Bài viết của Chu Thanh

[MINH HUỆ 02-10-2020]

Chẩn bệnh từ nơi cách xa hàng nghìn dặm

'神醫扁鵲'

Cảnh giới tối cao trong chẩn đoán Trung y là “nhìn bên ngoài mà biết”, thông qua quan sát sắc mặt và lắng nghe giọng nói liền biết đó là bệnh gì. Thời cổ đại có mấy đại y học gia không cần gặp mặt bệnh nhân nhưng vẫn có thể chẩn đoán ra bệnh tình, hơn nữa còn chữa trị đúng cách.

Biển Thước là một danh y thời Xuân Thu Chiến Quốc, họ Tần, tên Việt Nhân, là người Bột Hải thời Chiến Quốc. Biển Thước là người đầu tiên khai sáng ra phương pháp chẩn đoán vọng, văn, vấn, thiết; là ông tổ của học phái Trung y.

Y thuật của Biển Thước là do Thần nhân Trường Tang Quân truyền thụ cho. Thời còn trẻ, Biển Thước là ông chủ một quán trọ, Trường Tang Quân quan sát ông trong hơn mười năm và biết rõ Biển Thước là người có đức hạnh rất cao. Trường Tang Quân đã bí mật truyền thụ y thuật cho Biển Thước, ban cho ông loại thuốc bí truyền, rồi bảo ông dùng “thượng trì chi thủy” để uống chung với thuốc, ba mươi ngày sau là có thể cách tường khán vật. Nói xong thì không thấy Trường Tang Quân đâu nữa.

Biển Thước làm theo lời căn dặn, sau khi uống thuốc xong thì ông có thể cách tường khán vật. Ông đã sử dụng cách này để xem bệnh cho người khác, nhưng bề ngoài ông gọi nó là “chẩn mạch”.

Trong Biển Thước Thương Công liệt truyện trong Sử Kí có ghi chép, Biển Thước ra ngoài hành y, gặp được Thái tử nước Quắc bị đột tử. Sau khi Biển Thước dò hỏi về thời gian cũng như triệu chứng lúc Thái tử qua đời, ông bèn nói mình có thể làm cho Thái tử sống lại. Viên quan Trung thứ tử nghi ngờ y thuật của Biển Thước, cười nhạo nói: “Y thuật của ông có thể so sánh với danh y Du Phụ thời thượng cổ sao? Ông ấy chỉ cần cởi y phục ra xem một chút thì liền biết bệnh ở đâu.”

Biển Thước thở dài: “Tôi không cần bắt mạch, chỉ xem khí sắc, nghe giọng nói và quan sát hình thái thân thể của người bệnh là có thể chẩn đoán bệnh tật từ nơi cách xa nghìn dặm. Ông đi kiểm tra Thái tử xem, rồi sẽ nghe thấy tai của Thái tử kêu, cánh mũi động đậy, phần thân dưới nóng ấm, điều này nói rõ là Thái tử đã sống lại.”

Sau khi Trung thứ tử bẩm báo với Quốc vương, Quốc vương nước Quắc liền cho triệu kiến Biển Thước xem bệnh cho Thái tử. Biển Thước nói với Quốc vương là Thái tử mắc chứng “thi quyết”, chứ chưa có chết. Biển Thước châm cứu vào huyệt vị thì Thái tử liền tỉnh dậy khỏi cơn mê. Sau đó Biển Thước lại phối hợp dùng thuốc chữa trị bên trong. Sau hai mươi ngày, Thái tử đã mạnh khỏe trở lại.

Kể từ đó, y thuật có thể làm người chết sống lại của Biển Thước đã được lan truyền khắp nơi.

Nhìn thấy những thứ người thường không thấy

Trong “Hạt quán tử, cuốn hạ, Thế hiền thứ 16” có ghi chép, Ngụy Văn Vương từng hỏi Biển Thước: “Nhà ông có ba anh em đều tinh thông y thuật, vậy cho ta hỏi y thuật của ai cao minh nhất?”

