Bài viết của Vị Danh

[MINH HUỆ 15-11-2020] Kể từ những năm 1930 của thế kỷ trước, có hai tác phẩm của hai nhà báo Mỹ đã mang đến ảnh hưởng sâu rộng tại Mỹ. Tác phẩm thứ nhất là “10 ngày chấn động thế giới” của John Reed, tác phẩm thứ hai là “Ngôi sao đỏ chiếu rọi Trung Quốc” của Edgar Snow.

Reed là một trong ba người Mỹ được chôn cất tại nghĩa trang cách mạng Kremlin, bản thân ông ta chính là một nhà hoạt động theo chủ nghĩa cộng sản, theo lời tường thuật của ông ta về cuộc chính biến vào tháng 10 thì cuộc cách mạng cộng sản Liên Xô được ví như ‘vạn vật tân sinh’ (mọi vật đổi mới). Snow cũng là người đi theo chủ nghĩa xã hội, cuộc hội đàm giữa Mao Trạch Đông và Snow ở hang động tỉnh Thiểm Tây đã tô vẽ Trung Cộng thành một hình tượng công khai minh bạch, thẳng thắn và cởi mở.

Bắt đầu từ sự kiện “con tàu lịch sử Mayflower”, nước Mỹ đã dựa vào nền tảng tín ngưỡng để kiến lập đất nước, cho nên nước Mỹ còn được gọi là “thành phố trên đồi”, là “quốc gia của Thượng Đế”. Trên tờ đô la Mỹ có in một câu “In God We Trust” chính là để nói lên hàm ý này. Chính phủ Mỹ truyền thống đóng vai trò như “người gác đêm”, là người bảo vệ và duy trì trật tự xã hội, chứ không phải là người sử dụng quyền lực để cướp đoạt lợi ích. Điểm này có hàm nghĩa giống với “thế thiên hành đạo” (thay Trời hành đạo), “thuận thiên nhi hành” (làm theo ý Trời) trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Năm 1929, ở phương Tây xảy ra đại khủng hoảng kinh tế trăm năm mới gặp, các công xưởng đồng loạt đóng cửa, người dân thất nghiệp. Sau khi cuộc cách mạng cộng sản diễn ra ở Liên Xô và Trung Quốc bị giới nhà báo nhào nặn tô vẽ, thì nó đã trở thành “phương thuốc mới” để thay đổi thế giới.

“Chính sách Mới” (The New Deal) của Mỹ được truyền cảm hứng từ kinh tế kế hoạch của Liên Xô. Nếu đem so sánh với xã hội truyền thống “vô vi nhi trị” (lấy đạo đức cảm hóa người dân thì có thể bình trị thiên hạ) trước đó thì chính phủ Mỹ đã bước sang con đường trở thành đại chính phủ và đi theo chủ nghĩa can thiệp. Nhà tư tưởng phái bảo thủ Dinesh D’Souza đã chỉ ra trong tác phẩm “Lời nói dối lớn” như sau: “Về cơ bản, Chính sách Mới đã gióng lên hồi chuông báo tử cho thị trường tự do của Mỹ.”

Đến năm 1963, Tổng thống Johnson đã khởi động phong trào “Tuyên chiến với đói nghèo” và “Xã hội vĩ đại”. Cương lĩnh của “Xã hội vĩ đại” gần như giống hệt với “Cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản Mỹ” (A New Program of the Communist Party USA).

Cũng vào những năm 1960, cùng lúc Đại cách mạng văn hóa diễn ra tại Trung Quốc, thì “ngọn gió cộng sản” cũng đã thổi sang Tây phương, nào là phong cách Hippie đường phố, phản truyền thống, chống đối, phản đạo đức, tình dục, ma túy, nhạc rock ‘n roll, đủ thứ đủ loại cái gì cũng có.

