Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Sơn Đông,Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-11-2020] Năm 1998, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Trong những ngày vừa mới đắc Pháp, tôi đã đọc quyển “Chuyển Pháp Luân” hết lần này đến lần khác, và cảm thấy rất chấn động, giống như Pháp mà Sư phụ giảng:

“Đến khi học Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi, họ liền lập tức hiểu rõ ra rất nhiều vấn đề mà cả đời họ mong muốn biết rõ nhưng lại không giải được. Tuy nhiên cùng với sự thăng hoa tư tưởng của họ, thì tâm tình của họ cũng vô cùng kích động; điểm này là khẳng định.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Khi tôi mới tu luyện được vài tháng, tà đảng Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công. Dưới áp lực phô thiên cái địa đó, tôi đã đi đường vòng và trải qua khoảng thời gian mờ mịt. Nhưng Sư phụ từ bi không có bỏ rơi tôi, Ngài đã giúp đỡ tôi quay lại bước đi trên con đường tu luyện phản bổn quy chân. Sau đây, tôi muốn chia sẻ một chút thể hội tu luyện trong những năm qua với các đồng tu.

Sư phụ không có an bài bức hại cho chúng ta

Lần cuối cùng tôi bị bức hại là vào năm 2003, bị giam giữ bất hợp pháp trong trại lao động cải tạo. Tại đó, tôi nhìn thấy rõ cái gọi là “thâm độc” của tà ác. Nên tôi đã sinh ra tâm sợ hãi, và tự nhận định rằng mình sẽ không vượt qua được, sau đó lại mượn lý do vì bản thân không vượt qua ấy mà mà thỏa hiệp với tà ác. Sư tôn điểm hóa cho tôi hết lần này đến lần khác, cuối cùng tôi hoàn toàn nhận ra rằng bản thân đã sai rồi, không có viện cớ nữa, cũng không có lý do gì nữa.

Sư phụ thông qua giấc mộng để điểm hóa cho tôi. Trong giấc mộng, tôi đang bước đi ở trong một nhà vệ sinh rộng lớn, và trên tường có một lỗ hổng lớn, còn bên ngoài là một cánh đồng tự do. Tôi chỉ nhìn nhìn chứ không bước qua, cứ tiếp tục đi tới lui trong nhà vệ sinh lớn ấy. Sau khi tỉnh giấc, tôi biết rằng mình vốn có thể chính niệm vượt qua, nhưng bản thân làm không đến nơi đến chốn. Ngã rồi, tôi nhanh chóng bò lên lại, viết nghiêm chính thanh minh, dùng đạo lý làm người đơn giản nhất để giảng chân tướng cho cảnh sát, nên họ cũng không làm khó tôi.

Một ngày nọ, khi đang làm việc ở xưởng (trong trại giam), tôi đã ước ao với Sư phụ rằng tôi muốn hát bài hát của đệ tử Đại Pháp cho mọi người nghe, và tôi thỉnh cầu Sư phụ an bài cho mình. Vào một ngày của tháng sau, Đại đội trưởng đến gặp tôi, dáng vẻ của cô ấy rất vui, cô ấy muốn tôi hát cho mọi người nghe, và tôi đã đồng ý. Tôi hát bài “Đắc độ”:

“Trầm luân, mê sâu nơi thế gian, Vô vọng, lạc lối quên đường về.
Mòn mỏi kiếm tìm trăm nghìn năm,
May mắn gặp Sư tôn phổ độ,
Đắc độ, đắc độ,
Chớ bỏ lỡ cơ duyên lần nữa.”

Sau đó, Đại đội trưởng muốn bắt lỗi tôi, tôi nói: “Chị muốn tôi hát, thì tôi hát, nhưng chị lại chê tôi hát không hợp khẩu vị của chị.” Cô ấy nghe xong không nói lời nào. Các đồng tu đều toát mồ hôi lo lắng cho tôi, nhưng tâm tôi rất vững chắc, vì tôi biết bức hại vốn không tồn tại trong an bài của Sư phụ.

