Bài viết của Cầm Thanh

[MINH HUỆ 06-11-2020] Có những vấn đề mà bản thân bị mê mờ trong một thời gian dài, lúc học thuộc Kinh văn “Càng về cuối càng tinh tấn” của Sư phụ, tôi mới hiểu ra, khi ấy trạng thái tiêu trầm và nút thắt trong mâu thuẫn gia đình bấy lâu bỗng chốc được đả khai.

Sư phụ giảng:

“Nguyên điều đó đã là thể hiện của thời kỳ cuối của Chính Pháp và của tu luyện của các đệ tử Đại Pháp; nhưng vẫn còn một bộ phận thiểu số học viên, thậm chí cả học viên tu lâu, vào lúc này đây xuất hiện hoặc nhiều hoặc ít trạng thái ‘tiêu trầm’, buông lơi ý chí tinh tấn; mà không nhận ra rằng đó cũng là chấp trước vào thời gian Chính Pháp, hoặc do quan niệm hậu thiên không ngay chính đã can nhiễu tạo thành như vậy, từ đó bị những nhân tố can nhiễu mà cựu thế lực đã lưu lại từ trước đây tại không gian bề mặt của nhân loại và tà linh, lạn quỷ dùi vào chỗ sơ hở, làm cho những chấp trước và quan niệm kia lớn mạnh hơn nữa, từ đó tạo nên trạng thái ‘tiêu trầm’ như thế.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Hai chữ “kỳ cuối” thật chấn động, khiến tôi lập tức hiểu ra, tu luyện đã đến thời kỳ cuối rồi, đối với tất cả quan niệm hình thành, thì người tu luyện đều phải nhận thức ra, từ trong mâu thuẫn mà ý thức được và tu bỏ nó đi. Tất cả đều phải kết toán, như là trả hóa đơn vậy, tất cả nợ nần đều phải trả hết. Những thứ hình thành từ quan niệm cũng phải bỏ đi, đều phải nhận biết được, cuối cùng thì Sư phụ sẽ lấy nó đi, nhưng điều then chốt là chúng ta phải phát giác ra nó.

Tôi luôn không hiểu vì sao hình thức tu tâm qua những mâu thuẫn gia đình cứ mãi lặp đi lặp lại trong gần hai năm qua? Sóng yên biển lặng chưa được hai hôm thì một cơn sóng khác lại đến, rất cật lực bước đi trên con đường tu luyện gập ghềnh đầy gian nan, vừa mới vực dậy đứng lên thì lại ngã nằm xuống. Vốn dĩ môi trường tu luyện của cả gia đình trong hơn 20 năm qua chưa bao giờ xảy ra kiểu ma luyện tâm tính mãnh liệt đến thế, mâu thuẫn và xung đột liên tục diễn ra, vì sao đến thời kỳ cuối mọi thứ lại bùng lên như vậy nhỉ. Vì sao một gia đình hòa thuận lại chực chờ bên bờ tan vỡ thế này. Thậm chí đến mức chẳng ai buồn quan tâm đến ai.

Thường thì mối quan hệ luôn tốt đẹp trong hai ngày, rồi mâu thuẫn đột nhiên xảy đến, đó là một loại cảm giác đau đớn thấu xương, âm thầm nhẫn chịu, lại phải lãng phí biết bao thời gian để tiêu hóa và sắp xếp trong sự dày vò. Như thể có thứ gì đó đang gián cách ở đó, học thuộc Pháp không vô, trong lòng bực dọc tấm tức không yên. Một người chồng (đồng tu) vốn nhỏ nhẹ hiền lành, vậy mà bây giờ thậm chí nói một lời không hợp ý thì liền vung tay đánh đập, mở miệng ra thì nói toàn những lời tuyệt tình, hoàn toàn là một con người khác hẳn trước đây, ngay cả con gái cũng đuổi ra khỏi nhà (con gái cũng là đồng tu, là một đứa trẻ ngoan ngoãn ưu tú trong mắt mọi người)…

Rốt cuộc thì hôm nay tôi đã tìm được rồi, đó là cái “tư” ẩn dấu trong tầng thâm sâu, biểu hiện ra là “tranh đấu”, nghĩ lại thì thấy bất cứ chuyện gì cũng tranh đấu trong tâm thái “hòa và thiện”, tranh đấu hết sức rõ ràng như vậy, nhưng thật không dễ gì cảnh giác hay tự biết được các chủng dạng tranh đấu muôn màu muôn vẻ của nó. Chẳng hạn như tôi muốn tranh biện hai câu, hoặc điều gì đụng phải quan niệm thì tôi phản bác lại hai câu, cho đến một hôm, chồng nói rằng: Em là chủ tịch quốc gia trong nhà chúng ta, tốt xấu gì em cũng kiểm soát chặt chẽ.

