Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại Lục  

[MINH HUỆ 26-12-2020] Ngay lúc đọc bài chia sẻ “Đừng dưỡng thành thói quen không dùng não” đăng trên Minh Huệ Net vào ngày 10 tháng 12, tôi nhận thấy mình rất đồng cảm với bạn đồng tu. Bản thân tôi cũng từng gặp phải tình huống tương tự cho nên vẫn còn lưu lại ấn tượng sâu sắc. Mấy ngày hôm nay, trong tu luyện đột nhiên nhớ đến điều Sư phụ giảng về “gấu bẻ bắp ngô”, ngay lập tức tôi nghĩ đến bài chia sẻ này của đồng tu, và nhận thấy so với câu chuyện gấu chỉ biết mù quáng bẻ bắp ngô, chúng ta tu luyện coi trọng làm các việc, xem nhẹ tư tưởng và động não cũng giống như con gấu chỉ mù quáng bẻ bắp, không quan tâm đến ý nghĩa của nó.

Tôi bèn nghĩ mình sẽ viết ra một vài cảm tưởng, nhưng nói thật tư tưởng đầu tiên của tôi là hướng ngoại, nhắm thẳng vào người khác như thế nào đó. Giống như mọi khi vậy, tay vừa làm việc nhà, trong tư tưởng cố gắng hết mức đứng tại góc độ người thường, cân nhắc người khác xem có tình huống tôi không lý giải người khác hay không, cách nhìn nhận của tôi có lý giải sai sót hay không đúng gì không? Bởi vì tôi nhìn thấy trong tu luyện trước đây, mình có nhận thức thiên kiến và sai lệch đối với rất nhiều vấn đề mà mình rất tự tin cho là chính xác, cho nên tôi đã dần dần học cách suy xét nhiều hơn.

Sau đó tôi nghĩ là mình không muốn viết gì cả, bởi vì hồi trước hay có tình huống thế này: trong tu luyện có nhiều cảm tưởng muốn viết ra nhưng khi ngồi xuống lại không viết được gì, thế là tôi đành bỏ cuộc. Tôi không ngừng hướng nội vô điều kiện tìm trong tu luyện của mình và dần dần cũng phát hiện ra, tuy bề ngoài tôi nói nghe rất có lý nhưng trong tâm lại chứa rất nhiều thứ như tâm hiển thị, nhắm vào người khác, chỉ trích người khác, không phải là từ bi của người tu luyện cho nên tôi không viết ra được.

Trước khi ngồi xuống làm việc, tôi bèn mở bài chia sẻ của đồng tu ra xem lại lần nữa, tôi cảm nhận được thiện ý của đồng tu với hy vọng giúp đỡ các đồng tu khác làm tốt hơn, trong tâm tôi thấy đồng tu phân tích rất có đạo lý; chứ không như lần đầu tiên xem bài viết của đồng tu với tâm thái chứng thực nhận thức của bản thân là đúng, chủng tâm này trước đây thường hay xuất ra nhưng tôi không có nhận thức thanh tỉnh về tâm chứng thực tự ngã.

Trong bài chia sẻ có viết thế này: “Có đồng tu lớn tuổi cho rằng động não suy nghĩ dường như không quan trọng, mình chỉ cần nỗ lực học Pháp, chiểu theo yêu cầu trong Pháp mà làm là được rồi.”, tôi liền nhớ lại thời đầu xảy ra bức hại, mình đã có cách nghĩ thế này, tuy là năm đó tôi chỉ mới hơn 30 tuổi, chưa có già, nói về học vấn cũng không tính là thấp kém, hơn nữa tôi vẫn luôn thích suy tư về mọi việc, ấy thế mà lúc đó tôi lại nghĩ thế này: Thôi, học Pháp nhiều, chiểu theo Pháp làm là được rồi.

