên định bước đi trên con đường chính Pháp và hoàn thành thệ nguyện lịch sử. Điều này giống như người sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng:
“Chớp mắt là đã mười năm trôi qua, dù cuộc bức hại có như thế nào, cũng bất quá là khiến đệ tử Đại Pháp rèn luyện thành thục.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2010)
Chân tướng được truyền rộng, nhiều học viên mới nhập môn tu luyện
Những thủ đoạn đê hèn mà ĐCSTQ đã sử dụng trong cuộc đàn áp tàn nhẫn các học viên Pháp Luân Công đã ngày càng bị phơi bày nhiều hơn, người dân đã biết được chân tướng, và nhiều người hữu duyên đã bắt đầu tu luyện. Những học viên này đã nhanh chóng đề cao trong tu luyện bản thân, nhận thức được những sứ mệnh của một đệ tử thời kỳ Chính Pháp, và tham gia vào nỗ lực giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh.
Tác giả của bài viết “Nếu có một lựa chọn, tôi sẽ chọn được đắc Pháp sớm hơn” là một học viên mới từ tỉnh Chiết Giang, vốn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng Sáu năm 2009. Trong bài viết, anh đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi đồng hóa với các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, đề cao tâm tính, và cách anh giảng chân tướng cho mọi người quanh mình, thuyết phục họ thoái Đảng và các tổ chức liên đới. Người học viên trẻ này nói “Tôi đắc Pháp quá muộn. Tôi không có cơ hội giống như những học viên khác vốn đã theo Sư phụ và duy hộ Pháp suốt cả chục năm bức hại tàn bạo. Những hành động của họ đúng là khiến trời đất cảm động. Mỗi khi tôi nghĩ về điều này, nước mắt tôi lại chảy dài. Tôi đã ở đâu khi Sư phụ và Đại Pháp đang bị lăng mạ và vu cáo. Làm sao mà tôi không hề biết gì về việc này? Tuy vậy, giờ tôi đã biết, và vì vậy giờ tôi có thể duy hộ Pháp. Tôi ước mình đã có cơ hội để đắc Pháp sớm hơn.”
Học viên lâu năm kiên định tiến bước, dùng từ bi cùng trí huệ để giảng chân tướng
Nhiều học viên lâu năm đã kể về cách họ nắm bắt thời gian để tu luyện đồng thời phơi bày cuộc bức hại, giảng chân tướng, và phản bức hại như thế nào. Tất cả điều này phản ánh sự tu luyện kiên định vững vàng của các học viên lâu năm. Ví dụ, tác giả của bài chia sẻ “Kinh nghiệm về việc sản xuất tài liệu giảng chân tướng suốt tám năm qua” đã kể về cách ông đã tu tâm tính trong khi chịu trách nhiệm sản xuất các tài liệu giảng chân tướng trong suốt tám năm qua. Ông đã dựa vào chính tín đối với Đại Pháp để phủ nhận bức hại và đảm bảo vận hành thông suốt điểm sản xuất tài liệu.
Tác giả của bài “Một cảnh sát đã học thuộc Pháp và tập công trong nhà tù” là một học viên lâu năm vốn đắc Pháp từ năm 1994. Bà vốn là một nhân viên cảnh sát tại thời điểm của bài viết. Trong suốt cuộc bức hại, người phụ nữ lương thiện và chính trực này đã bị khai trừ công chức, vì vậy bà đã trở thành một công nhân di trú để kiếm sống. Tuy nhiên, dù đến đâu, ưu tiên hàng đầu của bà là cứu người. Bà không tính toán tranh đua được mất cá nhân, và thuận theo chấp trước của người thường mà cứu độ họ. Mỗi nơi bà đến, bà phó xuất bất kể những gì cần thiết mà bản thân có để gây dựng một trường ngay chính, rồi dần dần bắt đầu giảng chân tướng cho mọi người bà gặp và cố gắng thuyết phục họ thoái Đảng cùng các tổ chức liên đới của nó. Ngay khi bà hoàn thành công việc tại một địa phương, bà sẽ dời đến một nơi mới. Bà đã thực hiện điều này ở năm địa phương khác nhau. Mỗi nơi bà tới, đã có hơn 90% người dân mà bà đến thăm đã thoái Đảng và các tổ chức liên đới, và những người đã làm tam thoái vẫn công tác, lại cũng giúp đỡ họ hàng và bạn bè họ làm tam thoái. Những người bà đã thuyết phục thành công làm tam thoái gồm có trưởng đồn cảnh sát, các viên chức địa phương, nhân viên an ninh quốc gia, phó đồn cảnh sát, luật sư, bí thư đảng ủy, giám đốc các phòng ban, cảnh sát nhà tù và một trưởng phòng pháp chế. Bà đã dùng mọi thời gian rảnh rỗi để truyền rộng chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bà đã phân phát các tài liệu và đĩa DVD giảng chân tướng đến Trường Xuân, Hắc Long Giang, Cáp Nhĩ Tân, Đại Liên, Trấn Lãi, nhiều vùng thuộc tỉnh Cát Lâm, Tây An, Đại Khánh, Từ Châu, Quảng Châu, Đông Doanh và Giang Tô.