Biển Thước trả lời Ngụy Văn Vương: “Y thuật của đại ca và nhị ca cao ngang nhau, chỉ có y thuật của Biển Thước là sai kém nhất trong ba anh em. Bởi vì đại ca chữa bệnh là trừ tận gốc rễ trước khi bệnh phát tán, người bình thường hiểu lầm cách chữa trị của huynh ấy không có hiệu quả cho nên không có ai lan truyền thanh danh của huynh ấy. Nhị ca giúp người chữa khỏi vào lúc thời đầu phát bệnh, người ta cho rằng huynh ấy chỉ chữa trị những bệnh nhỏ thôi cho nên huynh ấy cũng không có mấy tiếng tăm. Biển Thước chữa trị vào lúc người ta lâm trọng bệnh, cho nên ai nấy cũng cho rằng y thuật của Biển Thước cao minh, nhờ vậy mà danh tiếng vang dội so với hai vị huynh trưởng.”

Lúc Biển Thước đi ngang qua nước Tề, vào lúc bái kiến Hoàn hầu ở triều đình, ông nói: “Hiện tại Ngài đang mắc bệnh, nó nằm ở chỗ giữa da và thịt, nếu không chữa trị thì nó sẽ thâm nhập vào trong thân thể.”

Hoàn hầu nói: “Ta không mắc bệnh.”

Sau khi Biển Thước ra về, Hoàn hầu nói với người hầu bên cạnh mình: “Người thầy thuốc đó tham lam lợi ích, vẫn luôn thích chữa bệnh cho người không có bệnh, sau đó còn dám nói y thuật của mình cao minh.”

Năm ngày sau, lúc gặp lại Hoàn hầu, Biển Thước nói: “Ngài mắc bệnh ở mạch máu, nếu không chữa trị thì nó sẽ ăn sâu vào trong thân thể.”

Hoàn hầu bèn nói: “Ta không có bệnh.”

Sau khi Biển Thước lui ra, Hoàn hầu tỏ ra rất không vui.

Năm ngày nữa trôi qua, Biển Thước gặp lại Hoàn hầu, lúc này ông nói: “Bệnh của Ngài đã vào trong đường ruột và dạ dày, nếu còn không chữa trị thì nó sẽ càng vào sâu hơn nữa.”

Lần này, Hoàn hầu không thèm đáp trả.

Năm ngày sau, lúc Biển Thước gặp lại Hoàn hầu, ông không nói lời nào, rồi lặng lẽ rời đi. Hoàn hầu cảm thấy rất lạ, bèn sai người hỏi Biển Thước lý do vì sao ông lại im lặng như thế.

Biển Thước bèn nói: “Lúc bệnh còn nằm ở ngoài da thịt, chỉ cần dùng thuốc thang và chườm thuốc là có thể chữa khỏi. Lúc bệnh tiến vào mạch máu, dùng kim bằng đá châm cứu là có thể chữa khỏi. Lúc bệnh đi vào đường ruột và dạ dày thì dùng rượu thuốc có thể chữa trị. Nhưng lúc bệnh đã nhập vào xương cốt thì không còn cách nào để chữa trị nữa. Bây giờ, bệnh của Hoàn hầu đã vào đến xương tủy rồi, cho nên tôi đây cũng hết cách.”

Năm ngày sau, lúc Hoàn hầu phát bệnh đi tìm Biển Thước thì ông ấy đã rời đi rồi. Không lâu sau đó, Hoàn hầu cũng qua đời.

Danh y Hoa Đà vào những năm cuối thời Đông Hán đã giúp Tào Tháo chữa trị chứng đau đầu. Cứ mỗi lần sau khi Hoa Đà châm cứu cho Tào Tháo thì chứng đau đầu liền đỡ hơn. Hoa Đà nói với Tào Tháo là cần phải làm phẫu thuật để lấy gốc bệnh từ trong đầu ra thì mới có thể trừ dứt từ gốc rễ. Tào Tháo lại cho rằng Hoa Đà muốn lấy đầu mình nên đã bắt giam Hoa Đà lại. Về sau, lúc đứa con trai yêu quý của Tào Tháo bệnh tình nguy kịch, Tào Tháo bèn thở dài: ”Ta thấy hối hận khi đã giết chết Hoa Đà, giờ khiến cho đứa con yêu quý này chết oan.”

Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử nói: “Chẳng ra khỏi cửa cũng biết thiên hạ, chính là thánh nhân không đi mà biết, không nhìn mà có tiếng tăm, không làm mà thành.”

