Bài viết của Kỷ Trân Nghiên, Dương Y Nhiên và Nhan Minh, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 03-12-2020] Ngày 25 tháng 11 năm 2020, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DOD) thông báo sẽ thay đổi toàn bộ Ban Chính sách Quốc phòng. Trong 11 cố vấn bị loại khỏi ban, nhân vật quan trọng nhất là Henry Kissinger, người mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi là “người bạn cũ”.

Là một người Do Thái tị nạn, Kissinger cùng gia đình đã trốn khỏi Đức Quốc xã vào năm 1938, khi mới 15 tuổi. Ông ta đã trở thành cố vấn an ninh quốc gia vào năm 1969 và ngoại trưởng vào năm 1973 dưới thời Tổng thống Richard Nixon.

Thay vì rút ra bài học thích đáng từ trải nghiệm thuở niên thiếu với chế độ Quốc xã độc tài, bấy lâu nay, Kissinger lại hậu thuẫn ĐCSTQ – tạo điều kiện thuận lợi cho ĐCSTQ trong việc đàm phán với Hoa Kỳ vào những năm 1970, tránh được hậu quả của vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hỗ trợ ĐCSTQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2001, và thậm chí còn hạ thấp vai trò của ĐCSTQ trong đại dịch virus corona.

Ngay cả Nixon cũng nhận ra sai lầm chết người khi thông đồng với ĐCSTQ. Bài báo của The Hillhồi tháng 10 năm 2020 mang tiêu đề, “Henry Kissinger trễ mất nhiều thập kỷ mới nhận ra bản chất hiếu chiến của Trung Quốc” (Henry Kissinger is decades late in recognizing China’s aggressive nature) có đoạn, “Khi bị ép từ chức trong vụ Watergate, ông đã nói với người soạn diễn văn trước đây của mình như sau: “Chúng ta có thể đã tạo ra một Frankenstein” (khi lầm tưởng con quái vật với người tạo ra nó).”

Bài báo cho hay, “Nhưng dường như Kissinger không bao giờ có thời điểm hoặc cơ hội thích hợp nào để thúc đẩy sự thay đổi ở Trung Quốc. Trong khi Nixon, khi mãn nhiệm, dường như có xu hướng quay trở lại suy nghĩ ban đầu của mình về mối nguy hiểm của ‘Trung Quốc Đỏ’ đối với thế giới, Kissinger vẫn không lo lắng gì, bởi vì cải cách chính trị ở Trung Quốc chưa bao giờ nằm trong chương trình nghị sự địa chính trị của ông ấy.”

“Kỷ nguyên Kissinger”

Trong Chiến tranh Lạnh, từ năm 1949 đến năm 1971, các nước phương Tây đã cảnh giác với mối đe dọa từ Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ. Kissinger, bất chấp sự phản đối của người dân Mỹ, đã bí mật sang Trung Quốc vào tháng 7 năm 1971. Sau đó, ông ta đã tạo điều kiện cho chuyến đi “phá băng” của Tổng thống Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972, mở ra cánh cửa [cho Trung Quốc] vào các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Trong hồi ký của mình, Nixon nói về cái bắt tay của ông với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sau khi bước ra khỏi chiếc Không Lực Một (Air Force One) ở Bắc Kinh. “Khi tay chúng tôi gặp nhau là lúc một kỷ nguyên kết thúc, và một kỷ nguyên khác bắt đầu.”

Kể từ đó, Kissinger đã sang thăm Trung Quốc hơn 80 lần, trong đó, hơn 20 lần với tư cách cá nhân. Ông là chức sắc nước ngoài duy nhất được cả năm thế hệ lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ tiếp đón.

Hoa Kỳ đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt đối với ĐCSTQ sau vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn và chỉ trích những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nước này. Kissinger đã vận động chính phủ dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Là quan chức hàng đầu phương Tây đầu tiên liên lạc bí mật với Bắc Kinh sau vụ thảm sát, ông ta đã xoa dịu các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, nói rằng họ chỉ làm những gì mà một nhà lãnh đạo của mọi quốc gia khác sẽ làm khi đối mặt với sự đối đầu của nhân dân (đòi dân chủ). Ông ta cũng đảm bảo riêng với ĐCSTQ rằng các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ được dỡ bỏ và ông sẽ giúp đỡ ở hậu trường, nói với họ rằng hãy cho ông ta một chút thời gian và gió sẽ đổi chiều.

Lợi dụng Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ-Trung, Kissinger đã thành lập một nhóm vận động hành lang khổng lồ cho ĐCSTQ tại Hoa Kỳ. Kissinger và nhóm này đã bảo vệ ĐCSTQ khỏi các vi phạm thương mại và nhân quyền, đồng thời ra sức tác động đến chính sách của Hoa Kỳ.

