Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 10-10-2020] Có một lần, Sư phụ đã thông qua đồng tu điểm hóa cho tôi, nói rằng mối quan hệ giữa tôi và con tôi chính là mối quan hệ thành tựu lẫn nhau. Trong quá trình dẫn dắt tiểu đồng tu, tôi vừa tự tu tốt bản thân, đồng thời chỉ dẫn cháu đi trên con đường tu luyện, trở thành một tiểu đệ tử Đại Pháp. Trong quá trình trưởng thành của con trẻ, sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề, mỗi một vấn đề này dường như là một quan khảo nghiệm. Vậy làm thế nào có thể dùng góc độ của người tu luyện để đối đãi, chứ không phải là dùng cách thức đơn giản và thô bạo để giải quyết vấn đề. Đây chính là điều mà gần đây tôi có một vài thể ngộ.

1. Bén rễ tu luyện trong tâm trẻ nhỏ

Trong quá trình trưởng thành của con, là một người tu luyện, điều tôi và đồng tu nhà tôi quan tâm nhất chính là làm thế nào để Đại Pháp bén rễ trong tâm của cháu từ khi còn nhỏ, hơn nữa sau này khi trưởng thành rồi, cũng có thể không bị môi trường thế tục làm ảnh hưởng. Tôi đọc được rất nhiều bài chia sẻ của các đồng tu trẻ tuổi nói rằng bản thân từ nhỏ cùng cha mẹ tu luyện, sau khi lên đại học, liền bị sóng cuốn theo dòng, sau này gặp được một số sự việc mà may mắn đắc Pháp một lần nữa. Những đồng tu này quả thực là vô cùng may mắn, bởi vì cũng có một số tiểu đồng tu năm nào nay đã bị lẫn lộn vào một chỗ với con người rồi. Chúng tôi hiểu rằng, để giải quyết vấn đề này, không chỉ có học Pháp luyện công là được rồi, bởi vì những đứa trẻ 5 – 6 tuổi, người lớn bảo làm gì thì làm nấy. Hiện tại, bảo con trẻ học Pháp và luyện công thì rất dễ, nhưng sau này khi sống tự lập một mình, để chúng vẫn còn có thể duy trì việc học Pháp luyện công, thật sự có thể tự bước đi trên con được tu luyện của chính mình lại không hề dễ dàng.

Khi con tôi mới được hai tuổi, chúng tôi cho cháu xem video “Câu chuyện vĩnh hằng” để cháu có thể hiểu rằng, con người đều từ thiên thượng tới, đó mới là ngôi nhà thực sự của cháu. Đồng thời, chúng tôi cũng nói cho cháu biết hiện tại là thời kỳ đặc thù, chúng ta theo Phật chủ hạ thế cứu độ chúng sinh. Hơn nữa, cứ cách một đoạn thời gian chúng tôi lại cho cháu xem lại video này một lần, để khắc sâu ấn tượng trong tâm trí cháu. Đồng thời, không ngừng loại bỏ những ảnh hưởng của Thuyết vô Thần đến cháu. Đồng tu nhỏ tuổi nhà tôi rất yêu thích khoa học. Khi cùng nhau học thuộc đoạn thứ ba của Luận Ngữ, tôi nói với cháu, khoa học là không thừa nhận Thần, chỉ đứng tại bề mặt nhất để lý giải vũ trụ và sinh mệnh mà thôi.

Sư phụ giảng:

“Tôi vừa đã giảng, quá trình thành tựu con người đó chính là một quá trình chính diện, ai ai cũng đều thiện lương, hơn nữa lý tính rất mạnh; nếu trong Chính Pháp, khi tôi truyền Đại Pháp, mọi người thử nghĩ, chỉ cần Đại Pháp vừa truyền, thì người như vậy, một trăm phần trăm, không sót một ai đều muốn đắc Đại Pháp; đặc biệt là người Trung Quốc, có lẽ không sót một ai đều muốn đến học Đại Pháp, tu Đại Pháp.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Ngoài việc giúp cháu hiểu được nguồn nguyên lai của sinh mệnh, chúng tôi hiểu rằng còn cần phải trải thảm cho cháu có được văn hóa đắc Pháp ngay từ khi còn nhỏ, hình thành những phẩm cách chính diện, dẫn dắt cháu đắc Pháp.

