Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-10-2020] Thời gian gần đây, các đồng tu xung quanh tôi liên tục xuất hiện những trạng thái mà tôi cho rằng không phù hợp với Pháp, ví như: Trong khi nghe Sư phụ giảng Pháp thì hai đồng tu nói chuyện với nhau; có người chấp trước vào chương trình trên Đài truyền hình Tân Đường Nhân, thậm chí còn dùng đề tài “định số” mà người dẫn chương trình nói để giảng chân tướng cho mọi người, đem những thứ tiểu đạo trộn lẫn vào trong tu luyện của bản thân v.v..

Khi tôi nhìn thấy đồng tu xuất hiện những trạng thái không phù hợp với Pháp như vậy, tôi luôn nhắc nhở đồng tu, tuy nhiên đồng tu vẫn không thay đổi. Do đó tôi bắt đầu tìm ở bản thân, tôi thấy mình luôn dùng tiêu chuẩn của bản thân để yêu cầu người khác, muốn thay đổi người khác. Đôi khi tôi nghĩ mình buông cái tâm ấy xuống thì đồng tu sẽ thay đổi thôi. Nhưng dẫu tôi có buông xuống thì đồng tu không những không thay đổi, mà trái lại càng nghiêm trọng hơn. Tôi cố gắng suy nghĩ dựa trên Pháp nhưng vẫn cảm thấy thật khó hiểu, có lẽ do tôi chưa từng đào sâu đến tận gốc rễ để xem rốt cuộc là nguyên nhân gì.

Một hôm, tôi đọc được một bài chia sẻ của đồng tu trên Minh Huệ Net, đồng tu nói trong bài rằng: “Một số người tu luyện có thể buông bỏ được lợi ích trong người thường, nhưng lại không buông bỏ được lợi ích trong tu luyện, họ chấp trước vào uy đức, quả vị và viên mãn trong tu luyện của bản thân”. Khi đọc đến đây, tôi cảm thấy mấy lời này là nói về chính mình. Trong thực tế, vì tu luyện, hầu như tôi đều buông bỏ hết những thứ của người thường. Tuy nhiên tôi rất xem trọng uy đức, quả vị và viên mãn trong tu luyện của bản thân. Tôi hy vọng nguồn gốc của bản thân mình là đến từ tầng thứ cao, hy vọng bản thân có thể tu cao, kiến lập được uy đức to lớn, hy vọng tu luyện của bản thân có thể nổi bật phi phàm và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong các đồng tu. Tôi nhận thức ra rằng tất cả những điều này là tâm chấp trước vào bản thân.

Vậy thì phía sau những chấp trước ấy là gì? Lúc đó trong não xuất hiện một niệm: “Những gì tôi muốn!” Tôi giật mình kinh ngạc, dường như chỉ trong chớp mắt tôi đã minh bạch ra rất nhiều điều, và những vật chất hủ bại không ngừng rơi rớt xuống, ngay sau đó là một cánh cửa được mở ra. Suy nghĩ kỹ hơn, thì có một thứ ẩn tàng sau những tâm chấp trước này, đó chính là “những gì tôi muốn”.

Tôi luôn miệng nói rằng viên dung tất cả những gì Sư phụ yêu cầu, nhưng bây giờ xem ra đó chỉ là khẩu hiệu mà thôi. Tôi không buông xuống được quan niệm “những gì tôi muốn” thì làm sao có thể thật sự thuần tịnh mà viên dung những yêu cầu của Sư phụ kia chứ?! Nói ra thật quá khôi hài.

Mọi thứ trong tương lai của bản thân như là uy đức, quả vị hay viên mãn ở cảnh giới nào, đều do Sư phụ căn cứ vào Chính Pháp và nhu cầu của tương lai cũng như trạng thái tu luyện cá nhân, vị trí tâm tính sở tại v.v., mà quyết định và an bài tất cả. Thay vào đó tôi lại dùng nhận thức hạn hẹp và thiển cận của bản thân để đối đãi với Chính Pháp của Sư phụ, vậy làm sao có thể lý giải được tất cả những an bài của Sư phụ trong toàn bộ quá trình Chính Pháp cũng như những điều tương lai cần!

Trong vô tri vô giác tôi không nhận ra rằng mình cuồng vọng muốn cái này, muốn cái kia, rằng bản thân luôn muốn như thế như thế, bây giờ nghĩ lại thật đúng là không biết tự lượng sức mình, cũng chẳng biết bản thân mình đang làm gì nữa. Tất cả mọi thứ trong tương lai của bản thân tôi, cũng như đối với từng sinh mệnh cá thể mà nói, thì đều là ân trạch và phần thưởng mà Sư phụ ban cho.