Sau khi những thanh niên trẻ thập niên 60 gặp thất bại trong cuộc cách mạng đường phố, một số người trong bọn họ đã tiến nhập vào các trường đại học và viện nghiên cứu, hoàn thành văn bằng thạc sỹ, tiến sỹ, rồi dần dần gia nhập vào giới chủ lưu, giáo dục, truyền thông, chính khách, thương gia của xã hội Mỹ, giương cao cờ hiệu “chủ nghĩa tiến bộ”, “chủ nghĩa lý tính”, để cho quan niệm chôn giấu gen di truyền của chủ nghĩa xã hội thâm nhập vào xã hội Mỹ, liên tục duy trì cách mạng phi bạo lực trong mấy chục năm trời, rồi lại gọi nó thành “cuộc trường chinh bên trong thể chế”. Các biến thể của chủ nghĩa Marx đã ăn sâu vào xã hội Mỹ, hơn nữa nó đã được trang bị năng lực tự mình sinh trưởng và phát triển.

Sau thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, phần lớn những người Mỹ chịu nhận ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa cộng sản đã gia nhập vào xã hội chủ lưu, các kênh truyền thông chủ yếu của xã hội Mỹ, các trường đại học và cao đẳng, Hollywood phần lớn đã trở thành đại bản doanh của phe cánh tả. Vào thời Tổng thống Reagan còn tại vị, giới chính trị đã có chút xoay chuyển ra khỏi cánh tả, nhưng sau những năm 1990 thì chính sách lại lần nữa chuyển hướng sang cánh tả, cho đến mấy năm gần đây đã đạt đến đỉnh điểm.

Chủ nghĩa xã hội tiến dần từng bước vào Mỹ, nó đã đạt đến mức độ không còn kiêng nể gì nữa. Lớp trẻ trong trường đại học công nhiên lớn giọng cho rằng chủ nghĩa xã hội là tốt.

Thiên đạo thù cần (Đạo Trời đền đáp người cần cù) là một chuẩn tắc phù hợp với luân lý thông thường, thế nhưng đối với những người vô Thần luận mà nói, thì con người sinh ra đều như nhau, giàu nghèo bình đẳng, có người giàu thì nhất định là có chiếm đoạt tài sản của người khác. Chính vì thứ “quan niệm hiện đại” này đã khiến cho “ngọn gió chủ nghĩa xã hội” càng diễn càng trở nên kịch liệt.

Trong một trăm năm trở lại đây, nước Mỹ đã trở thành trung tâm văn hóa và kinh tế của thế giới, mỗi từng cử động của Mỹ đều gây ra ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. Mãi cho đến hiện nay, dù cho ma đỏ đang gieo rắc tai họa nhưng nước Mỹ vẫn là quốc gia không có tập trung quyền lực nhất trên thế giới, vẫn là lực lượng cốt lõi duy trì trật tự thế giới, nhưng nếu như vẫn cho phép chủ nghĩa bình quân phúc lợi cao, đóng thuế cao với sự tập trung quyền lực cao độ chiếm cứ vị trí chủ đạo đến mức phớt lờ việc nạo phá thai, đồng tính luyến ái, phổ biến chuyển đổi giới tính, thì thử hỏi nước Mỹ sẽ là một xã hội như thế nào?

Nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus sống vào thế kỷ 16 đã từng đưa ra dự ngôn: “Đến thời trước sau Mars sẽ thống trị thiên hạ. Nói là để có được cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.”

Tổng thống Reagan tiền nhiệm đã từng nói: “Chúng ta vẫn luôn cho rằng xã hội quá phức tạp, không thể dựa vào tự trị, chính phủ do giới tinh anh nắm quyền kiểm soát sẽ tốt hơn so với chính phủ do nhân dân tự vận hành và cùng nhau hưởng lợi. Thế nhưng, khi mỗi người chúng ta đều không thể quản lý chính mình cho tốt thì còn ai có năng lực đi quản chế người khác chứ?”

Rất nhiều nhân sỹ phái bảo thủ hết sức lo lắng cho tương lai của nước Mỹ, bởi vì họ đã nhìn thấy kể từ những năm 1930 trở lại đây, nước Mỹ đã bị triều đại đỏ cộng sản khoác lớp vỏ bọc “chủ nghĩa tự do” ăn mòn vào tận xương tủy, thử hỏi ai có thể quét sạch chứng bệnh trầm kha này?


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/11/15/415134.html

Đăng ngày 18-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share