Hai tháng trước khi rời trại lao động, bầu không khí bỗng trở nên căng thẳng. Trong trại lao động tổ chức lớp tẩy não, lúc ấy liên tục có đồng tu bị đưa đi, một số đồng tu kiên định thì bị chuyển đi giam giữ tập trung ở đại đội khác. Áp lực khủng bố bao trùm lấy tôi, bởi ai cũng có thể bị lôi đi bất kỳ lúc nào. Nhưng tôi nghĩ: “Sợ thì có thể làm được gì chứ?” Rồi tôi không nghĩ đến nỗi sợ ấy nữa, tôi nghĩ những việc này và tôi không có liên quan với nhau. Tôi cũng tiếp tục không mặc đồng phục tù nhân, khi cảnh sát đến trước mặt tôi thì họ né tránh không nhìn. Tôi thể hội rằng, không có tâm sợ hãi, ấy chính là phủ định bức hại của tà ác.

Tu bỏ ma tính và sự mạnh mẽ

Khi tôi từ hang ổ hắc ám của tà ác trở về, tôi tiến hành loại bỏ những thứ xấu ở nơi đó. Tôi dành thời gian học Pháp lượng lớn. Đồng thời tôi cũng coi trọng việc phát chính niệm. Thông qua học Pháp lượng lớn, dần dần tôi minh bạch ra nguyên nhân bản thân bị bức hại trong những năm qua, cũng dần phân biệt rõ được tư duy nào là của cựu thế lực.

Trong những năm tiếp theo, tôi phụ trách công việc điều phối ở địa phương, và bận rộn bước đi trên con đường cứu người. Có một đoạn thời gian, tôi phát hiện trạng thái tu luyện của bản thân không ổn, dường như có gì đó không phù hợp, nên tôi không chạy khắp nơi nữa, mà ở nhà tĩnh tâm học Pháp lượng lớn. Tôi bắt đầu suy nghĩ lại trạng thái tu luyện của bản thân khi làm công việc điều phối trong những năm này, tôi đã tăng trưởng khá nhiều nhân tâm như: thích chỉ chỉ trỏ trỏ và phát biểu ý kiến của bản thân; tâm đặt mình ở trên cao, mạnh mẽ, v.v..

Khi tôi ngộ được điều gì đó ở trong Pháp, tôi liền làm theo sở ngộ ấy, nhưng thấy người khác không hiểu hoặc không làm như mình thì tôi lo lắng. Khi tôi chia sẻ với đồng tu, nếu chia sẻ không thông, thì tôi áp đặt lý mà mình ngộ được lên đồng tu, kết quả làm cho mọi người ra về mà chẳng vui. Và bản thân tôi cũng rất khổ não, cảm thấy xuất phát điểm của mình là vì Đại Pháp, vì chỉnh thể kia mà. Khi tôi lùi một bước, buông tâm xuống, tôi mới hiểu rằng: Con đường của mỗi đệ tử Đại Pháp là do Sư phụ an bài. Mình mạnh mẽ như vậy, muốn người khác chiểu theo Pháp lý mà mình ngộ được để thực hiện, đây chẳng phải là can nhiễu sự an bài của Sư phụ hay sao?

Tôi sợ đồng tu bị nhân tố tà ác dùi vào sơ hở, sợ đồng tu không bước đi tốt, kỳ thực chính là tư duy phụ diện của bản thân đang khởi tác dụng. Lại nói, xảy ra bất cứ chuyện gì cũng không nhất định là chuyện xấu, bởi chúng ta có thể đề cao từ trong đó, và tôi đã thay đổi chuyện xấu ấy thành hảo sự. Thiết nghĩ, nếu chuyện gì cũng bằng phẳng thuận lợi thì có thể thăng hoa lên được chăng. Nghĩ đến đây, tôi thật sự cảm thấy xấu hổ vì bản thân không ở trong Pháp.