Tác giả bài viết “Một người từ tỉnh Sơn Đông chưa từng bỏ sót việc học Pháp tập công suốt 15 năm” là một người đã 75 tuổi. Ông bắt đầu tu luyện năm 1995, và chưa từng bỏ sót việc học Pháp hàng ngày dù chỉ một lần trong suốt 15 năm. Ông luôn nắm bắt cơ hội để giảng chân tướng cho những người xung quanh mình. Ông đã dùng lương hưu để mua thiết bị sản xuất tài liệu và nghiêm túc bắt đầu nâng cao các kỹ năng sử dụng máy vi tính. Qua nỗ lực, ông đã có thể thiết lập một điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng tại nhà.
Một câu truyện cũng truyền cảm hứng là về một nhóm các học viên đã đắc Pháp từ đầu năm 1999, và đã trải qua cuộc đàn áp ngay sau đó. Nhiều người trong số họ đã đột phá can nhiễu gây ra bởi những lời dối trá của ĐCSTQ để tiếp tục tu luyện. Tình huống tương tự cũng tồn tại ở những học viên gia nhập tu luyện sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Những học viên mà dùng thời gian để đề cao tâm tính trong khi từ bi giảng chân tướng đã trở thành niềm hi vọng cho những người xung quanh họ để được đắc cứu. Tác giả của bài viết “Đến với Pháp Luân Đại Pháp trong những ngày đen tối nhất của cuộc đàn áp” là một trong những người như thế.
Cũng bài chia sẻ đó đã kể về cách mà tác giả đã trở thành một tấm gương cho gia đình lớn của cô như thế nào, và dưới ảnh hưởng của cô, bốn người anh em trai của cô đã bắt đầu thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ già và đối xử tốt với nhau. Tấm gương của gia đình cô đã giúp những dân làng cũng noi gương theo đó. Một phụ nữ và gia đình nhà chồng trước đó vốn không tôn trọng nhau, nhưng từ đó đã trở nên tốt hơn. Những người mà chỉ tìm cách kiếm lợi và cố lừa gạt người khác vì lợi riêng cho bản thân cũng đã thay đổi cách hành xử của họ. Vị trưởng thôn đã nói “Chúng tôi đã theo ý thức hệ của đảng trong công tác trong vài thập kỷ nhưng chúng tôi không có kết quả như chị, một học viên Pháp Luân Công. Chị chỉ cần nói vài lời và mọi người thay đổi thành tốt hơn. Pháp Luân Công thực sự tuyệt vời. Nên không có gì phải băn khoăn khi Giang Trạch Dân lại sợ hãi Pháp Luân Công đến vậy.” Một người từ vùng khác của thành phố đã nghe nói đến người học viên này, và vì ngưỡng mộ những hành động của chị đã đến chỉ để thăm chị. Sau khi nghe những người dân làng ca ngợi Pháp Luân Công và nói tốt về người học viên cũng như lòng kính trọng và biết ơn vô bờ bến đối với Sư phụ Lý Hồng Chí, vị khách đã trao tặng người học viên một bộ hoành phi câu đối được viết trên ba cuộn giấy. Cuộn thứ nhất đề “Tu đức dương thiện nhân nhân kính”, cuộn thứ hai đề “Tam giang tứ thủy tri phúc âm” và cuộn thứ ba, hoành phi đề “Đức cao vọng trọng”.
Tu luyện giữa mọi giai tầng xã hội và giảng chân tướng cứu độ chúng sinh
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ mọi tầng lớp xã hội. Những người đã gửi bài chia sẻ kinh nghiệm bao gồm các viên chức chính phủ, giáo viên, sinh viên, bác sỹ, những người làm kinh doanh cá thể, và nông dân. Các học viên ở mọi tầng lớp xã hội đã tu luyện bản thân chiểu theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn , và dùng trí huệ trong mọi hoàn cảnh để phản bức hại và giảng chân tướng.