Lúc bức hại đột nhiên xảy đến, tôi rất ngỡ ngàng, không biết mình nên phải làm gì, về sau đồng tu gửi các bài chia sẻ và tâm đắc thể hội trên Minh Huệ Net trợ giúp cho tôi rất nhiều, có lúc tôi xem mà thấy mừng đến rơi nước mắt, đặc biệt là chúng có thể truyền cho tôi sự đồng cảm về lương tri chính nghĩa. Nhưng nói thực lòng, lúc đó bản thân tôi nhận thức quá ít, quá thiển cận về tu luyện và Pháp lý, đặc biệt là cái tự ngã này, trong tâm hễ có chỗ nào không hiểu thì tôi sẽ không nói và không làm. Bây giờ nhìn lại, tuy thời đó có rất nhiều suy nghĩ và nhân tố thúc giục nhưng về căn bản thì tôi cần phải đứng về phía Sư phụ và Đại Pháp, phải có chính niệm của đệ tử Đại Pháp, nhận được sự gia trì và trợ giúp của Sư phụ và Đại Pháp, lúc đó tôi cảm thấy mỗi ngày đều không ngừng có nhận thức mới mẻ từ trong Pháp, khi tôi đặt chân lên chuyến xe đi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện nói lời công đạo cho Sư phụ và Đại Pháp, trong tâm cảm thấy hết sức thần thánh, thiết thực vững chắc, kiêu hãnh tự hào. Chỉ với một tâm nghĩ rằng bất kể ma nạn có lớn cỡ nào, thì mình đều đối đãi chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp.

Về sau, tôi đã bị bắt giữ phi pháp vào trại tạm giam ở quê nhà, tâm sợ hãi xuất ra, tôi bắt đầu suy xét mình sẽ gặp phải chuyện gì, mình có thể chịu được hay không v.v. Nhưng sự thản nhiên bất động của các đồng tu khác khi chịu bức hại dằn vặt khiến cho tôi nhìn thấy bản thân mình từ căn bản không giống như một đệ tử Đại Pháp. Tôi không ngừng đọc thuộc Hồng Ngâm để tự khích lệ bản thân, cuối cùng tôi đã bước ra luyện công trong trại tạm giam, lúc bị hành hạ tàn khốc, mọi thời mọi khắc tôi đều ghi nhớ mình là đệ tử Đại Pháp, cần phải chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn mà làm, không oán không hận mà vượt qua được.

Sau khi trở về nhà, vẫn còn rất nhiều vấn đề và Pháp lý mà tôi không hiểu, lúc đó đồng tu bèn nói tôi nghĩ ngợi quá nhiều rồi, hãy đơn giản chút, đừng nghĩ gì cả, Sư phụ nói thế nào thì mình làm thế ấy là được rồi. Tôi biết cái tật của mình là hễ có chuyện thì liền suy nghĩ nguyên cớ vì sao nó vậy, nhưng nghĩ tới những điều đồng tu nói cũng có đạo lý, thế là tôi bèn không nghĩ ngợi nữa, học Pháp nhiều, chiểu theo Pháp mà làm là được.

Từ đó trở đi, tôi mới thật sự học Pháp, nhận thức đến đâu làm đến đó, tâm thái đặt trong Pháp, không minh bạch là không minh bạch thôi, rồi cũng có một ngày sẽ hiểu ra. Nhưng đối với những chuyện của người thường, tôi vẫn suy nghĩ như xưa, bản thân không nhận thức ra rất nhiều nhân tâm.

Mãi cho tới khi Sư phụ cho đăng kinh văn “Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp”. Sư phụ giảng:

“Nếu như đến tận bây giờ chư vị vẫn chưa rõ thế nào là đệ tử Chính Pháp, thì không thể từ trong ma nạn trước mắt này mà bước ra được, thì sẽ bị tâm [mong] cầu yên ổn của con người thế gian dẫn đến tà ngộ.” (Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Đây là một gậy cảnh tỉnh gõ vào đầu tôi, bây giờ tôi vẫn còn nhớ cảm giác chấn kinh lúc đó. Tôi thật sự cảm thấy đoạn Pháp này giảng nhắm thẳng vào chủng tâm thái đó của mình, chủng tâm thái đó sai quá rồi. Từ đó trở đi, mặc dù tôi không đào vào câu chữ khi học Pháp nhưng miễn cưỡng tìm kiếm bằng nỗ lực của con người thì có ý nghĩa gì chứ? Nhưng tôi cũng không cần đến loại tâm thái dù có hiểu hay không rồi cũng có một ngày hiểu ra để đối đãi học Pháp và tu luyện.

Hai mươi năm qua, bây giờ tôi mới hiểu rõ nếu cứ ôm giữ tâm thái “bất kể là hiểu hay không, rồi cũng có ngày hiểu ra” đối đãi học Pháp và tu luyện mà không thay đổi, thì căn bản là sẽ không có ngày hiểu ra, ý nghĩ “rồi cũng có ngày hiểu ra” bất quá chỉ là si tâm vọng tưởng của con người, nó chính là nhân tâm đang đánh lừa chúng ta. Do tôi biết lời thoại ẩn giấu của chủng tâm thái này là “tôi làm theo Đại Pháp rồi, Sư phụ sẽ tự nhiên giúp tôi minh bạch ra Pháp lý”, đây chẳng phải giống như vẫn ôm giữ tâm chữa bệnh mà không tu luyện vứt bỏ từ căn bản hay sao, không những không khỏi bệnh mà còn kéo dài đến tận cuối cùng khiến cho có thể mất đi nhục thân này sao.

