Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 05-10-2020] Tôi có cảm xúc khá sâu sắc khi đọc bài “Lại ngộ về vấn đề ‘nam nữ hữu biệt’” được đăng trên Minh Huệ Net vào ngày 4 tháng 8 năm 2020.

“Nghi lễ” là tâm Pháp mà Thần cấp cho con người, để những sinh mệnh ở tầng này nên tuân theo trong hành vi giữa nam nữ với nhau, thế nhân hôm nay, bao gồm cả đệ tử Đại Pháp, đối với nội dung quy định của phương diện “Nghi lễ” cũng không thật rõ ràng. Đọc bài viết của tác giả, tôi cảm thấy chỉ mới nói đến một phần nhỏ của “Nghi lễ”, có chút chưa giải khai hết, nếu có thể viết hết ra toàn bộ nội dung giao tiếp nam nữ như thế nào trong “Nghi lễ”, thì tôi nghĩ càng có ý nghĩa hơn đối với sự thuần tịnh của bản thân cũng như sự quay về với truyền thống.

Trong hoàn cảnh tình dục tràn lan ở Đại Lục hiện nay, quan niệm của rất nhiều người đã biến dị, họ không tự cảm giác thấy trong hành vi, và ý thức cũng mơ hồ, ngay cả giao tiếp giữa đồng tu với nhau cũng thường xuất hiện một số chuyện khiến người ta dở khóc dở cười.

Trong những đồng tu xung quanh tôi, cũng thường gặp những chuyện không câu nệ tiểu tiết, ví như: Nam nữ nói chuyện tùy tiện, khoảng cách gần, nói chuyện không phân biệt trong ngoài, đùa giỡn quá mức, nữ đồng tu chọc ghẹo cách ăn mặc của nam đồng tu, nói những lời không nên nói…

Ở đây tôi muốn chia sẻ một số trường hợp như thế này:

Anh trai tôi là một đệ tử Đại Pháp lâu năm, một hôm, có một đồng tu nữ đến nhà anh chia sẻ, trong lúc chia sẻ thì liên tục lau nước mắt. Chị dâu tôi nhìn thấy cảnh này, chị ấy không tu luyện, sau khi đồng tu nữ về rồi thì chị hỏi anh rằng: “Sao cô ấy khóc vậy?”

Anh trai tôi là người thẳng tính nên không nói vòng vo, mà trả lời trực tiếp rằng: “Cô ấy nói bị hư thai và hỏi anh bây giờ phải làm sao?” Ý rằng nữ đồng tu bị hư thai và chịu áp lực khá lớn, không biết nên giải quyết như thế cho ổn thỏa nào nên tìm anh trai tôi để chia sẻ một chút dựa trên Pháp.

Chị dâu tôi vừa nghe xong liền nổi nóng: “Cô ấy bị hư thai thì hỏi ý kiến anh làm gì? Hay đứa bé ấy là con của anh?”

Anh trai cố gắng giải thích hết lần này đến lần khác, nhưng chị dâu cũng không tin, mà tức giận nói: “Một người phụ nữ nói chuyện (nhạy cảm) này với một người đàn ông, mà anh lại bảo không có chuyện gì ư, ai tin được kia chứ?”

Không giúp anh trai nói rõ ràng thì cũng không được, vậy nên tôi nói rằng: “Người tu luyện chia sẻ dựa trên Pháp, người tu luyện là thuần tịnh, nên không có chuyện ấy đâu.”

Chị dâu cũng không tin, hai vợ chồng khó chịu lục đục với nhau hết mấy ngày.

Sau chuyện này, chị dâu cảnh cáo anh trai rằng: “Từ nay về sau không được dẫn phụ nữ về nhà nữa.”

Tôi cũng hỏi anh mình: “Anh nghĩ xem bản thân có tâm gì mới xảy ra chuyện thế này? Cũng nói, những điều mà người tu luyện trao đổi với nhau, thì anh không nên nói với chị dâu làm gì, chị ấy là người thường, liệu có thể lý giải được không?”

Tôi nghĩ, nữ đồng tu gặp phải chuyện như thế này nên tìm nữ đồng tu khác để chia sẻ, nếu tìm nam đồng tu để chia sẻ thì không phù hợp với trạng thái người thường, không riêng gì chị dâu không hiểu mà bất kỳ ai nghe thấy cũng đều cảm thấy không đúng, chẳng phải dễ khiến người ta nghi ngờ và hiểu lầm hay sao? Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hình tượng của đệ tử Đại Pháp, mà còn tạo thành ảnh hưởng không tốt cho Đại Pháp.

