Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-11-2020] Năm cư dân ở thành phố Tân Thái, tỉnh Sơn Đông, đã bị bắt và 6 người khác bị sách nhiễu vào ngày 21 và 22 tháng 10 năm 2020 vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ năm 1999.
Theo chỉ đạo từ Trương Tân Đức thuộc Phòng 610 địa phương, Phùng Đại Dũng thuộc Sở cảnh sát địa phương đã tiến hành chiến dịch “xóa sổ” trên toàn quốc, vốn được phát động vào đầu năm nay nhằm ép buộc tất cả các học viên Pháp Luân Công trong danh sách đen của chính quyền từ bỏ tín ngưỡng của mình.
Năm học viên Pháp Luân Công bị bắt cũng đã bị lục soát nhà, bao gồm bà Từ Khánh Phong, bà Điền Lệ Lệ, bà Thôi Kế Hoa, ông Sử Kim Thanh và vợ ông là bà Đổng Chí Hoa.
Sáu học viên khác đã bị sách nhiễu trong cùng thời gian này. Họ là ông Ô Minh Bảo và vợ ông là bà Chu Phụng Linh, bà Vương Ngọc Mai, bà Ân Bồi Cầm, ông Khổng Hiến Thông và vợ ông.
Tóm tắt về các cuộc bắt giữ và sách nhiễu
Vào buổi sáng ngày 21 tháng 10, bà Từ Khánh Phong và bà Điền Lệ Lệ, cùng 40 tuổi, đã bị bắt tại nơi làm việc của mình là Trường Tiểu học Trung tâm Thị trấn Toàn Câu và Trường Tiểu học Trung tâm Số 2 Thị trấn Toàn Câu.
Cảnh sát đã đưa cả hai giáo viên này về nhà để lục soát nhà của họ. Thiết bị đọc sách điện tử của bà Từ bị tịch thu trong khi điện thoại di động của bà Điền và máy tính của con gái bà cũng bị tịch thu. Cả hai cùng bị giam ở Đồn cảnh sát Thanh Vân trong 1 ngày. Cảnh sát đã bắt họ ký một bản bảo lãnh tại ngoại trước khi phóng thích họ vào chiều ngày hôm sau.
Sau đó, em trai bà Điền đã đến Sở cảnh sát để yêu cầu họ trả lại máy tính cho cháu mình. Cảnh sát Phùng Đại Dũng từ chối và bảo em trai bà Điền cung cấp mật khẩu của máy tính và ký vào bản cam kết từ bỏ Pháp Luân Công.
Cùng ngày, bà Thôi Kế Hoa, 73 tuổi, cũng đã bị lục soát nhà và một cuốn sách Pháp Luân Công của bà đã bị tịch thu. Sau đó bà đã bị bắt và bị đưa đến Đồn cảnh sát Toàn Câu và bị giam trong một ngày.
Vào buổi chiều, Phùng và 4 cảnh sát nữa đã đến nhà ông Sử Kim Thanh và vợ ông là bà Đổng Chí Hoa (cả hai đều đã ngoài 70 tuổi), và tịch thu những quyển sách Pháp Luân Công của họ. Bà Đổng phản đối và ông Sử cũng yêu cầu các cảnh sát không được mang sách của ông đi. Cảnh sát đã nhượng bộ vào lúc đó.
Khi Phùng yêu cầu hai vợ chồng ông bà đi đến đồn cảnh sát với họ, bà Đổng đã từ chối và bị cưỡng chế khiêng vào xe cảnh sát. Một tuần sau đó, bàn tay trái, hai cánh tay và xương sườn của bà vẫn còn bị thâm tím.
Hai vợ chồng ông bà bị giam ở Đồn cảnh sát Thanh Vân trong một ngày mà không có chăn đắp, khiến cho cả hai bị lạnh cóng vào ban đêm.
Cảnh sát đã ra lệnh cho ông Sử ký vào giấy bảo lãnh tại ngoại. Bà Đổng từ chối. Con trai họ lo lắng cho họ và đã đóng tiền bảo lãnh để họ được phóng thích. Khi hai vợ chồng trở về nhà vào ngày hôm sau, họ thấy các cuốn sách Pháp Luân Công và một máy nghe nhạc của họ đã bị tịch thu.