Mắt người nhìn vật thể bị giới hạn rất lớn

Hiện tại có rất nhiều người xem quan niệm “mắt nhìn thấy mới tin là có thật” trở thành quá tuyệt đối. Có thể là họ không thể ý thức được chủng quan niệm này. Cho nên họ mới bị đóng khung vào trong nhận thức của con người. Thực ra, mắt người chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng trong phạm vi 400 ~ 700 nanômét (một nanômét bằng một phần tỉ mét). Mắt người nhìn vật thể bị giới hạn rất lớn, ví như vật thể quá tối, quá sáng, quá nhỏ, quá to, quá xa, quá gần, hay là tốc độ quá nhanh v.v. thì đều ảnh hưởng đến những thứ con người nhìn thấy.

Mắt thịt không thể nào nhìn thấy tia hồng ngoại phát ra trong điều khiển từ xa của tivi, ngoài ra còn có tia tử ngoại, tia X, sóng siêu âm, CT, huỳnh quang, vi khuẩn, nấm, cơ quan nội tạng, dải ngân hà v.v. Ngay cả thiết bị đo đạc cũng chỉ có thể nhìn thấy những thứ nội trong phạm vi nhất định. Kính thiên văn Hubble cũng chỉ có thể nhìn thấy tinh cầu có khoảng cách xa nhất đến trái đất là 15,5 tỷ năm ánh sáng, còn xa hơn nữa thì không nhìn thấy.

Bên cạnh đó, tình huống khác nhau của con mắt mỗi người cũng quyết định việc mỗi người dùng mắt quan sát sự vật không giống nhau. Ví như, người bị mù màu nhìn không giống như người bình thường. Chim cánh cụt có thể nhìn được tia tử ngoại ở một mức độ nhất định, trong mắt chim cánh cụt thì con người đều bị mù màu trước tia cực tím.

Thực ra, “mắt nhìn thấy mới tin là có thật” là một loại tư duy quán tính của con người. Nó có quan hệ với sự giáo dục mà người đó tiếp nhận, tư duy phân tích của tự ngã, cũng như ảnh hưởng của hoàn cảnh.

Bàn tay của học viên Pháp Luân Công có thể sát khuẩn

Trong quần thể tu luyện Pháp Luân Công, có rất nhiều người mắc phải trọng bệnh, lúc rơi vào tình cảnh tuyệt vọng nhất thì lại hồi phục khỏe mạnh sau khi bước vào tu luyện, từ đó thoát thai hoán cốt như tái sinh lần nữa.

Tuy nhiên, người ta chỉ nhìn thấy những người này trước đây thân đầy bệnh tật và kết quả phục hồi sau khi họ bước vào tu luyện, chứ người ta không biết rằng thân thể của họ ở mức vi quan đã phát sinh điều gì trong quá trình tu luyện, bởi vì mắt thịt của người thường căn bản là không thể nào nhìn thấy những thứ nằm ngoài không gian vật chất của chúng ta. Chúng ta có thể tìm thấy lời giải đáp từ những thí nghiệm bên dưới.

Đây là thí nghiệm của một cô gái chuyên ngành y khoa đến từ nước Đức trong lớp học vi sinh. Bởi vì giáo dục ngành y ở Đức rất nghiêm cẩn và thiết bị y khoa hết sức tiên tiến, cho nên yêu cầu mỗi từng sinh viên đều phải tham gia vào làm thí nghiệm.

Đức Duyên, nữ sinh viên y khoa 22 tuổi ở Đức, cô bắt đầu học Pháp Luân Công cùng với cha mẹ lúc chỉ mới vài tháng tuổi. Hiện nay, cô đang theo học chuyên ngành y.

Tại buổi đầu tiên của lớp học vi sinh trong trường đại học, thầy giáo yêu cầu các sinh viên ấn dấu vân tay của mình lên đĩa thạch (dùng để nuôi cấy vi khuẩn) để xem bàn tay mình bẩn như thế nào. Sau đó, mọi người đặt đĩa thạch vào trong tủ ấm để nuôi cấy vi khuẩn, để cho chúng sinh sản đến một số lượng nhất định có thể quan sát được.

Mấy ngày sau, Đức Duyên lấy chiếc đĩa có vân tay của mình ra, liền phát hiện trên đĩa không hề có vi khuẩn. Nhưng trên đĩa thạch của những bạn học khác đều có thể nhìn thấy rõ ràng đám vi khuẩn đang sinh sôi.