Kissinger đã thành công trong việc giúp ĐCSTQ tránh được lệnh trừng phạt vụ thảm sát Thiên An Môn, và Hoa Kỳ đã rất nhanh bãi bỏ lệnh trừng phạt này. Ông ta và những người khác cũng thuyết phục Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế chấp nhận cho ĐCSTQ gia nhập WTO. Trong khi phớt lờ các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, họ đã giúp kết nối Phố Wall với lao động nô lệ Trung Quốc.

Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ tuyên bố: “Vào mọi thời khắc quan trọng trong quan hệ Trung-Mỹ, người ta có thể thấy bóng dáng của Kissinger.”

Năm 2011, Kissinger đã xuất bản cuốn sách Bàn về Trung Quốc (On China). Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã rầm rộ ca ngợi cuốn sách này ngay cả trước khi bản tiếng Trung được xuất bản. Trong cuốn sách, Kissinger hầu như không đề cập gì đến sự cai trị độc tài của ĐCSTQ và hàng chục triệu người chết trong thời gian Mao Trạch Đông cầm quyền. Ông ta bảo vệ việc ĐCSTQ giết sinh viên và dân thường vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 và hoàn toàn phớt lờ những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra của ĐCSTQ. Ông ta cũng phát biểu chính thông điệp của cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đó là ca ngợi sự ổn định, phát triển, và trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc.

Ông ta đã quảng bá thuyết “trật tự thế giới mới” của chủ nghĩa cộng sản trong vài năm qua, che giấu sự tồn tại một mối đe dọa căn bản, thường trực từ ĐCSTQ trong thế giới tự do.

Trong 50 năm qua, Kissinger đã vận động hành lang và tôn vinh ĐCSTQ. Lý thuyết của ông ta về việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp Mỹ-Trung đã ảnh hưởng đến tám tổng thống Mỹ trong việc áp dụng chính sách nhân nhượng đối với ĐCSTQ, vì thế mà chuyển sang Trung Quốc một lượng lớn vốn và công nghệ tiên tiến từ phương Tây, đặc biệt là từ Mỹ. Điều này đã góp phần làm ĐCSTQ mạnh lên và củng cố quyền bá chủ toàn cầu. Trong khi đó, lý luận của ông ta đã gây thiệt hại nặng nề cho các giá trị truyền thống của Mỹ là bảo vệ nền Cộng hòa, bảo vệ tự do, và ủng hộ nhân quyền.

“Kỷ nguyên Kissinger” là thời đại mà một số chính trị gia Hoa Kỳ đã bán rẻ lợi ích của Hoa Kỳ, vỗ béo ĐCSTQ, và phát triển nghị trình xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới.

Chệch khỏi nguyên tắc kiếm tiền

Năm 2012, một trợ lý của Phó Giám đốc Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc đã cung cấp cho CIA một lượng lớn tài liệu bí mật của ĐCSTQ. Ông tiết lộ rằng ĐCSTQ đang mua chuộc các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu của nhiều nước để vận động hành lang cho Bắc Kinh, trong đó Kissinger là ví dụ điển hình nhất.

Kissinger rời cơ quan công vụ vào năm 1977. Ông ta từng là cố vấn cấp cao tại một số công ty, bao gồm Ngân hàng Chase và Tập đoàn RAND.

Ông ta thành lập công ty tư vấn Kissinger Associates, Inc. vào năm 1982, tuyển dụng một nhóm các nhân vật chính trị ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh và các doanh nhân đa quốc gia làm giám đốc. Hoạt động kinh doanh chính của Kissinger Associates là giúp các công ty phát triển ở thị trường Trung Quốc.

Khoảng 90% khách hàng của họ là các công ty Mỹ hoặc châu Âu, bao gồm JPMorgan Chase, American Express, Budweiser, AIG, Coca-Cola, GTE Communications, Heinz Foods, Boeing, Daewoo, Merck, Volvo, Fiat, Boeing và Revlon.

Lợi nhuận của công ty này năm 1987 đã là 5 triệu đô la, và con số đó đã tăng gấp đôi vào những năm 1990. Mức lương của Kissinger vượt quá 8 triệu đô la mỗi năm. Doanh thu của công ty đã vượt quá 100 triệu vào năm 2001.

Trên tường văn phòng của Kissinger có trưng bày nhiều ảnh chụp các nhà lãnh đạo từ các quốc gia, bao gồm cả ảnh chụp ông ta với năm lãnh đạo ĐCSTQ là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình.

Mối liên hệ mật thiết của Kissinger với ĐCSTQ đã mang lại lợi ích to lớn cho cả ĐCSTQ và Kissinger. ĐCSTQ cho phép Kissinger điều hành công việc tư vấn của mình suôn sẻ ở Trung Quốc trong khi Kissinger giúp ĐCSTQ vận động hành lang cho một số chính sách của Hoa Kỳ.