Tác giả bài chia sẻ “Những ví dụ về giảng chân tướng cứu độ chúng sinh tại cửa hàng của tôi” là một học viên từ tỉnh Hà Bắc. Anh là chủ một cửa hàng và đã nhờ vào lợi thế đắc địa của cửa hàng mà giảng chân tướng cho khách qua đường, các doanh nhân cũng như những người đưa hàng.
Tác giả bài “Tinh tấn tu luyện một mình” là người phụ trách một phòng ban rất quan trọng trong công ty. Anh luôn tôn trọng các đồng nghiệp của mình, và cố gắng hết sức để xem xét mọi việc từ vị trí của người khác. Anh đã phối hợp với các nhân viên từ các phòng ban khác một cách nhịp nhàng, và được tôn trọng vì khả năng sắp đặt ưu tiên trong công việc. Anh cũng có công lớn nâng cao trong việc chất lượng tổng thể về quản lý tại công ty. Anh đã tái tổ chức hệ thống để công ty tiếp cận quản lý nhân viên, khiến diện mạo tinh thần của toàn công ty được cải biến to lớn. Vì sếp của học viên này đánh giá cao năng lực công tác của anh, anh đã giảng chân tướng cho ông đầu tiên. Sau đó, anh tiếp cận các đồng nghiệp từng người một. Phần lớn họ đã thực hiện tam thoái.
Tác giả bài chia sẻ “Một nông dân học cách làm tài liệu giảng chân tướng từ đầu” là một phụ nữ ở nông thôn. Bà không thể đọc các ký tự trên bàn phím máy tính, và không biết cách sử dụng con chuột máy tính. Bà đã bắt đầu bằng cách học các ký tự tiếng Anh trước. Với trí huệ siêu thường được Đại Pháp ban cho, chỉ trong có hơn mười phút bà đã học được cách in các tài liệu giảng chân tướng đơn giản. Sau đó, bà đã học nói tiếng phổ thông để có thể giảng chân tướng cho những công nhân nhập cư. Với sự giúp đỡ của các đồng tu bà đã học cách vào các trang web, cách tải tài liệu từ trên mạng, và một vài kỹ năng biên soạn cơ bản. Bà cũng học cách cài đặt hệ điều hành máy vi tính. Cuối cùng, bà có thể đánh máy trên máy vi tính để viết các ký tự tiếng Trung, viết bài chia sẻ chứng thực Pháp, và gửi bài đến trang web Minh Huệ tiếng Hán. Thậm chí, con trai bà đã bày tỏ sự thán phục đối với Đại Pháp sau khi chứng kiến những thay đổi kỳ diệu từ mẹ mình.
Tác giả bài “Một học viên chín tuổi – Là Sư phụ đang bảo hộ cháu” là một tiểu đệ tử ở tỉnh Liêu Ninh. Bài viết kể về quá trình tu luyện của cậu bé, gồm cả việc giảng chân tướng trong trường học, thuyết phục các bạn cùng lớp thoái Đội, và cùng với các học viên trưởng thành phân phát tài liệu giảng chân tướng.
Tác giả bài viết “Thần nơi nhân thế” là một tổng giám đốc một công ty tư nhân. Anh đã đối xử tốt với người khác bằng cách coi các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn như một tiêu chuẩn cho bản thân. Trong công việc hàng ngày, anh đối đãi với khách hàng bằng thiện tâm và thành tín, và trong một dịp đã giúp công ty giải quyết một cuộc khủng hoảng sản xuất khi vài máy móc thiết bị bị hỏng hóc. Ông chủ và các khách hàng của anh đã tận mắt chứng kiến sự vĩ đại của Đại Pháp. Suốt những năm qua, qua công tác của mình, anh đã có nhiều cơ hội để cho các khách hàng và đối tác thấy được sự khác nhau giữa một đệ tử Đại Pháp và một người thường (ví dụ, sự khác nhau trong thái độ với danh và lợi, tính trách nhiệm, sự nhẫn chịu) qua công tác. Khi đã thân quen với mọi người, anh sẽ giảng chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công cho họ.
“Chuyển hóa” của tà ác triệt để thất bại, các cựu học viên tái gia nhập tu luyện
Mục đích chính của cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là ép các học viên từ bỏ niềm tin của họ vào Chân – Thiện – Nhẫn. Dưới áp lực phô thiên cái địa, một bộ phận học viên trở nên thoái chí trong tu luỵên, và thậm chí một số người đã dừng tu luyện. Tuy nhiên, khi chân tướng của cuộc bức hại ngày càng lan rộng, và áp lực giảm bớt, những cựu học viên đó đã bắt đầu tu luyện trở lại. Đây là một minh chứng rõ ràng rằng sự bức hại chính tín của ĐCSTQ đã hoàn toàn thất bại.
