Bài viết của phóng viên Lưu Văn Tân và Lý Duy An tại Đài Loan
[MINH HUỆ 27-01-2021] Từ ngày 22 đến 24 tháng 1 năm 2021, 80 học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi từ miền Bắc, Trung và Nam của Đài Loan đã tham dự hội trại mùa đông ba ngày diễn ra tại Đại học Quốc gia Phục Hưng. Những học viên tham dự, trong độ tuổi từ 13 đến 30, đã học Pháp, luyện công theo nhóm và trao đổi trải nghiệm tu luyện của họ.
Sau khi nhà sáng lập, Đại sư Lý Hồng Chí, phổ truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng vào năm 1992, hơn 100 triệu người trên thế giới đã được hưởng lợi ích từ việc chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhiều trường đại học ở Đài Loan đã có câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp của sinh viên.
Những học viên tham dự hội trại đã chia sẻ những trải nghiệm tu luyện của họ dành riêng cho những người trẻ tuổi, như lo lắng về việc học đại học, tìm hướng đi trong cuộc sống, cám dỗ của trò chơi điện tử, sự nổi loạn, các mối quan hệ, v.v. Họ đã thể hiện tinh thần tự giác, tự xem xét bản thân, vị tha và bao dung.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ cùng nhau học Pháp, luyện công và chia sẻ trải nghiệm tu luyện.
Người dân đọc tờ rơi về Pháp Luân Đại Pháp do các trại viên trẻ phát tặng.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ kính chúc Sư phụ một Tết Nguyên Đán vui vẻ.
Tìm lại trạng thái tu luyện tinh tấn
Cô Hà Phức Dư, sinh viên năm hai Đại học Quốc gia Đài Loan, cho biết cô đã ngừng tu luyện một thời gian. Sau khi tham gia hội trại Pháp Luân Đại Pháp dành cho học viên trẻ lần trước, cô đã trở lại tu luyện tinh tấn.
Cô Hà Phức Dư, sinh viên năm hai Đại học Quốc gia Đài Loan, cho biết cô đã có được rất nhiều thu hoạch từ hội trại lần này.
Phức Dư cho biết ngay khi biết thông tin cô đã đăng ký tham gia hội trại này và tình nguyện làm một trưởng nhóm. “Tôi đã được hưởng rất nhiều lợi ích khi tham gia hội trại này hai năm trước đây. Tôi muốn thấy truyền thống tuyệt vời này được tiếp tục, vì vậy tôi đã đóng góp cho sự kiện đó.
“Trong khi nghe trải nghiệm tu luyện của các học viên khác, tôi đã nhận ra những sơ hở trong tu luyện của mình. Tôi cũng xác định được các chấp trước của bản thân mà trước đây tôi không nhận ra. Tôi thường hay chểnh mảng trong tu luyện, đi ngủ muộn và dậy muộn. Lịch trình bận rộn của hội trại mang đến những hoạt động phong phú và đa dạng. Nó khiến tôi háo hức dậy sớm. Chứng mất ngủ của tôi đã hoàn toàn biến mất. Sự căng thẳng của tôi cũng biến mất. Trường từ bi và hòa ái nơi đây khiến tôi bình tâm trở lại.”
Từ một thiếu niên nổi loạn trở thành một sinh viên xuất sắc
Anh Lý Ngạn Lâm, nghiên cứu sinh Khoa Văn học Trung Quốc của Đại học Quốc lập Chính trị, cho biết anh đã cùng mẹ luyện công từ khi còn nhỏ, nhưng rồi lên trung học anh trở nên nổi loạn và đã ngừng tu luyện. Anh cảm thấy biết ơn vì Sư phụ không bao giờ từ bỏ anh, và cuối cùng anh đã tiếp tục con đường tu luyện.
Lý Ngạn Lâm cho biết Pháp Luân Đại Pháp đã hoàn toàn thay đổi con người anh.
Ngạn Lâm nói từ khi còn nhỏ anh đã luôn biết Pháp Luân Đại Pháp thật vĩ đại, nhưng chưa bao giờ anh coi trọng việc tu luyện của bản thân. Anh chìm đắm trong các trò chơi điện tử ở trường trung học, và trở nên nổi loạn. Nhiều rắc rối kéo theo khiến anh trở nên trầm cảm.
