Từ Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm qua internet lần thứ bảy dành cho các học viên ở Trung Quốc

Bài viết bởi Hàn Mai

[MINH HUỆ 05 – 11 – 2010] Tôi muốn cảm tạ Sư Phụ từ bi vĩ đại, vì đã thức tỉnh tôi để đi xuống thế giới loài người, hoàn thành sứ mệnh và thệ ước của mình, cứu độ chúng sinh, và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Con xin chân thành cảm tạ Sư Phụ.

Tôi có thể nhớ khi mà một đồng nghiệp giới thiệu Đại Pháp cho tôi vào mùa xuân năm 1996. Cô ấy đã hỏi tôi muốn làm gì sau khi nghỉ hưu. Tôi trả lời, “Tu Phật”. Một người lạ đã nghe  được câu chuyện của chúng tôi và nói rằng cô ấy tập Pháp Luân Công. Đây là lần đầu tiên tôi nghe về môn tập luyện này. Cô ấy đã tặng tôi hai quyển sách; Chuyển Pháp LuânChuyển Pháp Luân II. Sau khi tôi đọc đến đoạn “Vàng, thau lẫn lộn trong nhân-thế uế trược này. Đấng Như Lai phải lặng lẽ giáng hạ xuống trần”. (bài “Ngộ” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ) nước mắt lăn dài trên má tôi. Đây chính là điều tôi hằng chờ đợi.

Tôi không ngừng học Pháp và đề cao tâm tính của mình. Tôi càng học nhiều bao nhiêu, tôi càng hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp thật uyên thâm. Tôi ngộ ra được mục đích thực sự của cuộc đời và và tu luyện rốt ráo là  gì. Tâm và thân tôi không ngừng được cải thiện. Giống như là một cái chai chứa đầy những thứ dơ bẩn, khi tôi đổ  những thứ dơ bẩn đó đi, cái chai sẽ nổi lên trên. Tôi liên tục loại bỏ những quan niệm cũ và chấp trước vào danh, lợi và tình. Tôi nhớ điều mà Sư Phụ đã giảng, “toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người”. (Bài giảng thứ nhất, “Chân chính đưa người lên tầng thứ cao”, Chuyển Pháp Luân). Tôi đã chú trọng đến việc tu luyện tâm tính của mình.

Tôi đã nghĩ rằng thật là một ý hay nếu tất cả mọi người đều học Đại Pháp. Tôi mời hàng xóm đến nhà và bật băng video giảng Pháp của Sư Phụ. Tôi cũng bật video cho những người trên phố đi ngang qua nhà tôi. Cùng với các học viên tôi đến những trung tâm luyện công khác nhau và dạy các bài công pháp và hồng Pháp.

Khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, Giang Trạch Dân đã sử dụng quyền lực của mình để bức hại các học viên. Toàn bộ môi trường tu luyện đã thay đổi. Tôi rất tin tưởng vào Pháp đến độ tôi đã đi đến quảng Trường Thiên An Môn và trưng ra một tấm biểu ngữ Đại Pháp. Tôi cũng đã đi đến cầu Kiền Thúy và hô lên, “Hỡi những con người lương thiện, hãy mau mau tỉnh lại đi, Pháp Luân Đại Pháp là tốt”.

Trong khổ nạn, tôi đã nghĩ về các bài giảng của Sư Phụ, “Đại Pháp kiên cố không thể phᔓĐệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp”. Tôi nói, “Là đệ tử Đại Pháp, chính niệm kiên định là tuyệt đối không thể dao động” (bài “Đại Pháp kiên cố không thể phá” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ II). Những lời của Sư Phụ đã khích lệ tôi và ở bất cứ nơi đâu tôi đến tôi đều nói với các đồng tu cần dùng chính niệm để vượt quan này.

Tôi đã hỏi, “Là một đệ tử Đại Pháp, mình có thể làm gì và mình nên làm gì cho Đại Pháp” Thứ nhất, tôi cần phải kiên định vào Pháp. Thứ hai, tôi nên chia sẻ hiểu biết của mình với các đồng tu để giúp họ hiểu Pháp, để nâng cao tâm tính của họ và hỗ trợ tài chính cho họ.