Tác giả bài viết “Giải thể tà ác ‘chuyển hóa’ để thức tỉnh các cựu học viên” là một học viên từ tỉnh Vân Nam. Anh đã kể lại cách mình dùng thiện tâm và trí huệ để chống lại sự chuyển hóa của ĐCSTQ, vốn đã khiến các cựu học viên rơi vào đường tà và tham gia vào cuộc bức hại. Khi thực hiện việc này, anh đã giúp thức tỉnh lương tri và chính niệm của họ. Kết quả là phần lớn những cựu học viên đó đã quay trở lại tu luyện Đại Pháp.
Đồng Tâm, một học viên từ tỉnh Tứ Xuyên, trong bài viết “Học Pháp nhóm giúp các học viên cùng nhau trưởng thành” đã chia sẻ cách anh thiếp lập một môi trường cho các học viên học Pháp nhóm cùng nhau và khích lệ các cựu học viên vốn đã từ bỏ tu luyện do áp lực của cuộc bức hại cùng tham gia học Pháp. Anh đã chia sẻ kinh nghiệm với họ, học Pháp cùng họ, và cùng họ đề cao tâm tính.
Bài viết “Trở lại con đường tu luyện với sự giúp đỡ của các đồng tu” kể về kinh nghiệm của một học viên vốn đã từ bỏ niềm tin dưới áp lực khốc liệt khi cuộc bức hại bắt đầu, nhưng sau đó đã quay lại con đường tu luyện với sự trợ giúp của các đồng tu.
Tu luyện Đại Pháp và phản bức hại trong khi công tác tại phòng Tư pháp của ĐCSTQ
Trong số các bài chia sẻ kinh nghiệm được gửi tới hội thảo lần này, câu chuyện của một vài học viên làm việc tại phòng Tư pháp của ĐCSTQ đã thu hút được nhiều sự quan tâm nhất. Câu chuyện của họ phản ánh rằng cuộc bức hại tà ác của ĐCSTQ đã khiến mất lòng những người trong nội bộ của nó, và cuộc bức hại Pháp Luân Công đã hoàn toàn thất bại như thế nào.
Tác giả bài viết “Một nữ viên chức phòng Tư pháp từ vị trí bức hại đã chuyển sang tu luyện Pháp Luân Công” đã làm việc tại một trại cưỡng bức lao động nơi rất nhiều các học viên bị giam giữ. Vị viên chức này đã trực tiếp chứng kiến những tấm gương của các học viên, những người dù ở giữa môi trường tà ác vậy vẫn kiên định đi theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Bà cũng chứng kiến cảnh giới cao thượng trong tâm những học viên đã thể hiện dù đang chịu tra tấn và lăng mạ. Từ những trải nghiệm đó, bà đã quyết định bắt đầu con đường tu luyện của bản thân. Tận dụng vị trí của mình trong trại lao động, bà đã giúp giảm thiểu sự bức hại lên các đồng tu, và phơi bày các hành động tà ác mà các quan chức trại phạm phải.
“Câu chuyện của một viên chức tòa án địa phương luyện tập Pháp Luân Công” đã kể về một viên chức tòa án địa phương đã kiên định theo các Pháp lý, ông đã dùng chân tâm và thiện hành để cảm hóa các thành viên gia đình vốn bị đầu độc bởi ĐCSTQ trong suốt cuộc đàn áp, và giúp họ nhận ra cốt cách của một học viên và vẻ đẹp của Đại Pháp. Đồng thời, ông đã giảng chân tướng cho họ. Kết quả là, không chỉ toàn bộ gia đình ông đã thực hiện tam thoái, mà cha mẹ ông cũng gia nhập tu luyện Đại Pháp. Tác giả bài viết đã đặt ra một tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho bản thân trong công tác và không thuận theo những cám dỗ mà những quan chức tham nhũng khác của ĐCSTQ vốn có. Điều này đã giúp mọi người cảm nhận được sự thuần chính của một học viên Đại Pháp. Thậm chí một người thường mà ông chưa từng gặp cũng nói “Ông có phải là ‘Bao Thanh Thiên’ ở địa phương chúng ta không?” Đồng thời, ông đã dùng mọi cơ hội để giảng chân tướng và giúp mọi người mình gặp nhận ra những lời dối trá của ĐCSTQ và biết được chân tướng của cuộc đàn áp. Ông cũng có thể làm việc này với những người khi đi dự tiệc, mọi người trong tòa án, hàng xóm, các viên chức ủy ban Tư pháp – Chính trị, Quốc hội, các viên chức tại đồn và sở cảnh sát, và thậm chí cả viên chức phòng 610.