Hiện tượng này thật kì lạ, rốt cuộc vì sao vân tay của Đức Duyên lại không có vi khuẩn? Chúng ta cùng nhau xem tiếp thí nghiệm thứ hai của Đức Duyên.

Lần này, thầy giáo yêu cầu các sinh viên dùng tay chạm vào vật thể rồi mang đi kiểm tra sự tồn tại của đám vi sinh vật. Đức Duyên đã chọn một tờ tiền giấy để làm thí nghiệm. Mấy ngày sau, lúc Đức Duyên lấy tiêu bản của mình ra, cô ấy phát hiện chiếc đĩa cũng sạch trơn, trong khi đĩa thạch của các bạn học khác đều có đám vi khuẩn sinh sôi.

Lúc đó Đức Duyên cảm thấy hết sức bối rối, bởi vì tất cả mọi người đều biết tiền giấy dơ bẩn như thế nào.

Từ kết quả của lần thí nghiệm thứ hai này, chúng ta có thể thấy dấu vân tay của Đức Duyên và những đồ vật mà cô ấy tiếp xúc qua đều không có vi khuẩn, hơn nữa xác thực là cô ấy vẫn đang sinh sống trong một thế giới có đầy vi khuẩn. Chúng ta lại xem tiếp lần thí nghiệm thứ ba.

Thí nghiệm lần thứ ba này yêu cầu mỗi nhóm sinh viên lấy chất nhầy trong cổ họng và khoang mũi phết lên đĩa thạch để làm thí nghiệm. Các bạn học trong nhóm của Đức Duyên đều dùng chất nhầy trong cổ họng để làm, cho nên Đức Duyên đã dùng chất dịch trong khoang mũi để làm thí nghiệm.

Mấy ngày sau, các sinh viên lấy đĩa thạch của mình ra, trên đó có một tờ giấy ghi rõ về chỉ số phân tích và tên gọi của các loại vi khuẩn. Lần này, trên đĩa của Đức Duyên có một đám vi khuẩn, lúc đó cô cảm thấy rất vui, cô nhìn thấy vi khuẩn của mình có tên gọi là Staphylococcus lugdunensis.

Mỗi sinh viên lần lượt hỏi thầy giáo về tình huống liên quan đến tiêu bản vi khuẩn của họ. Duy chỉ có vi khuẩn của Đức Duyên là không giống với những bạn học khác. Đức Duyên cũng là người cuối cùng đến hỏi thầy giáo về loại vi khuẩn này.

Lúc thầy giáo nghe đến tên vi khuẩn của Đức Duyên, ông ấy hết sức vui mừng, ông nói đây là một loại vi khuẩn mới được phát hiện hơn mười năm trước, hiện nay mới được công bố, bởi vì gần đây người ta mới phát hiện ra chủng Staphylococcus lugdunensis có thể giết chết chủng Staphylococcus aureus và những siêu vi khuẩn có trong vi sinh vật.

Staphylococcus aureus là chủng vi khuẩn có thể gây ra những chứng bệnh viêm mủ lây lan như ung nhọt, bệnh hậu bối, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm tủy xương và các bệnh nhiễm trùng khác v.v.

Đức Duyên thường xuyên luyện Pháp Luân Công, bề ngoài nhìn thấy cô ấy không có gì khác biệt so với mọi người, nhưng thân thể ở mức vi quan của người luyện công đã phát sinh biến hóa hết sức to lớn, xung quanh thân thể tràn đầy vật chất cao năng lượng trông như một loại ánh sáng, chủng vật chất này không nằm trong phạm vi tần suất ánh sáng có thể nhìn thấy, cho nên mắt người không thể nhìn thấy, nhưng nó lại có tính phóng xạ và có tác dụng sát khuẩn. Cũng như chủng vi khuẩn Staphylococcus lugdunensis mà học viên Pháp Luân Công Đức Duyên mang theo có thể sát khuẩn trên tờ tiền giấy và trên vân tay của cô.

Khi người ta thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” thì có thể câu thông với năng lượng thuần chính của vũ trụ. Những vật chất có hại bên trong thân thể người ở mức vi quan sẽ bị loại năng lượng chính này thanh lý, phản ánh đến phạm vi mà chúng ta có thể nhận thức được chính là vi khuẩn và virus không còn tồn tại nữa, thân thể người sẽ hồi phục về trạng thái khỏe mạnh.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/10/2/412740.html

Đăng ngày 04-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share