Bản thân một đứa trẻ không có năng lực để phân biệt thiện ác, tốt xấu, ngoài một số ô nhiễm đến từ bên ngoài ra, tự bản thân chúng cũng sẽ hình thành và phát triển những hành vi bất hảo. Chúng tôi tìm những câu chuyện tích cực, như “Tiểu Càn Khôn”, “Du du tự tại”, và một số câu chuyện tích cực tìm được từ những nguồn khác nhau, để gieo mầm hạnh phúc trong trái tim cháu. Ban đầu, cháu chỉ xem cho vui, trong cuộc sống sau này khi cháu gặp phải một số sự việc, chúng tôi liền kết hợp những tình tiết diễn ra, những tính cách nhân vật được thể hiện trong câu chuyện, để hướng cháu hiểu được Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn tại tầng thứ bề mặt, từ đó mà hiểu được rằng chúng ta cần phải làm như nào mới là phù hợp với Pháp. Ví dụ, để hình thành nhân cách “hiếu”, trong “Đệ tử quy” có một yêu cầu cụ thể đối với trẻ nhỏ đó là “Cha mẹ gọi, trả lời ngay. Cha mẹ bảo, làm lập tức.” Tuy chỉ có vẻn vẹn 12 chữ, nhưng để cháu có thể thực hiện được lại rất khó, tôi thường xuyên phải nhắc nhở và yêu cầu cháu.

Chúng tôi chưa bao giờ ép buộc cháu học Pháp, luyện công. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng dưỡng thành cho cháu thói quen học Pháp, luyện công mỗi ngày. Ví dụ, trước khi đi ngủ, gia đình tôi sẽ cùng nhau luyện công, sau đó học thuộc “Hồng Ngâm”, “Luận ngữ”. Tôi nhận ra rằng, sau khi đã hình thành thói quen, cháu sẽ sẵn sàng để làm những việc này. Trong khi học Pháp, chúng tôi sẽ tìm hiểu phương thức cùng cháu học Pháp để cháu dễ dàng tiếp nhận nhất, bởi vì chúng tôi tính đến việc cháu có nhận thức với Pháp về lâu dài, đồng thời không muốn khiến cháu sản sinh tâm lý bài xích học Pháp, vì vậy chúng tôi chưa bao giờ cưỡng chế cháu tu luyện.

2.Trong quá trình giáo dục trẻ nhỏ tu xuất tâm vị tha

Trong quá trình quản giáo con cái, chúng ta rất dễ xuất hiện vấn đề thiếu kiên nhẫn và nóng giận. Sư phụ giảng:

“Có người khi quản giáo con cái cũng nóng giận, nổi cơn tam bành; khi quản giáo con cái thì chư vị đừng làm thế, chư vị không được thật sự nóng giận; chư vị cần giáo dục con cái một cách có lý trí, như thế mới có thể thật sự giáo dục chúng được tốt.” (Chuyển Pháp Luân)

Khi tôi không thể kiềm chế nổi tính cách nóng nảy của mình, tôi cảm thấy rất hối hận sau đó. Kỳ thực, đều là do nguyên nhân tu luyện của bản thân, khi quản giáo con cái, còn tồn tại tâm chấp trước vào lợi ích. Trong thời gian dịch bệnh, con tôi ở nhà học trên mạng, có lúc nhìn thấy cháu không tập trung nghe giảng, không thể trả lời đúng câu hỏi, tôi cảm thấy vô cùng bực mình, và chỉ trích cháu. Tuy nhiên sau khi bình tĩnh lại, tôi chia sẻ với đồng tu trong nhà, phát hiện ra mình có tâm lợi ích. Bởi vì mỗi tiết học đều phải trả tiền. Tôi cảm thấy cháu không chăm chú nghe, vậy thì không khác gì ném tiền ra ngoài của sổ. Sau khi bỏ được tâm lợi ích của mình, tôi không còn đối đãi với việc học tập của cháu như trước nữa.

Chúng tôi tin rằng kiến thức tiểu học có thể dễ dàng nắm vững khi trẻ đã trưởng thành về tư duy. Trong thời gian học tiểu học, việc trau dồi tính cách và thói quen tốt của trẻ càng quan trọng. Về sau khi ở bên cạnh cháu, tôi sẽ chú trọng vào việc để cháu hiểu được hàm nghĩa của sự tập trung. Khi cháu có thể tỉnh táo và tập trung, tôi khen ngợi, khuyến khích cháu và cho cháu thấy lợi ích của việc tập trung. Khi cháu không làm được, tôi sẽ ngồi học bài cùng cháu. Thường thì khi học theo cách này, cháu đều sẽ cảm ơn tôi ngay lập tức. Vì vậy, tôi nghĩ rằng bản thân của sinh mệnh là yêu thích học tập, và những gì cha mẹ có thể làm là hướng cho trẻ nhỏ sự hứng thú học tập.