Nghe vậy tôi chợt cảnh tỉnh, bản thân không thừa nhận tâm tranh đấu nhưng nó đã “tự động” khởi tác dụng, mà bản thân cũng không hề cảm giác thấy. Đó là quan niệm hậu thiên đang kiểm soát tôi, khiến tôi không xem trọng những lời nói và việc làm của anh ấy, cái này không đồng ý, cái kia cũng không đồng ý. Tất cả đều do quan niệm hậu thiên sai khiến gây ra, và chủng quan niệm này lại bị lạn quỷ dùi vào chỗ trống làm loạn, dẫn đến mâu thuẫn không ngừng phát sinh, từ đó làm yếu nhược ý chí tinh tấn tu luyện của tôi, khiến cho môi trường tu luyện hơn 20 năm đối diện với nguy cơ bị phá hủy chỉ trong một sớm. Cũng không ít lần tôi tự hỏi bản thân sau khi mâu thuẫn xảy ra: Rốt cuộc thì loại ma nạn trường kỳ này là chuyện gì vậy? Bây giờ tôi đã hiểu được sâu sắc rằng: Đây là quan niệm hậu thiên ngoan cố đang ảnh hưởng đến người tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Một cá nhân trong [quá trình] tu luyện sẽ có rất nhiều quan cần phải vượt qua; nguyên nhân tạo ra [như vậy] là vì từ khi sinh ra làm người trở đi chính là đã liên tục sản sinh các loại các dạng quan niệm đối với nhận thức xã hội nhân loại, từ đó sản sinh những chấp trước.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Bất cứ khi nào xảy ra mâu thuẫn lớn hay nhỏ, biểu hiện bề ngoài của bản thân dường như không có ý tranh biện mạnh mẽ, nhưng chẳng qua đó chỉ là che đậy tâm tranh đấu dưới thái độ bất mãn bấy lâu nay của bản thân. Vì vậy mà không dễ cảnh giác được, cũng không dễ đào nó lên, nó lại tiềm ẩn sâu trong tầng tầng lớp lớp, rồi nhảy ra can nhiễu hết lần này đến lần khác, nhưng hôm nay tôi đã đào được tận gốc rễ rồi.

Sư phụ giảng:

“Tâm tranh đấu không bỏ, cũng dễ sinh ra tâm tật đố.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Chẳng phải vì động tâm mới sinh ra tâm tật đố đó sao? Vậy khi có mâu thuẫn, có thể giữ vững một niệm: Một bất động có thể ức chế vạn động, đây cũng là biểu hiện tín Sư tín Pháp. Học Pháp đến tầng này, gặp phải mâu thuẫn liền có thể “trực chỉ nhân tâm” mà đối chiếu.

Đây là lần đầu tiên tôi viết bài. Đồng tu chồng từng nhiều lần đề nghị tôi tận dụng sở trường của mình để viết, nhưng vì trước đây tôi thường viết bài người thường nên cũng không tính là sở trường gì, chỉ e rằng những điều viết ra toàn là tình, vậy nên cũng không muốn động bút. Một hôm có đồng tu khác nói khích lệ tôi, chẳng lẽ bài viết ra lại không có chút thuần tịnh nào ư? Đúng rồi, mỗi lần nghe thể hội của đồng tu, họ đều vô tư viết ra từng chút một những điều trên con đường tu luyện của bản thân để chia sẻ cùng nhau tiến bộ, có những lúc tôi không vượt qua được chướng ngại, nhưng trong khi lắng nghe thể hội thì lại qua được đó thôi.

Hai hôm trước tôi đọc một bài chia sẻ của đồng tu, nội dung bài viết nhắc tôi bỏ đi cảm giác “sợ” đó. Có một một chủng vật chất mà cựu thế lực cưỡng ép lên chúng ta, nó khiến con người trong một khoảnh khắc nào đó bỗng sinh ra tình cảm lạnh nhạt, cô đơn hiu quạnh, đứng ngồi không yên, nhưng hôm nay thì hiện tượng đó không còn nữa, nội tâm tôi trở nên vững chắc hơn, thật tốt biết bao! Tôi ngộ rằng cái tư này là xuất phát điểm không đúng của bản thân mình. Khi tôi viết xong bài thì cảm thấy tâm hồn mình dạt dào. Đây không phải là vấn đề có thể viết hay không, mà là tôi đã tu xuất được thể hội thuần tịnh để báo cáo lên Sư phụ, và chia sẻ với các đồng tu trong tâm thái thuần tịnh. Trong quá trình này tôi cũng cảm nhận được sự gia trì của Sư phụ để hoàn thành xong bài viết đầu tiên.

Con xin cảm tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/6/背《越最后越精進》所悟-414686.html

Đăng ngày 10-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share