Viết đến đây, tôi nhớ lại thời kỳ đầu đến Bắc Kinh duy hộ Pháp, cảnh sát hỏi tôi: “Liệu chị có biết được tầng thứ hiện nay của chị cao bao nhiêu không?”

Tôi đã trả lời với cái gọi là lý trí vào thời điểm đó: “Tôi không nghĩ tới bản thân ở tầng thứ nào hết, tất cả đều do Sư phụ an bài, Sư phụ muốn tôi ở tầng thứ nào thì tôi sẽ ở tầng thứ đó.”

Sau đó viên cảnh sát ấy không hỏi tôi vì sao nữa. Bây giờ nghĩ lại biểu hiện bề mặt của câu trả lời lúc đó khá là đường đường chính chính, nhưng tiềm ý thức lại khác: “Mình không truy cầu, mình chỉ cần tu tốt, thì tầng thứ sẽ không thấp đâu, có thể tầng thứ hiện nay của mình cũng không thấp chút nào!” Đây chẳng phải là một loại biểu hiện của quan niệm “chấp trước vào ‘những gì tôi muốn’” hay sao!

Bây giờ tôi nhận thức được rằng, chân chính tu luyện trong Đại Pháp phải buông bỏ “những gì tôi muốn”, buông bỏ “uy đức của tôi”, buông bỏ “tầng thứ của tôi”, buông bỏ “viên mãn của tôi”, buông bỏ chấp trước vào tâm cầu kết quả như thế nào đó trong tu luyện, buông bỏ chấp trước vào suy nghĩ thời gian kết thúc. Ngay cả cách nghĩ “Mình chỉ cần tu tốt, buông bỏ tất cả những gì mình muốn, thì những gì nên có tất sẽ có thôi”, một niệm này cũng phải buông xuống. Chỉ có mang tâm thuần tịnh chiểu theo Đại Pháp mà tu, mà làm, mà chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh, không nghĩ đến kết thúc, cũng không cầu kết quả như thế nào đó; hãy để tâm thái này trở thành một trạng thái bình thường trong tu luyện của chúng ta, đạt đến yêu cầu trong Pháp mà Sư phụ giảng:

“Công tu hữu lộ tâm vi kính
Đại Pháp vô biên khổ tố chu” (Pháp Luân Đại Pháp, Hồng Ngâm)

Dịch nghĩa:

“Tu luyện có đường tâm là tắt
Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền” (Pháp Luân Đại Pháp)

Đó chính là trạng thái tu luyện vô vi mà tôi nhận thức đến được trong cảnh giới hiện tại của mình.

Sau khi tôi nhận ra điểm này, trưa hôm ấy phát chính niệm, tôi cảm nhận rằng: Từ bi thật sự, ấy là sau khi người tu luyện Đại Pháp buông bỏ được “những gì bản thân muốn”, thì Đại Pháp mới triển hiện xuất lai năng lượng thuần tịnh to lớn vô biên vô tế trên thân của người tu luyện; vậy nên từ bi mà tôi hiểu trước đây chỉ là một dạng từ bi không thuần tịnh bởi nó luôn mang theo lối nghĩ “những gì tôi muốn” trong đó. Bây giờ nghĩ lại trước giờ bản thân đều dùng nhận thức của con người để nhận thức từ bi mà thôi.

Quan niệm “những gì tôi muốn” còn có thể khiến đệ tử Đại Pháp chấp trước vào thời gian kết thúc như thế nào, hoặc chấp trước vào diễn biến của tà đảng ra sao, hoặc chấp trước vào tình hình biến hóa của thế gian mỗi ngày. Thực chất thì tất cả những điều này đều xảy ra thuận theo tiến trình Chính Pháp đang tấn tốc về phía trước, mọi thứ đều trong tầm kiểm soát của Sư phụ. Là người tu luyện, chúng ta chỉ có buông bỏ “những gì tôi muốn” mới là từ bi thật sự, mới là trợ Sư chính Pháp thật sự, mới là trợ Sư cứu người thật sự, mới có thể thật sự thực thi được sứ mệnh lịch sử của đệ tử Đại Pháp.

Khi viết đến đây, tôi nhớ lại bản thân trước đây từng trải qua một giai đoạn thời gian tu luyện khá khó khăn và không mấy rõ ràng.