Kissinger đã đến thăm Trùng Khánh vào ngày 28 tháng 6 năm 2011, ở tuổi 88, khi Bạc Hy Lai là bí thư của Trùng Khánh. Kissinger đã công khai ca ngợi Bạc là một nhân vật huyền thoại của Trung Quốc. Với tư cách cá nhân, ông ta đã tham gia vào một bữa tiệc “bài hát đỏ” (hát các bài hát của ĐCSTQ để ca ngợi đảng) và đưa ra những bình luận hăng hái về chiến dịch “hát (các bài hát) đỏ và tấn công thế lực (mafia) đen tối” của Bạc. Các phương tiện truyền thông Trùng Khánh đã đưa tin rầm rộ về chuyến thăm của ông ta.

Theo nguồn tin nội bộ trong ĐCSTQ, Bạc Hy Lai đã yêu cầu những người theo ông ta phải hy sinh lợi ích kinh doanh của họ cho Kissinger, để đổi lấy lời khen ngợi của ông này về “Mô hình Trùng Khánh” mà Bạc từng dùng làm bàn đạp thăng tiến chính trị. Kissinger đã nhận khoảng 160 triệu đô la từ Trùng Khánh. Bạc, cựu tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh, là một trong những thủ phạm chính của vụ cưỡng bức thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Năm 2013, ông ta bị kết tội tham nhũng và bị kết án tù chung thân.

Khi Tập Cận Bình nắm giữ vị trí lãnh đạo tối cao vào năm 2013, ông ta đã nói rất nhiều về “Giấc mộng Trung Hoa”. Kissinger tung hứng rằng Giấc mộng Trung Hoa và Giấc mộng Mỹ là như nhau. Người dân Trung Quốc cũng như Hoa Kỳ thắc mắc “ĐCSTQ đã trả cho Kissinger bao nhiêu?”

Năm 2018, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ đã tổ chức một phiên điều trần. Kissinger khi đó 95 tuổi, lại nhấn mạnh “sự trỗi dậy của Trung Quốc” là cần thiết trong chính sách và lịch sử.

Ông ta đã viết một bài báo đăng trên Wall Street Journal vào tháng 4 năm 2020, nói rằng đại dịch virus corona sẽ thay đổi trật tự thế giới mãi mãi và kêu gọi bảo vệ các nguyên tắc của trật tự thế giới tự do, tức là một thế giới hợp nhất về chính trị và kinh tế. Kissinger không hề đề cập gì đến tuyên truyền sai lệch của ĐCSTQ và vai trò của nó trong thảm họa dịch bệnh toàn cầu, mà lại đề nghị các quan chức Hoa Kỳ không được mất tập trung vào nhiệm vụ khẩn cấp về thành lập một doanh nghiệp song song để chuyển đổi sang một trật tự mới thời hậu virus corona.

Yêu cầu của ông ta đối với chính phủ Hoa Kỳ được hiểu là ủng hộ trật tự thế giới mới, trong đó ĐCSTQ được quyền thống trị toàn cầu.

Khi chính phủ Trump đang tích cực liên kết các đồng minh để kiềm chế ĐCSTQ, tại phiên khai mạc của hội nghị qua mạng mang tên “Diễn đàn Kinh tế Mới 2020” vào ngày 16 tháng 11 năm 2020, Kissinger đã kêu gọi chính phủ tiếp theo của Hoa Kỳ tham gia đối thoại với chính quyền ĐCSTQ càng sớm càng tốt.

Một kỷ nguyên mới bắt đầu

Kissinger được coi là “nhà thiết kế chính” của chính sách ủng hộ ĐCSTQ.

Dân chủ, tự do và nhân quyền là nền tảng của Hoa Kỳ, cũng là ngọn cờ đạo đức mà Hoa Kỳ giương cao trên thế giới. Tuy nhiên, triết lý của Kissinger là sống cho hiện tại và “mọi thứ đều là vì tiền”, đến độ mà ông ta sẽ thỏa hiệp hoặc cộng tác với một chế độ toàn trị và các thế lực cực đoan của họ.

Mặc dù triết lý này có thể giúp một nhóm nhỏ các tinh anh kiếm được hàng tấn tiền, nhưng nó đang gây tổn hại cho Hoa Kỳ và cho người dân Hoa Kỳ vì nó đi chệch khỏi lợi ích quốc gia và các giá trị truyền thống.

Việc Bộ Quốc phòng loại bỏ Kissinger cho thấy Hoa Kỳ trân trọng các nguyên tắc sáng lập, tự do và các giá trị phổ quát của mình. Việc loại bỏ này là một sự kiện thay đổi cuộc chơi. Kỷ nguyên mà các nhà lãnh đạo cộng sản và Kissinger thiết lập đã kết thúc. Kỷ nguyên mới bắt đầu là kỷ nguyên để con người trở về với truyền thống, công lý và chính nghĩa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/3/415970.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/25/190083.html

Đăng ngày 27-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share