[MINH HUỆ 21-7-2006] Bà Cao Ngọc Triêu, 45 tuổi, một học viên từ Thành phố An Đạt, Tỉnh Hắc Long Giang, là một bác sỹ tại bệnh viện Mao. Trước khi bà tập luyện Đại Pháp, bà đột nhiên bị mù và mắc nhiều bệnh ngoài da nặng. Bà đã tìm kiếm nhiều phương thuốc tây y nhưng không thành công. Sau khi bắt đầu tập luyện Đại Pháp vào năm 1994, tất cả bệnh tật của bà đều được giải quyết mà không cần một đơn thuốc nào.
Trước khi cuộc khủng bố xảy ra vào ngày 20, tháng 7, 1999, Bà Triêu là một người giúp đỡ tình nguyện nhóm luyện tập Pháp Luân Công và rất tinh tấn trong tu luyện. Vào năm 1999 Bà bị bắt và bị giam tại Trại Giam An Đạt suốt 3 tháng vì bà đã thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà bị cưỡng chế nộp phạt 10.000 Nhân dân tệ cho cái gọi là tiền bảo lãnh cho những đặc vụ từ Sở Cảnh sát An ninh địa phương, và sau đó được thả. Khoảng vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2002, chồng bà yêu cầu với Lưu Anh Sơn, Trưởng Khoa An ninh Chính trị, để đòi lại tiền bảo lãnh. Lưu Anh Sơn chỉ trả cho chồng bà 7.000 Nhân dân tệ và lấy trộm 3.000 nhân dân tệ bỏ túi riêng.
Sau khi bắt đầu cuộc khủng bố, chính quyền Giang Trạch Dân đã cấm các học viên học Pháp luyện Công. Thêm nữa, cảnh sát địa phương liên tục quấy rối bà Triêu, làm cho bà bị áp lực mạnh về thể chất và tinh thần. Bà bị bệnh gan và qua đời vào đêm ngày 17 tháng 11, 2003.
Ông Đổng Thiên Thuần, 57 tuổi, là một kiến trúc sư bậc 1 có bằng Master, và là một kỹ sư trưởng tại Học viện Nghiên cứu Kiến trúc Liêu Ninh. Ông bắt đầu luyện tập Pháp Luân Công vào năm 1997 và trở nên khoẻ mạnh, chính trực và thiện lương. Thêm nữa, Ông làm việc chăm chỉ và tận tâm với nghề nghiệp. Sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu khủng bố Pháp Luân Công năm 1999, giám đốc sở làm của Ông bắt Ông viết bài phê bình Pháp Luân Công. Ông đã viết sự thật rằng, Pháp Luân Công, làm lợi cho nhân dân, đất nước, cả về sức khoẻ và đạo đức, và nhân dân đã đạt được những lợi ích to lớn từ Pháp Luân Công. Không có gì mà phải yêu cầu khẩn cấp phê bình Pháp Luân Công.
Vào tháng 12, 1999, vợ của Ông Thuần, học viên Pháp Luân Công Mã Liêm Hiểu bị giam tù vì Bà đến Bắc Kinh thỉnh nguyện hoà bình cho Pháp Luân Công. Ông Thuần đã yêu cầu nhiều văn phòng bao gồm Văn phòng An ninh Quốc gia thả vợ Ông ra. Ông nhận được là sự không tra lời. 28 ngày sau vợ Ông được thả và gửi trở lại sở làm của bà. Từ khi bắt đầu bị khủng bố Ông Thuần chịu đựng những áp lực khủng khiếp. Hơn thế, một trong những thành viên gia đình Ông cũng bị bắt vì tập luyện Pháp Luân Công. Đặc vụ phòng cảnh sát địa phương và đội dân quân cũng thường xuyên đến nhà Ông và quấy rối. Ông trở nên ốm và gầy hơn và qua đời trong bệnh viện vào ngày mùng 7 tháng 3, 2001.
Bà Trương Quế Hoa, ở độ tuổi 50, là một học viên từ thành phố An Đạt, Tỉnh Hắc Long Giang. Trước đây bà bị bệnh ung thư gan nhưng bà đã lấy lại được sức khoẻ sau khi tập luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tất cả bạn bè của Bà và người nhà của Bà đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp đã cho bà sức khoẻ, và tất cả mọi người đều ca ngợi sự tuyệt vời của Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi cuộc khủng bố bắt đầu vào ngày 20-7-1999, bà Hoa mất đi môi trường tập luyện và học Pháp. Bà mắc lại bệnh gan. Bà qua đời vào năm 2005.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/7/21/133582.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/8/5/76361.html
Đăng ngày 10-8-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.