Cá nhân tôi cũng từng gặp một chuyện tương tự như vậy. Một hôm, một nữ đồng tu gọi điện thoại cho tôi và nói: “Là tôi, tôi đã sinh…” Khi đó tôi có chút lo lắng, tim đập nhanh, và hơi hoài nghi: “Sao chị lại nói với tôi chuyện này? Dường như có liên quan gì với tôi vậy.”

Sau đó tôi tìm ở bản thân: Là do trước đây tôi thường tiếp xúc với cô quá gần gũi và quá thân mật, cũng có sắc niệm, tâm không thuần tịnh, nếu không thì cô ấy đã không nói với tôi như thế.

Vậy mới nói, chia sẻ giữa nam và nữ, không nên hỏi những điều không thể hỏi, không nên nói những điều không thể nói, cho dù là đồng tu nam hay nữ, đều phải ngay thẳng chính trực và phù hợp với trạng thái của người thường, đặc biệt là những chuyện tiểu tiết, càng nhất định phải chú ý.

Còn một chuyện nữa cũng nên đề cập một chút: Có một đồng tu sống ở vùng ngoại ô của huyện, anh ấy có hai căn nhà trệt gần nhau, trong đó một căn để trống, không ai ở. Lần nọ, một đồng tu từ nông thôn lên thành phố làm việc, gia cảnh lại khó khăn. Sau khi nam đồng tu biết chuyện, thì để cho nữ đồng tu này ở tạm trong căn nhà trệt ấy hai hôm. Nói ra cũng thật là trùng hợp, vừa mới ở lại, thì người vợ không tu luyện của đồng tu ấy đi đến nhà trệt lấy đồ, vừa nhìn thấy trong nhà có phụ nữ, người vợ liền cho rằng chồng mình giấu thê thiếp trong nhà. Thế là cô ấy chất vấn nữ đồng tu, rồi lại tra hỏi chồng cho ra ngô ra khoai mới chịu, khỏi phải nói, kết quả là một trận phong ba bão táp náo loạn cả lên.

Kỳ thực, nam đồng tu nên bàn bạc trước với vợ mình chuyện này mới đúng, nên nói rõ ràng, rồi để vợ mình thu xếp tiếp đón nữ đồng tu đó, cũng là cơ hội để cô ấy làm việc tốt và tích đức. Nếu người vợ không đồng ý thì cũng đừng miễn cưỡng, vì người tu luyện giảng vô vi mà. Tuy nhiên, chúng ta thử bỏ qua những lễ tiết và các bước cần thiết này, ngay cả khi người vợ không biết, thì người khác cũng sẽ cảm thấy có gì đó sai sai nếu họ biết chuyện này, liệu bạn có thể giải thích rõ ràng được chăng?

Một đồng tu khác từ nước ngoài trở về nói: Một số hạng mục ở nước ngoài quy định rằng: Nếu đồng tu không phải là vợ chồng, thì nam nữ không được đi chung xe một mình; không ngồi cùng bàn; ăn ở các khu vực khác nhau; không đi chung một mình (ý là không đi chung nếu chỉ có hai người); nếu có chuyện phải làm chung thì yêu cầu có người thứ ba cùng ở đó… Tôi vừa nghe mà cảm thấy sốc, ở hoàn cảnh Đại Lục đây lại không có được ý thức đó, rất nhiều trường hợp nam nữ giao tiếp không câu nệ tiểu tiết, không có hình thành được thói quen “nam nữ hữu biệt”, ngay cả nói chuyện cũng không chú ý chừng mực.

Tác giả cũng nói trong bài “Lại ngộ về vấn đề ‘nam nữ hữu biệt’” rằng: “Mặc dù sống không cùng thời đại, nhưng các quy củ mà Thần đặt ra cho con người, lý là tương thông với nhau. Những người tự trọng hiểu lễ nghĩa và chính nhân quân tử trong xã hội ngày nay đều hết sức chú ý giữ gìn khoảng cách giữa nam và nữ, sẽ không giao tiếp cá nhân quá nhiều. Bởi vì giao tiếp cá nhân quá nhiều, được xem là ‘phi lễ’”. Tôi nghĩ rằng điều này hợp lý.

Chúng ta là người tu luyện nội trong tam giới, đâu đâu cũng ngập tràn vật chất tình, loại hoàn cảnh này ô nhiễm con người ta một cách hết sức nghiêm trọng, chỉ cần hơi không chú ý thì sẽ bị nhuộm ngay, nguy hiểm và đáng sợ biết nhường nào.

Mặc dù những hiện tượng nêu trên không phải là quá nhiều, nhưng đã gây ra ảnh hưởng không tốt, người tu luyện chúng ta nhất định phải chú ý. Tôi viết ra một chút để các đồng tu cùng tham khảo.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/5/读《再悟男女有别》有感-413316.html

Đăng ngày 16-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share