Cùng với việc bắt những học viên này vào ngày hôm đó, cảnh sát cũng đã sách nhiễu bà Vương Ngọc Mai. Chi tiết của việc sách nhiễu này vẫn đang được điều tra.
Ngày hôm sau, 22 tháng 10, bốn viên cảnh sát tiếp tục sách nhiễu các học viên ở thị trấn Văn Nam. Khi những học viên này đang làm việc ở trên cánh đồng, cảnh sát đã đi lòng vòng tìm kiếm họ.
Cảnh sát đã đột nhập vào nhà của ông Khổng Hiến Thông và vợ ông, cả hai đều đã ngoài 70 tuổi, và lục soát chỗ ở của họ. Cảnh sát đã bỏ đi mà không tìm thấy gì.
Một nhóm cảnh sát khác đã đến nhà bà Ân Bồi Cầm, 72 tuổi, với cái cớ là đến thăm bà (trong một vài năm qua, cảnh sát đã lục soát nhà bà một số lần và tịch thu tất cả các cuốn sách và tư liệu về Pháp Luân Công của bà). Khi họ chuẩn bị rời đi, bà Ân tình cờ nhìn thấy cổng sân sau nhà bà đã bị mở và muốn khóa cổng lại. Lúc đó, một cảnh sát chạy đến và mở cửa để nhìn vào sân. Sau khi không tìm thấy gì, anh ta mới bỏ đi.
Cảnh sát đột nhập vào nhà của hai vợ chồng bằng một cái thang
Ông Ô Minh Bảo và vợ ông là bà Chu Phụng Linh không có mặt ở nhà vào ngày 21 tháng 10 thì cảnh sát đến nhà họ. Cảnh sát đã quay trở lại trong 3 ngày liên tiếp sau đó. Những người hàng xóm của họ nhìn thấy cảnh sát và báo cho hai vợ chồng và bảo họ đi trốn. Bà Chu đã từ chối, và nói rằng họ không có gì phải che giấu vì họ không làm gì sai cả và rằng họ đang rất bận việc thu hoạch vụ mùa.
Vào ngày thứ 3, thấy cửa nhà họ vẫn đóng, cảnh sát đã mượn một chiếc thang và đột nhập vào nhà của hai vợ chồng từ trên mái nhà. Khi hành động của họ bị một cư dân địa phương phát hiện, cảnh sát đã vẫy tay, bảo người đó không được đến gần.
Trong khi cảnh sát đang ở trong nhà của hai ông bà, có người đã chuyển thang đi chỗ khác, khiến cho cảnh sát hoảng sợ khi họ nhận ra rằng chiếc thang không còn ở đấy nữa. Cảnh sát cuối cùng đã phải đi mua một chiếc thang mới từ một cửa hàng ở xa để đền cho người chủ.
Hai vợ chồng ông bà sau đó trở về nhà và phát hiện ra các cánh cửa nhà họ đã bị mở và đồ đạc trong nhà họ bị đảo lộn cả lên. Một cuốn sách Pháp Luân Công và một máy nghe nhạc đã bị mất.
Những người hàng xóm của họ đã khuyên họ nên kiện đồn cảnh sát vì những mất mát này, nhưng bà Chu đã không làm như vậy.
“Tôi không mất thứ gì ngoại trừ một quyển sách Pháp Luân Công và một máy nghe nhạc. Giá trị của cuốn sách không thể đo được bằng tiền,” bà nói.
Lời kể về việc bức hại đối với gia đình bà Chu
Dưới đây là lời kể của bà Chu về những bức hại mà bà và gia đình bà đã phải chịu.