Mỗi lần không kiềm chế được cảm xúc bản thân, sau đó tôi đều xin lỗi cháu, và nói với cháu rằng, mẹ đã sai ở đâu, mẹ có tâm chấp trước gì, làm thế nào đối chiếu với Chân-Thiện-Nhẫn để nhìn ra chấp trước vấn đề của mình, Pháp yêu cầu mẹ điều gì. Cháu lần nào cũng đều tha thứ cho tôi ngay lập tức và đôi khi còn nói với tôi về chấp trước của cháu là muốn chơi, đồng thời xin lỗi tôi.

Một nguyên nhân khác là không thể đứng từ góc độ của con trẻ để nhìn nhận vấn đề. Ví dụ, như có một vài lần tôi thấy là chuyện nhỏ, nhưng cháu lại làm thế nào cũng làm không xong. Khi cháu vừa mới tập viết, nét thẳng cháu đều viết thành nghiêng. Tôi bảo cháu viết chữ “Chân”, nhưng cháu không viết được. Khi học chơi nhạc cụ, rõ ràng là ba nốt nhạc, cháu lại chơi ra bốn nốt. Tôi thường xuyên mất kiên nhẫn, thậm chí tức giận chất vấn cháu, tại sao con không làm được. Sai rõ rành rành như vậy, sao còn không sửa? Tôi cùng đồng tu nhà tôi chia sẻ, anh ấy nói rằng mình hồi bé học nhạc cụ cũng như vậy, biết rõ thế nào là đúng, nhưng các ngón tay vẫn cứ làm không được, vì vậy cần phải hiểu trạng thái của trẻ con, mỗi một kỹ năng mới đều cần phải luyện tập nhiều lần mới có thể thành thục. Vì vậy, phải quan sát năng lực hiểu biết của con để đặt ra mục tiêu phù hợp đây cũng là nghĩ cho con. Việc chúng tôi có thể làm là nhắc nhở cháu, nói cho cháu biết đã sai ở đâu, tiêu chuẩn là gì. Quá trình này cũng làm gia tăng khả năng dung nhẫn của bản thân. Còn hình thức chất vấn cháu mỗi lần cháu làm sai đó là thể hiện của văn hóa đảng, điều này làm ảnh hưởng đến sự tự tin của cháu. Vì vậy sau này tôi đều bình tĩnh yêu cầu cháu, khen ngợi và khích lệ mỗi khi cháu tiến bộ. Cho dù không tiến bộ, tôi cũng khen cháu đã có cố gắng, nhìn những nhận biểu hiện của cháu một cách tích cực.

Sau khi nhận ra hai điểm này, tôi cũng ít khi mất bình tĩnh, tuy nhiên tôi biết rằng, tôi vẫn cần phải đào nó lên từ gốc rễ, bởi vì mỗi lần tức giận, là không Thiện, cũng chẳng còn Nhẫn. Chỉ khi bản thân có đủ lòng bao dung và lực nhẫn nại, mới có thể kiểm soát được bản thân không bị dẫn động. Khi không có Thiện, chính là vì cái tình dành cho cháu còn quá nặng. Tôi ngộ ra được cần tu bỏ cái tình này, mới có thể từ bi, mới có thể biểu hiện ra Thiện. Biểu hiện của cái tình con người là: Khi tôi cho rằng cháu tốt, thì tôi đối xử tốt với cháu, khi tôi có điều gì không hài lòng với cháu, tôi lại đối xử tệ với cháu.

Quá trình nuôi dạy một đứa trẻ quả thực là một quá trình tu luyện. Ai cũng yêu thương con cái, nhưng là một người tu luyện, chúng ta cần làm như nào, mới là thực sự tốt đối với một sinh mệnh? Tôi không ngừng tự hỏi bản thân, cần làm như nào mới là vị tha, và dùng trí huệ mà Đại Pháp cấp để giải quyết từng vấn đề phát sinh.

Đồng thời, nuôi dạy con trẻ cũng là một quá trình rất thú vị, chúng ta có thể nhìn thấy một sinh mệnh, từ khi sinh ra, với bản tính thuần chân lương thiện. Trong quá trình trưởng thành nơi thế gian con người này, từ một trang giấy trắng, mà sau đó bị vẽ vẽ viết viết. Sinh mệnh sẽ thụ nhận những ô nhiễm, tuy nhiên, Thần đang trong phản lý này ban cho con người văn hóa để trở về chính lộ. Nhìn thấy một sinh mệnh học tập như thế nào, làm thế nào tìm hiểu thế giới này, làm thế nào để kiến lập một hình mẫu. Là những bậc làm cha làm mẹ, chúng ta có thể từ trong quá trình đặc biệt quan trọng này, mà tham gia vào khoảng thời gian đầu của sinh mệnh của con trẻ

Trên đây là thiển ngộ của cá nhân, có điểm nào không phù hợp mong từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/10/带好小同修-修出为他的心-413482.html

Đăng ngày 29-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share