Từ đó về sau, tôi chú trọng sửa đổi ở phương diện này. Nhưng những thứ đã hình thành trong thời gian dài thì nhất thời không thể tu bỏ được. Trong lúc trao đổi với các đồng tu, khi tôi thấy người khác nói những điều không ở trong Pháp, tôi vẫn nhẫn không được mà phát biểu cách nghĩ của bản thân, đôi khi càng nói càng hăng, thành ra chỉ có mỗi tôi nói thôi, điều này giống như Sư phụ từng giảng:

“Mọi người chia sẻ, đàm luận với nhau, giảng cho nhau; chúng tôi yêu cầu thực hiện như vậy.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Đồng tu rất bao dung, cũng không có ai nói gì tôi. Tôi nghĩ mình phải gia cường chủ ý thức của bản thân, và hướng nội tìm. Khi học Pháp tập thể, tôi thường nhắc nhở bản thân rằng: “Phải vượt qua! Mình nhất định phải nhẫn!” Thỉnh thoảng, tôi nghe đồng tu nói điều gì đó thật khó nghe hoặc không thông suốt, nếu như trước đây thì tôi hẳn đã ngắt lời rồi, nhưng bây giờ tôi nhẫn và im lặng. Lúc này, cái “tôi giả” trong tư tưởng vẫn mượn lý do “giúp đồng tu đề cao” và muốn phát biểu, nhưng tôi liền yêu cầu bản thân không được nói. Chỉ cần có thể nhẫn vững không nói, sau đó, tôi phát hiện cách nghĩ và tâm thái của bản thân đối với chuyện này không giống nhau.

Tôi thử nhìn vào chỗ thiếu sót của người khác, và cố gắng hướng nội tìm ở bản thân mình. Mấy lần, tôi nhìn thấy đồng tu này có tâm coi thường đồng tu kia, và tôi trở nên rất mất kiên nhẫn. Tôi nhận ra mình có tâm khó chịu và dễ xao động, vậy nên đầu tiên tôi nhẫn không nói, nhẫn vững cái tâm cáu kỉnh nóng nảy ấy. Sau đó tôi hướng nội tìm, phát hiện trong tâm mình nghĩ thế này: “Chư vị tu như vậy mà còn coi thường người khác ư!” Hóa ra tôi cũng có tâm đó, căn bản là vấn đề của bản thân mình thôi. Bây giờ mới thấy dường như chỉ vì cái danh “giúp đồng tu” mà bản thân đã bỏ qua quá nhiều cơ hội đề cao!

Còn có một lần nọ, tôi phát hỏa với đồng tu, dẫu biết rằng không nên phát hỏa, rằng đối với ai cũng không nên như vậy, nhưng đến khi chuyện cụ thể xảy ra thì vẫn không nhẫn được. Lần khác, khi tôi bàn bạc công việc với đồng tu, ý kiến của đồng tu kích động đến tâm sợ hãi của tôi, tôi nghĩ rằng đồng tu không thông cảm cho mình nên đã nói ra những lời không nên nói.

Sau đó, tôi bị triệu chứng trĩ và nó ngày càng to ra. Tôi hướng nội tìm, tôi thấy mình có tâm sợ hãi, tư tâm, thích để tâm vào những chuyện nhỏ nhặt và dùi sừng bò, ma tính nóng nảy. Tôi xin lỗi đồng tu, nhưng giả tướng bệnh trĩ vẫn ngày càng to hơn, đau đến nỗi không ngủ được, trước giờ tôi chưa từng xảy ra chuyện như vậy. Chồng nói: “Em nên thay đổi tính nóng nảy của mình!” Ngay khi anh ấy nói điều này, tôi phát hiện trong tâm mình vẫn còn có chút không phục. Vậy là tôi kịp thời nắm chặt lấy niệm đầu này và tiêu hủy nó, quyết tâm kiên định hướng nội tìm, hướng nội tìm một cách vô điều kiện.