Trong đoạn thời gian này, ở một vài thành phố không có đủ tài liệu giảng chân tướng, nhưng tôi đã đi để cung cấp những gì mà chúng tôi có cho họ. Tại một thành phố nọ, cảnh sát đã bắt tôi và đưa tôi vào một trại giam của quận. Tôi đã không nói gì với họ. Là một đệ tử Đại Pháp, tôi đã ngộ ra những lời giảng của Sư Phụ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào và dưới bất kỳ áp lực nào, chúng ta không nên nghe theo tà ác. Chúng ta nên duy trì chính niệm, kiên định và không lay động. Chúng ta phải phủ nhận hoàn toàn an bài của cựu thế lực và nhanh chóng cứu chúng sinh. Dù anh ta là thành viên của phòng 610, một cảnh sát, hay là một tù nhân, anh ta là một người mà tôi phải cứu. Cho dù họ có can nhiễu, đe dọa, hay tra tấn tôi như thế nào đi nữa, tôi phải nói cho họ biết sự thật. Nếu họ chuyển tôi đến một nơi khác, thì tôi sẽ lại giảng chân tướng. Nhất ngôn nhất hành tôi đều dùng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Nét mặt, giọng nói của tôi, và tôi nên nói như thế nào để triển hiện tâm thiện của người một đệ tử Đại Pháp và những lời mà tôi dùng để nói với mọi người Đại Pháp là tốt.

Bất kỳ người nào mà tôi gặp, một cảnh sát, lính canh, tù nhân hay một người mới đến, tôi sẽ cố gắng cứu họ. Tôi không muốn bỏ lỡ dù chỉ một người. Tôi dùng từ bi để loại bỏ sự lãnh đạm của họ. Tôi không thể để một sinh mệnh lỡ mất cơ hội được biết sự thật.

Một tù nhân bị kết án tử hình vì đã giết con trai của người tình của chồng cô ta. Thời gian thi hành án là trong vòng một vài ngày. Tôi nghĩ, “Tôi phải cứu cô ấy và cho cô ấy biết, “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”. Nếu cô ấy có ra đi, cô ấy sẽ đến được một nơi tốt đẹp hơn. Vì vậy, tôi đã bảo cô ấy học thuộc trong cuốn Hồng Ngâm II, bài “Đại Pháp Hảo”. Có câu nói rằng, “Nghe Đạo buổi sáng, chiều chết cũng yên lòng”. Không kể cô ấy đã phạm tội lớn cỡ nào, miễn là cô ấy đồng hóa được với Pháp Luân Đại Pháp, cô ấy có thể được cứu. Trước khi thi hành án, cô ấy tiếp tục học thuộc các bài trong Hồng Ngâm II. Sau đó, một lính canh bước vào và thông báo đình chỉ án tử hình của cô. Những tù nhân nghe được điều này và đã rất cảm động. Một tù nhân khác cũng vừa khóc vừa nói, “Pháp Luân Đại Pháp là tốt và chỉ cần ghi nhớ nó là tốt có thể thay đổi vận mệnh của một con người. Đúng là một phép lạ!

Sau khi tôi ra khỏi nhà tù, tôi đã trở về quê nhà. Tôi tiếp tục làm tốt ba việc và học Pháp. Tôi đọc các bài giảng và kinh văn nhiều lần để bù vào khoảng thời gian đã mất. Tôi cũng đi đến những thôn xóm khác cùng các đồng tu để giảng chân tướng. Tôi không muốn bỏ lỡ một ngày. Bạn có cho rằng một phụ nữ ở độ tuổi bảy mươi sẽ thấy mệt mỏi khi đạp xe 40 dặm không? Bạn có nghĩ con đường tu luyện là đau khổ không? Quả thực là như vậy, nhưng trong thâm tâm tôi thấy hạnh phúc. Tôi hiểu rằng phần tu luyện của tôi là để trợ giúp Sư Phụ cứu độ chúng sinh. Vào ngày tốt, tôi cứu được vài người. Tôi không nên hiển thị. Vào một ngày khó khăn, tôi chỉ cứu được một người. Tôi cũng không nên chán nản. Tôi biết  tôi nên tìm ra chỗ thiếu sót của mình và tiếp tục tinh tấn.

Có rất nhiều điều tôi muốn chia sẻ. Tôi hiểu tôi còn nhiều chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu của Pháp và tôi hiểu tôi vẫn còn chấp trước. Tôi sẽ nhớ luôn hướng nội và đề cao trong tu luyện của mình cùng với các bạn đồng tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/5/231949.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/15/121435.html
Đăng ngày: 18– 11 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share