Như các học viên đã thấy, 11 năm phản bức hại bất quả chỉ là để cấp cho chúng ta một môi trường tiếp tục tu luyện, và nó cũng minh chứng rằng không ai có thể cản trở các học viên những người đang bước đi trên con đường thành Thần. Cảm giác này được chứng minh qua đoạn đối thoại trong bài chia sẻ “Con đường tu luyện của một nữ bác sỹ”: “Một nghệ sỹ và là một học giả vốn là người vẫn có chính niệm nhưng bị ĐCSTQ bức hại trong quá khứ đã nói với tôi ‘Mười năm là một quãng thời gian dài. Làm sao một nhóm những người phụ nữ thanh tú và những người đàn ông già cả có thể chịu đựng áp lực đến vậy?’ Ông kể rằng ông đã gặp rất nhiều thanh niên (là người thường) đã rất sợ hãi những chiến dịch chuyển hóa người dân của ĐCSTQ. ‘Tại sao cô không sợ?’ Ông không thể hiểu nổi. Một niệm đầu xuất hiện trong tâm tôi và trả lời ‘…nhờ sức mạnh của chính niệm và thiện tâm, thần phật sẽ phù trợ’.”
Một vài phản hồi từ những người tổ chức
Các học viên trong nhóm những người tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm qua mạng Internet lần thứ Bảy dành cho các học viên tại Trung Quốc nói rằng họ rất khó khăn để chọn ra những bài viết sẽ được đăng. Có rất nhiều bài viết tương tự về nội dung, cách hành pháp, và ý tưởng cũng tương đồng vì nhiều học viên tu luyện trong cùng một phương cách người thường. Họ đã làm rất tốt và sắp xếp để hài hòa việc tu luyện với cuộc sống và công tác thường nhật. Bản thân các học viên đều nghĩ rằng họ rất bình thường, và rằng họ chỉ làm những điều họ cần phải làm. Thực tế, có thể vì họ quá bận rộn làm ba việc và vì tu luyện là quá rộng lớn, có rất nhiều khoảnh khắc kỳ diệu đã bị bỏ sót khi viết bài chia sẻ. Tuy nhiên, các bài viết đều rất xúc động dù chúng có vẻ bình thường, đặc biệt khi chúng ta đọc bằng tâm thanh tĩnh. Một số biên tập viên nói rằng sau khi đọc một lượng lớn các bài chia sẻ, họ cảm thấy tâm tính bản thân đã được đề cao đáng kể. Một biên tập viên nói rằng dù được đăng hay không, thì mỗi bài chia sẻ đều có những viên ngọc tỏa ánh hào quang trong đó. Ánh hào quang và trường chính niệm đó là đến từ Đại Pháp, vốn luôn nhắc nhở chúng ta trân quý cơ hội mà chúng ta đang có và có tác dụng giúp chúng ta tinh tấn.
Các biên tập viên làm việc tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm qua mạng Internet lần thứ Bảy dành cho các học viên tại Trung Quốc đều nói rằng có nhiều bài viết hay thậm chí có thể sẽ hay hơn nếu có thêm thời gian chau chuốt. Tuy nhiên, đây là một thử thách vì công việc thẩm định tất cả các bài viết quá nặng nề, thời gian lại hạn chế, và các biên tập viên không thể liên lạc với người viết do cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn tại Trung Quốc. Cuối cùng, chưa đầy 170 bài chia sẻ được chọn đăng. Điều này không có nghĩa là những bài không được đăng sẽ không đóng vai trò báo cáo với Sư phụ, chứng thực Pháp và giảng chân tướng. Như nhiều tác giả chia sẻ trong bài viết, họ đã lưỡng lự khi viết bài vì họ thấy có nhiều tư tưởng phản diện trong mình. Tuy nhiên, họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc viết bài chia sẻ cho Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm dành cho các học viên tại Trung Quốc sau khi nhận được những điểm hóa của Sư phụ.
Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/22/明慧网-在讲真相中修炼-在救人中走向成熟-232814.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/13/121926.html
Đăng ngày 22-12-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.