Sư phụ giảng:

“Các đệ tử Đại Pháp chúng ta chẳng phải là với tà ác trước mặt cũng vẫn biểu hiện đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu hay sao? Đều có thể nhẫn phải không? Đều có thể tâm [nhẫn] nại mà giảng chân tướng phải không? Vậy lúc ấy chư vị phát hỏa thì là vì sao? Người tu luyện phát hỏa gì chứ? Giữa người tu luyện và người tu luyện, phải chăng càng không nên nổi nóng? Dù chư vị là ai, chư vị đều là đang tu. Chư vị vì sao vẫn cứ nổi nóng với đệ tử của tôi? Tôi có đồng ý chư vị như thế đối với đệ tử của tôi hay không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Khi đối chiếu với Pháp của Sư phụ, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ, cảm giác như không cất mặt lên nổi. Ngày hôm sau, tôi ngồi trên giường phát chính niệm, phát nhắm đến tình trạng đang xảy ra trên thân thể của mình. Nhưng tôi nghĩ báo ứng này là do mình không tu tâm mà chiêu mời đến, nên tôi cũng phát chính niệm hướng đến đồng tu giảng chân tướng (mà tôi có mâu thuẫn)! Vậy đó, tôi cứ phát, cứ phát cho đến khi cảm thấy năng lượng đặc biệt mạnh mẽ, thân thể cũng không còn cảm giác đau đớn. Sau 55 phút, tôi buông chân xuống, trĩ kia cũng không đau nữa, thật đã ổn rồi. Tôi nghĩ, có thể tâm thái mình lúc ấy phù hợp với yêu cầu của Pháp, buông bỏ tư tâm, và Sư tôn giúp mình hóa giải nạn này, Đại Pháp đã triển hiện kỳ tích trên thân thể bản thân mình!

Kể từ đó, tôi âm thầm hạ quyết tâm, nhất định không thể phát hỏa, gặp bất cứ chuyện gì cũng không thể nóng giận, nhất định phải tu bỏ ma tính này. Về sau, tôi gặp phải một số điều khiến bản thân khó chịu nhưng tôi đã nhẫn được, điều này nói lên rằng Sư phụ đã giúp tôi lấy đi rất nhiều vật chất nóng giận ấy. Cuối cùng thì tôi cũng tìm lại được trạng thái ung dung và tường hòa của người tu luyện.

Tu xuất tâm vị tha

Thời kỳ đầu bức hại, tâm tranh đấu của tôi rất mạnh. Khi giảng chân tướng cho lãnh đạo đơn vị và cảnh sát, tôi đều dùng kiểu nói chuyện bộc trực với ngôn từ nghiêm khắc, khiến lãnh đạo đơn vị nói tôi giống “Lưu Hồ Lan” (Lưu Hồ Lan là một hình tượng mẫu mực của ĐCSTQ và là tên cửa miệng dành cho những ai có tính đấu tranh rất mạnh).

Dưới áp lực của cuộc bức hại và thiếu sót trong tu luyện cá nhân, khiến tôi căn bản không thể đạt được trạng thái tâm bình khí hòa. Lần nọ, tôi giảng chân tướng cho một cảnh sát, anh ấy nói: “Tốt thì ở nhà mà luyện, không được đi ra ngoài phát tài liệu, chị mà đi phát, thì tôi bắt đấy.”

Tức khắc có một câu nói lên đến cửa miệng: “Anh dám bắt ư, tôi vẫn dám phát!” Lời này vừa đến miệng thì tôi phát giác nó không đúng, nên liền nuốt trở lại.

Sau khi về nhà, tôi suy nghĩ lại, vì sao đang giảng, đang giảng lại phát cáu thế này? Lại còn tranh đấu nữa? Nhớ lại tâm thái lúc ấy, tôi đã đặt bản thân mình ở tư thế gọi là bị bức hại, tôi cảm thấy oan cho bản thân quá. Bởi vì thực sự bị bức hại không phải là người tu luyện chúng ta, mà là thế nhân, họ mới là chúng sinh đáng thương, vì tôi ôm tâm vị tư bảo vệ bản thân và tâm ủy khuất từng bị bức hại, nên không sinh xuất được chính niệm vị tha.