Gia đình chúng tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 1 năm 1999, lúc đó con trai chúng tôi mới 10 tháng tuổi và cháu phải chịu cảnh ốm đau liên miên. Khi cháu ra đời, các bác sĩ bảo chúng tôi rằng cháu sẽ không thể đi được. Đó quả là tiếng sét nổ giữa trời xanh. Chúng tôi không thể chịu được việc mặc kệ cháu và nhanh chóng cho cháu nhập viện để điều trị. Trong khoảng 10 ngày, chúng tôi đã tiêu hết 4000 Nhân dân tệ. Tình trạng của cháu đã không được cải thiện bất chấp việc chúng tôi đã tiêu hết số tiền tiết kiệm của mình, và chúng tôi đã từ bỏ việc điều trị.
Con trai chúng tôi bắt đầu khóc từ nửa đêm đến 3 giờ sáng. Tôi hỏi người hàng xóm của mình vốn đang tập Pháp Luân Công là liệu môn tập có thể trị khỏi bệnh cho con tôi không. Tôi nhận được câu trả lời rằng điều đó là có thể nếu tôi tin tưởng hoàn toàn vào môn tập.
Vì vậy, chồng tôi và tôi đã đưa con trai chúng tôi đến điểm luyện công tập thể và bắt đầu học. Thật thần kỳ con trai chúng tôi đã ngừng khóc vào ban đêm. Nếu như chúng tôi không được gặp Pháp Luân Công vào hồi đó thì có lẽ tôi đã kết liễu mạng sống của mình rồi.
Sau khi học Pháp Luân Công, tình trạng của con tôi đã dần dần cải thiện, và các căn bệnh của chồng tôi và tôi cũng đã biến mất. Tôi từng bị bệnh dạ dày và bệnh phụ khoa, trong khi chồng tôi từng bị viêm xoang và nấm móng tay – tất cả các móng tay của anh ấy đã hoàn toàn chuyển sang màu trắng, dày hơn và tách khỏi da. Mọi người đã cố thuyết phục chồng tôi tham gia điều trị y tế nhưng chúng tôi lại không có đủ tiền để chi trả. Không lâu sau khi chúng tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công, những móng tay mới của anh đã mọc trở lại.
Kể từ khi tập Pháp Luân Công, bản thân chúng tôi cũng đã trở thành những người con hiếu thảo. Chúng tôi đã chăm sóc tốt cho bố mẹ chồng mỗi khi hai ông bà đến ở nhà chúng tôi, và tôi đã chăm sóc cho bố tôi khi ông phải nhập viện.
Chúng tôi cũng đã có một mối quan hệ hài hòa với vợ chồng người em trai của chồng tôi. Khi nhà chồng tôi chia tài sản thừa kế, em trai chồng tôi đã buộc tội mẹ chồng tôi là đã thiên vị chúng tôi. Du vậy, chúng tôi vẫn đề nghị người em lấy bất cứ thứ gì cậu ấy muốn. Tuy nhiên, để bắt mẹ chồng tôi cho cậu ấy tiền, cậu ấy đã bảo vợ mình trở về nhà cô ấy, để lại đứa con 4 tuổi của họ sống với mẹ chồng tôi. Chúng tôi đã giúp chăm sóc đứa trẻ. Sau đó, dân làng cũng giúp thuyết phục cô em dâu chúng tôi trở về nhà. Kể từ ngày đoàn tụ, cả gia đình chúng tôi đã sống vui vẻ hòa thuận với nhau.
Tôi cũng có mối quan hệ tốt với hàng xóm láng giềng. Họ rất tin tưởng tôi và thường gửi tôi chìa khóa nhà họ. Không lâu sau khi chúng tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công, chính quyền Trung Quốc đã phát động một chiến dịch trên toàn quốc đàn áp môn tập. Chính lúc tôi đang cảm thấy buồn, bố tôi đã nó:, “Tại sao các con không có ai bước ra nói điều gì đó?”
Vào tháng 11 năm 2000, chồng tôi quyết định đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và tôi cũng đi. Chúng tôi vay 300 nhân dân tệ từ một người hàng xóm và đem theo cả đứa con trai hai tuổi của mình. Chúng tôi đã bị tách ra sau khi đến Bắc Kinh. Con trai tôi và tôi bị giam ở một đồn cảnh sát trong khi chồng tôi bị giam giữ ở một trại giam.