Vào năm 2000, khi tôi đến Bắc Kinh duy hộ Pháp, nhờ sự gia trì của Sư phụ, tôi đã chính niệm thoát khỏi trại giam của tà ác. Thời điểm đó tôi thật sự cảm thấy thân thể của mình to lớn vô tỷ, tòa nhà Bắc Kinh lớn như vậy mà dường như chỉ là một hộp que diêm nhỏ xíu dưới bàn chân tôi. Trạng thái này luôn theo tôi cho đến khi tôi rời khỏi Bắc Kinh thì mới mất. Khi tôi trở lại nhà người thân, tôi cảm thấy sinh mệnh của bản thân và người thường không đồng dạng với nhau, dường như tôi và thế nhân không có bất kỳ liên đới nào, không có tình, tôi nhìn chủng sinh mệnh của con người thế gian đều hết sức đơn giản (chỉ có thể hình dung như vậy thôi).

Thời điểm đó tôi giảng chân tướng cho mọi người, tôi cảm thấy dường như trong não có một cái công tắc được đả khai, khi tôi giảng chân tướng thì trí huệ thật sự tuôn trào như suối nguồn vậy; câu nào cũng đều là chân lý; mỗi chữ, mỗi lời nói ra đều vô cùng ổn định và có trật tự, không hề bị dẫn động, từng câu, từng câu đều có thể lọt vào trong tâm của người nghe. Tất cả những ví dụ hoặc những câu chuyện từ cổ chí kim, từ trong nước đến ngoài nước, thì nhiều không kể xiết, tựa như một đại dương mênh mông, nhưng tôi lại nắm hết trong lòng bàn tay và có thể tùy ý lựa chọn, tôi không hề bị hạn chế trong cái khung tư duy của con người, bất cứ khi nào tôi muốn giải khai chỗ khó hiểu của đối phương hoặc muốn nói rõ vấn đề nào đó, thì đều có thể tiện tay nhặt lấy một đề tài và tùy ý vận dụng.

Có thể nói rằng tư duy lúc ấy không phải là kiểu tư duy của hình thức tư duy con người. Tôi nhìn thấy khi mình đang giảng chân tướng, thì có vô số tiểu Pháp Luân từ trong miệng bay ra và rơi lên thân thể đối phương, tôi còn cảm thấy dường như 10 ngón tay của mình có thể phóng điện, cảm giác tê tê. Ngoài ra cơ thể của đối phương cũng có phản ứng rõ rệt, một số người cảm thấy rất thoải mái, một số như có điện truyền qua vậy. Lúc đó mọi người đều vui vẻ tiếp nhận chân tướng Pháp Luân Công. Sau khi tôi giảng chân tướng xong, thì cảm nhận cái công tắc trong não cũng đóng lại. Khi ấy tâm trí tôi trống rỗng, dẫu tôi có cố gắng nghĩ ra một câu nào đó để nói cũng không thể nghĩ nổi. Tôi luôn cho rằng bản thân mình lúc đó không ở trong tình, cũng không phải trạng thái của từ bi.

Sau khi tôi buông bỏ được quan niệm “những gì tôi muốn”, thì ngay lúc này tôi mới minh bạch ra rằng, từ bi mà mình nhận thức trước đây chỉ là một kiểu lý giải về từ bi của con người dưới tác dụng của tình; cứ cho rằng nó là tốt nhất, thì bất quá cũng chỉ là biểu hiện bề mặt của sự thiện lương nơi con người mà thôi, bởi vì căn bản nó không phải là từ bi của Thần. Trạng thái của tôi lúc đó thực chất chỉ là một chủng trạng thái từ bi không hơn không kém.

Mãi đến bây giờ tôi mới nhận ra rằng, nào là nhìn người khác không quen mắt, hoặc dùng tiêu chuẩn của bản thân để yêu cầu người khác, thì đó đều là chấp trước vào những gì bản thân muốn. Ngay sau khi tôi buông bỏ được quan niệm “những gì tôi muốn”, tôi nhìn lại những biểu hiện của các đồng tu xung quanh, những điều mà trước đây tôi cho rằng không phù hợp với Pháp, thì tâm thái phán xét ấy cũng không còn nữa, đã thay đổi hẳn rồi. Tôi hiểu rằng tất cả đều do Sư phụ quản, tất cả đều là trạng thái biểu hiện trong tu luyện của đệ tử Đại pháp xuyên suốt quá trình Chính Pháp của Sư phụ. Nhận ra rồi thì tâm thái của tôi trở nên thật thản nhiên, những biểu hiện không đúng đắn của các đồng tu không còn động đến được cái tâm của tôi nữa, cũng không thể khởi bất kỳ gợn sóng nào trong tâm trí tôi. Đến đây thì tôi hiểu rằng mình đã thật sự buông bỏ được rồi, tất cả những điều còn lại là tìm ở bản thân, tu tốt bản thân và từ bi đối đãi với mọi người.

Trên đây là một chút nhận thức ở tầng thứ hiện tại của cá nhân, nếu có chỗ nào không phù hợp với Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/4/放下执着“我所要”的观念-413267.html

Đăng ngày 09-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share