Năm ngoái, vào thời điểm mà gọi là ngày nhạy cảm của ĐCSTQ, Bí thư của đơn vị vừa mới nhậm chức đã đề nghị tôi nói chuyện. Trước tiên tôi tự nhủ: “Mình phải tu xuất chính niệm vị tha.” Tôi tâm bình khí hòa, giống như đối xử với anh em của mình vậy, tôi giảng cho anh ấy nghe Pháp Luân Công là gì.

Tôi nói: “Pháp Luân Công là Phật Pháp, anh nghìn vạn lần đừng phản đối Ông. Cổ nhân nói: ‘Ninh giảo thiên giang thủy, bất nhiễu Đạo nhân tâm’ (Tạm dịch: Thà rằng khuấy động nghìn sông, còn hơn quấy nhiễu tâm người tu Đạo), còn nói ‘Đả tăng mạ Đạo, bất đắc hảo báo’. Bức hại Phật Pháp sẽ bị Trời trách tội.”

Tôi cũng nói: “Cuộc bức hại này không có căn cứ pháp luật, nó là một cuộc vận động, vào ngày cuộc vận động kết thúc, anh phải lưu lại cho mình một con đường chứ!”

Mặc dù cuộc nói chuyện ngày hôm ấy không dài, nhưng tâm thái tôi khá tốt, giải đáp cho anh ấy một số vấn đề, và anh ấy cũng rất tôn trọng tôi.

Đầu năm, anh ấy lại tìm tôi, nói rằng phải tổ chức “lớp học tập” (thực chất là lớp tẩy não), yêu cầu tôi đi “học tập, học tập”, tôi nghiêm túc cự tuyệt. Anh ấy nói nếu tôi không đi, anh ấy sẽ quay lại tìm tôi. Sau khi về nhà, tôi nghĩ lần này tôi lại động nhân tâm bảo hộ bản thân, giảng chân tướng đều xoay quanh việc làm sao để không phải đến lớp tẩy não, điều này không phù hợp rồi.

Quả nhiên, vào tháng Năm, anh ấy lại đến gặp tôi, tôi nhắc nhở bản thân buông tâm xuống, thiện tâm đối đãi mọi người. Mấy người họ đến gõ cửa, tôi ra mở cửa, anh ấy nói: “Chị này, chúng tôi vào được chứ?”

Tôi vội mời họ vào. Vì họ đều biết tôi vẫn luôn không phối hợp với cảnh sát và họ, nên họ cũng ngại ngùng nói: “Chị cũng biết chuyện gì rồi phải không, chúng tôi không đến cũng không được!”

Tôi nói: “Không sao, nếu không có chuyện này thì chúng ta cũng không có dịp ngồi cùng nhau! Anh đã ghé nhà rồi thì chúng ta trò chuyện một chút nhé!”

Họ nói lý do đến, muốn tôi điền đơn lớp tẩy não. Tôi nói: “Tôi chỉ muốn nói sự thật, tôi nghĩ mình không làm điều gì trái với lương tâm cả, nhưng lại phải chịu đựng quá nhiều áp lực.”

Tôi bắt đầu nói về tình huống của năm mà mình bị đưa đến lớp tẩy não, bị mất tự do cá nhân, bị ép xem video phỉ báng Đại Pháp, còn viết “hối quá thư” và “bảo chứng thư”, tôi không viết, vậy là bị buộc cải tạo lao động phi pháp. Đơn vị còn cử người theo, và được trả rất nhiều tiền.

Họ nghe xong thì nói: “Hóa ra là như vậy!” Rồi mọi người đứng dậy chào tạm biệt và ra về, cũng không bao giờ đề cập về lớp tẩy não với tôi nữa.

Nội dung chia sẻ trên đây nếu có chỗ nào không ở trong Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.

Cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn sự bao dung của các đồng tu!

(Bài được chọn đăng trong Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội dành cho các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục lần thứ 17 do Ban biên tập Minh Huệ tổ chức)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/23/明慧法会-找回修炼人的祥和从容-414817.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/25/188421.html

Đăng ngày 26-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share