Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 29-10-2020] Trước đây tôi cho rằng “Chân” chính là thành thật, thành tín và không lừa dối mọi người. Gần đây xảy ra một việc khiến tôi ngộ ra rằng, chỉ làm được những điều này thôi thì còn cách xa lắm và chưa đủ đâu. Nội hàm của “Chân” là to lớn vô tỷ.

Trong khoảng thời gian này vì thu nhập không ổn định, nên tôi lên mạng tìm công việc viết quảng cáo bán thời gian. Phía công ty yêu cầu mỗi ứng viên làm thử hai bản thảo, nếu vượt qua thì có thể được tuyển dụng. Tôi nhìn thấy nội dung yêu cầu của bản thảo thì liền viết xong một mạch khá trôi chảy. Sau đó, tôi mới thấy còn có một số yêu cầu nhất định, nhưng tôi đã không đọc kỹ trước khi gửi đi. Trong tâm tôi nghĩ: Dù sao chỉ là công việc bán thời gian, lương cũng không cao, được thì được, không được cũng chẳng sao. Rồi tôi cũng lười không muốn sửa lại bài viết ấy.

Cuối cùng ban biên tập cũng phản hồi là: Viết tốt, có dụng tâm, nhưng cách thức không phù hợp với yêu cầu, điều này rất quan trọng trong quá trình hợp tác sau này, vì vậy hãy chú ý trong những lần hợp tác sắp tới. Rồi họ tuyển tôi, vậy là tôi bắt đầu chính thức viết bài.

Khi tôi viết chính thức, tôi thật sự nghiêm túc hơn trước. Nhưng tôi vẫn không cẩn thận đọc kỹ từng chữ, từng chữ mà công ty yêu cầu, vậy nên sau khi viết xong vẫn phát hiện ra một số lỗi. Tuy nhiên, một số lỗi thì tôi sửa, một số khác thì lười không sửa, thậm chí một số vấn đề không rõ cũng lười không muốn hỏi, chỉ đơn giản là gửi bài đi. Trong tâm nghĩ: Thế nào ban biên tập cũng sửa thôi.

Kết quả là sau khi bản thảo được gửi đi hai ngày, người biên tập phải sửa khá nhiều lỗi. Đến ngày thứ ba thì công ty nói dạo gần đây không có việc để giao cho tôi, tôi nghe vậy cũng tin là thật. Nhưng đến chiều, người biên tập trong nhóm vô tình nói một câu rằng: “Một số bài không đạt yêu cầu tiêu chuẩn của chúng tôi nên chúng tôi không gửi bài nữa…” Lúc này tôi mới biết, hóa ra mọi người không hài lòng với bản thảo của tôi nên mới không gửi tiếp.

Chuyện này khiến tôi suy nghĩ lại vấn đề của bản thân mình. Mấy năm nay, cũng vì bản thân không đủ nghiêm túc, dẫn đến không ít phiền phức cho công việc của chính mình và cả những người khác, thậm chí còn gây ra tổn thất khoảng 10 vạn nhân dân tệ cho công ty cũ. Tuy nhiên tôi chưa từng suy nghĩ thấu đáo rằng đây là vấn đề lớn của bản thân mình. Người thường gọi đó là “nghiêm túc”, thực chất đối với người tu luyện chúng ta mà nói, thì đây là yêu cầu trong một tầng thứ của tu “Chân”.

Tôi nhớ lại thời tiểu học, khi ấy khoảng 10 tuổi, thái độ học tập của tôi rất “nghiêm túc”. Bình thường, học sinh nghiêm túc hoàn thành bài tập về nhà là tất yếu, nhưng ngay cả bài tập trong mùa nghỉ đông và nghỉ hè (là những bài tập về nhà mà nhiều giáo viên và học sinh không coi trọng lắm), thì tôi đều làm từng bài, từng bài rất rõ ràng. Nếu bài nào không biết làm, tôi sẽ nhờ bố mẹ đưa đến nhà người khác để hỏi, chẳng hạn như: Các anh chị lớp lớn hơn, giáo viên của tôi hoặc giáo viên khác trong làng, tôi kiên nhẫn và không ngại khó nhọc đến tận nhà mọi người nhờ hướng dẫn. Tôi kiên trì làm rõ các vấn đề thắc mắc đến khi hiểu tường tận mới thôi, vì vậy mà tất cả các bài tập về nhà trong mùa hè và mùa đông không bị bỏ trống một chỗ nào cả.

Đến kỳ thi, nếu tôi đã làm xong bài thi, tôi cũng không vội nộp, mà kiểm tra tới, kiểm tra lui từ trên xuống dưới hết lần này đến lần khác, cứ kiểm tra cho đến khi tiếng chuông thu bài vang lên thì mới dừng. Tôi còn nhớ lần nọ, có một giáo viên khẽ vuốt đầu tôi, và nói với các bạn học trong lớp rằng: “Các em nhìn thấy chưa? Chỉ có thái độ làm bài thi giống như AAA thì mới có thể đạt được điểm cao!” Thực tế đúng vậy đó, thời ấy đi học, thành tích học tập của tôi luôn nằm trong danh sách đứng đầu lớp. Bây giờ nghĩ lại, mọi chuyện đều có nhân quả của nó.