Trong nhiều năm hướng nội tìm vô điều kiện, ma luyện xuyên thấu tâm can cũng giúp tôi hiểu ra chúng ta không thể đơn giản chỉ nói suông là “không cần nghĩ ngợi nhiều, đơn giản một chút, không nghĩ gì nữa, Sư phụ nói sao thì mình làm vậy là được rồi” phải không. Ví như chúng ta đã quyết định đi làm việc chứng thực Pháp và giảng rõ chân tướng, chúng ta hiểu rõ ràng những điều cơ bản như phương thức, phương pháp, thời gian, địa điểm, đối tượng v.v., vậy thì trong quá trình làm các việc, chúng ta nên phải làm như vậy, không nghĩ quá nhiều, chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp giống như một đệ tử Đại Pháp để hoàn thành các việc.

Thế nhưng trước đó, chúng ta cân nhắc kế hoạch, chuẩn bị các việc chứng thực Pháp và giảng chân tướng cũng không thể đơn giản là quên trước quên sau, suy nghĩ quá không chu đáo mà làm ảnh hưởng đến những việc nghiêm chỉnh cần phải làm. Lại nói thêm nữa, những điều Sư phụ giảng là Pháp, còn cụ thể làm cái gì, làm thế nào, ôm giữ tâm thái gì để làm v.v. đều đòi hỏi bản thân chúng ta phải ngộ ra, phải suy xét, phải đi tu bản thân, tìm ở bản thân, đây không phải là vấn đề có suy nghĩ nhiều quá hay không.

Tôi nhìn ra rất nhiều vấn đề của bản thân mình từ trong tu luyện, trong những thiếu sót cũng thể ngộ ra lúc mình nói câu “không cần nghĩ ngợi nhiều, đơn giản một chút, không nghĩ gì nữa, Sư phụ nói sao thì mình làm vậy là được rồi” thường là để bảo vệ những tư tâm như tâm giữ thể diện, nhân tâm, chấp trước v.v. Trong lúc mâu thuẫn xảy ra, nó là cái cớ đẹp đẽ như tấm bia che chắn để bịt miệng người khác. Thực ra suy nghĩ thêm chút, làm một người tu luyện trong người thường, rất nhiều người chúng ta mỗi ngày đã bớt bận tâm lo nghĩ các việc của người thường hay chưa? Đã bớt nghĩ chút nào chưa? Đã tu luyện rồi, chúng ta lại nói không cần nghĩ quá nhiều, không cần nghĩ quá nhiều cái gì đây? Nói chung, vấn đề đòi hỏi chúng ta trong tu luyện có mấy việc: làm thế nào làm tốt ba việc, tìm thiếu sót của bản thân, đối chiếu với Đại Pháp đo lường lời nói và hành vi của mình, nhận thức ra chỗ thiếu sót, cần chú ý quy chính bản thân, đương nhiên là cũng có điều minh bạch trên Pháp lý và cũng có điều chưa minh bạch, suy xét và đo lường từ trong Pháp cũng cần dùng đến não suy nghĩ, tôi cho rằng trong tu luyện chủ yếu là nghĩ về những vấn đề này. Đương nhiên, chúng ta cần phải dùng Pháp làm tiêu chuẩn để xem xét những thứ và tư tưởng của người thường, không thể để cho nghiệp tư tưởng tùy tâm tùy ý khống chế chúng ta nghĩ loạn.

Trong tu luyện càng ngày càng nhận thức ra sự ngu muội, vô tri ở phía con người cố chấp của bản thân mình, rất nhiều chấp trước nhân tâm, rất nhiều bài học giáo huấn. Tôi thấy viết ra bài tâm đắc thể hội này cũng là quá trình tu tâm của mình. Cảm ơn Minh Huệ Net, cảm ơn bài chia sẻ của bạn đồng tu. Con cảm ơn sự chỉ dẫn và điểm ngộ của Sư phụ và Đại Pháp đã giúp con thật sự hiểu rõ cây gậy cảnh tỉnh vào hai mươi năm trước quan trọng đến mức nào.

Nhận thức bản thân hữu hạn, có chỗ nào thiếu sót, mong đồng tu từ bi chỉ rõ. Cảm ơn đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/12/26/416796.html

Đăng ngày 02-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share