Khi cảnh sát thấm vấn tôi và hỏi tên và địa chỉ của tôi, tôi đã từ chối không nói điều gì. Tuy nhiên, tôi vẫn bị lừa nói ra với họ sau đó. Chồng tôi từ chối nói bất cứ điều gì, và cảnh sát đã dọa cho các tù nhân tra tấn anh ấy.
Con trai tôi và tôi bị đưa vào một chiếc xe ô-tô. Tôi tình cờ nhìn thấy chồng tôi ở trên một chiếc xe khác. Anh ấy sắp bị đưa vào một trại tù để tra tấn. Chúng tôi đã gọi anh ấy xuống xe và tất cả chúng tôi đã bị đưa đến một đồn cảnh sát khác.
Chúng tôi bị giam ở đồn cảnh sát qua đêm và bị bắt phải ngồi trên nền xi-măng. Một cảnh sát đã dọa sẽ làm cho tôi phát điên và làm cho con tôi không có mẹ. Chúng tôi đã được phóng thích vào ngày hôm sau.
Sau khi tôi trở về nhà, cảnh sát địa phương và bí thư đảng ủy làng đã đến lục soát nhà chúng tôi. Họ dọa sẽ cho điện giật tôi đến chết nếu tôi tiếp tục tập, rồi nói thêm rằng họ sẽ không bị phạt gì nếu họ đánh chết tôi và quẳng tôi xuống sông Hoàng Hà.
Vào ngày thứ tư, chồng tôi đã bị lừa đi đến ủy ban làng. Ngay khi đến, trưởng làng đã đánh anh ấy vào đầu và mặt trong suốt buổi sáng. Trong khi đánh người, ông ta gầm lên: “Tập [Pháp Luân Công] thì có gì tốt cho mày? Mày có được tiền không? Sư phụ mày có có mua quần áo cho mày không?”
Sau đó, trong một khoảng thời gian, cảnh sát đã sách nhiễu chúng tôi hàng ngày và giao cho hai thành viên của ủy ban làng ở lại theo dõi chúng tôi.
Cảnh sát lại đến vào năm 2012 và hỏi là tôi có còn tập Pháp Luân Công hay không. Bố chồng tôi đang uống rượu và nói dối với họ rằng tôi đã ngừng tập lâu rồi. Tuy nhiên, cảnh sát không tin và lại hỏi tôi. Tôi bảo họ rằng tôi vẫn còn tập và sẽ không bao giờ quên “Chân-Thiện-Nhẫn”.Sau đó họ bỏ đi.
Chồng tôi và tôi đã phải chịu áp lực rất lớn trong 16 năm và bị phân biệt đối xử ở làng. Trong khi một số người hàng xóm ủng hộ chúng tôi, nhưng người khác đã tin những lời dối trá của chính quyền cộng sản Trung Quốc và tránh xa chúng tôi, cô lập chúng tôi khỏi những người khác trong làng. Chồng tôi đi đến làm việc tại một mỏ than, nhưng anh ấy không được thanh toán các chi phí đi lại như những công nhân khác. Cháu họ tôi cũng đã bị liên lụy trong cuộc đàn áp và bị cấm ra nhập quân đội, khiến cho gia đình tôi to tiếng với tôi. Cháu trai tôi cuối cùng đã được phép ra tham gia quân đội vào năm sau đó sau khi tôi viết một bản tuyên bố cắt đứt mối quan hệ giữa chúng tôi.
Những người tham gia vào cuộc đàn áp ở thành phố Tân Thái:
Phùng Đại Dũng, đội trưởng thuộc Sở cảnh sát thành phố Tân Thái: +86-13853813269 (di động), +86-538-7103065 (cơ quan)
Trương Tân Đức, Trưởng Phòng 610 địa phương: +86-13583876288 (di động), +86-538-7210287 (cơ quan), +86-538-7078288 (nhà riêng)
(Thông tin liên hệ của những người tham gia khác có trong bản gốc tiếng Trung của bài viết này).
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/8/414778.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/29/188487.html
Đăng ngày 27-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.