Ngạn Lâm chia sẻ, “May mắn thay, Sư phụ không từ bỏ tôi. Một ngày nọ, tôi đột nhiên rất muốn đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi đã đọc xong cuốn sách trong vòng một tuần. Đây là lần đầu tiên tôi đọc kỹ cuốn sách này. Cuốn sách khiến tôi trở nên bình tĩnh và sáng suốt. Tôi quyết định sẽ nghiêm túc tu luyện bản thân.
“Những trò chơi điện tử và các kỹ năng cạnh tranh không còn hấp dẫn tôi nữa. Tôi rời xa chúng một cách tự nhiên. Tính cách nổi loạn của tôi đã biến mất chỉ sau một đêm. Chân lý bừng sáng trong tôi. Con đường tôi đi trở nên rõ ràng, sáng tỏ. Càng đi trên con đường đó lâu, tôi càng tự tin rằng mình đang đi đúng hướng.“ Ngạn Lâm nhận ra sự thay đổi trong anh chính là triển hiện huyền năng của Pháp Luân Đại Pháp.
Vì ham mê trò chơi điện tử, ở trường, Ngạn Lâm đã bị tụt lại phía sau. Anh trở thành vấn đề đau đầu của cha mẹ và thầy cô. Sau khi tiếp tục tu luyện, anh đã làm theo lời dạy của Sư phụ và trở thành một trong những sinh viên hàng đầu, thể hiện những phẩm chất tuyệt vời của lòng từ bi, khoan dung, hòa ái và chu đáo. Anh đã giành được Giải thưởng Xuất sắc về Đạo đức và Nghiên cứu. Nhiều giáo viên và bạn học đã biết đến những lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp sau khi chứng kiến những thay đổi đáng kinh ngạc từ Ngạn Lâm.
Một sinh viên đến từ Trung Quốc Đại lục: Tạ ơn Sư phụ từ bi cứu độ!
Học viên Lý Nguyên (bí danh), từ Trung Quốc, đến Đài Loan để học đại học. Anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng cha mẹ mình từ khi còn nhỏ. Anh nhớ đã làm các tài liệu giảng chân tướng và phân phát chúng ở Trung Quốc. Trường học của anh liên tục yêu cầu học sinh và phụ huynh của họ ký vào bản cam kết chấm dứt tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khi lần đầu tiên tham gia một nhóm học Pháp lớn ở Đài Loan, anh đã bị chấn động bởi sự tương phản rõ rệt giữa cuộc bức hại ở Trung Quốc và tự do tín ngưỡng ở Đài Loan.
Lý Nguyên rất thích các cuộc thảo luận cởi mở và chân thành tại hội trại dành cho học viên trẻ và cảm thấy may mắn khi được ở cùng các học viên Pháp Luân Đại Pháp khác. Anh muốn gửi lời tôn kính nhất đến Sư phụ trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, “Tạ ơn Sư phụ đã từ bi cứu độ! Kính chúc năm mới Sư phụ!”
Cùng nhau đề cao
Cô Lý Ánh Huyên bắt đầu làm việc cho Cục Bảo vệ Môi trường sau khi tốt nghiệp. Cô rất trân trọng cơ hội trao đổi kinh nghiệm với các học viên trẻ khác.
Cô cho biết, “Tôi đã từng luôn nghĩ đến bản thân mình trước. Tôi luôn cảm thấy mình bị đối xử bất công. Sự tiêu cực trong tôi khiến tôi không hạnh phúc, lâu dần tạo thành một vòng luẩn quẩn. Sau khi tham dự hội trại, tôi đã tìm thấy một góc nhìn khác. Mọi người ở đây thật vô ngã. Họ đặt người khác lên trước bản thân mình.”
Cô Ánh Huyên đã xúc động khi được bạn cùng phòng nhường cho túi ngủ trong một đêm giá lạnh. “Bạn cùng phòng của tôi đã nghĩ đến tôi trước và hỏi tôi có lạnh không. Tôi vô cùng cảm động trước tâm từ bi và vô ngã của cô ấy. Chúng tôi vừa mới gặp nhau, nhưng cô ấy đã chân thành đặt tiện nghi của tôi lên trước cô ấy. Điều đó cho thấy tâm từ bi thực sự của cô ấy và cảnh giới của một người tu luyện.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/27/419146.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/5/190262.html
Đăng ngày 09-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.