Trẻ nhỏ tư tưởng rất thuần tịnh, chỉ cần muốn làm một việc nào đó, thì sẽ làm đến cùng mà không bị phân tâm, định lực rất sâu, không có mảy may tạp niệm, càng không có cách nghĩ hồ lộng cho qua chuyện. Tôi nghĩ, đó chính là phía bản tính thuần chân của con người, khi mang trạng thái này mà làm việc, thì kết quả làm ra mới là trạng thái “Chân” nhất.

Khi chúng ta bị ô nhiễm bởi đủ các dạng các loại quan niệm bất hảo trong trào lưu xã hội, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của văn hóa đảng đã dẫn đến tư duy cầu kết quả tức thì và tìm kiếm cái lợi trước mắt. Điều này khiến nội tâm chúng ta cũng trở nên phù phiếm nóng vội, không quan tâm nhiều đến quá trình thực hiện, mà chỉ muốn đạt được mục tiêu cuối cùng càng sớm càng tốt, nhưng thái độ làm việc bàng quan như vậy vô tình đã ảnh hưởng đến mục đích cuối cùng của chúng ta. Bên cạnh đó, đối với người tu luyện mà nói thì càng đáng sợ hơn, nó cũng phát triển tâm nóng nảy, tâm an dật, tâm vị tư không biết suy nghĩ cho người khác… Trong quá trình như vậy, tâm sẽ trở nên vô cùng bất thuần tịnh.

Tâm bất thuần này cũng thể hiện ra trong tu luyện. Ví như, khi học Pháp, phát chính niệm, luyện công, thì trong não xuất hiện đủ mọi thứ loạn bát nháo, một lúc lại nghĩ đến công việc, một lúc lại nghĩ đến đói bụng muốn ăn gì đó, một lúc lại nghĩ kết thúc rồi mình sẽ làm gì, làm gì… Vì vậy căn bản không thể đạt đến trạng thái nhập tĩnh, không thể chuyên tâm tu luyện, cứ học Pháp, luyện công và phát chính niệm thì đều tiến vào cái trường ấy, chỉ muốn mau mau kết thúc, và coi như hôm nay đã hoàn thành xong nhiệm vụ. Nếu tu luyện như vậy thì thực tế là giả tu và tu cũng như không.

Tôi nhìn kỹ lại chữ “Chân-眞”, ở trên là chủy thủ “匕” (một loại gươm với đầu như cái thìa), dưới là chữ mục “目” (con mắt). Bản thân tôi hiểu rằng, trong một tầng Pháp lý thì nó là bài trừ tạp niệm và thuần tịnh nội tâm của bản thân. Thật sự tu đến trạng thái “Chân”, chính là không ngừng bài trừ các chủng nhân tố bên ngoài can nhiễu đến nội tâm bản thân, bài trừ đi tất cả những tín tức ngoại lai can nhiễu khiến bản thân nóng nảy và không thể nhập tĩnh. Đạt đến trạng thái “Thân thần hợp nhất” (Chương II: Đồ hình và giải thích động tác, Đại Viên Mãn Pháp), có như vậy mới đạt đến trạng thái “Chân”, mới có thể đồng hóa với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ.

Vì vậy, tôi nghĩ từ nay về sau khi làm bất kỳ việc gì, cho dù là làm việc người thường, hay việc Đại Pháp, bất kể là chuyện lớn hay chuyện nhỏ, đều phải làm đến nơi đến chốn, nhất tâm nhất ý mà làm, tuyệt đối không thể làm chiếu lệ. Khi làm việc gì cũng cần xác nhận và kiểm tra lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác, cho đến khi cảm thấy không còn bất kỳ một lỗi nào nữa thì mới bàn giao cho người khác. Trong tu luyện càng phải tập trung tư tưởng cao độ hơn nữa, không thể để các chủng nhân tâm can nhiễu quá trình tu luyện. Trong tu luyện cũng không có chuyện nhỏ, đâu đâu cũng phải lấy tiêu chuẩn của Pháp để yêu cầu bản thân, từ đó đạt đến trạng thái vô tư chịu trách nhiệm vì người khác, đây cũng là quá trình chúng ta liên tục tu bỏ đi tâm nóng nảy, tâm sợ phiền phức, tâm an dật của bản thân. Trong quá trình ma luyện này, chúng ta phải phản bổn quy chân, mới có thể tu xuất được bản tính “Chân” tiên thiên ấy.

Trên đây là một chút thiển ngộ cá nhân, nếu có chỗ nào không phù hợp, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/29/从认真中修“真”-414369.html

Đăng ngày 03-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share