Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc  

[MINH HUỆ 28-09-2020] Mới đây thông qua học Pháp và giao lưu chia sẻ cùng các đồng tu về mấy việc phát sinh trong tu luyện đã giúp tôi có được thiển ngộ về việc sử dụng Pháp lý chân chính trong tu luyện. Tôi phát hiện rằng từ nào đến giờ thứ cản trở mình dùng Pháp lý chân chính tu luyện bản thân khiến tôi hướng ngoại tìm, không thể hướng nội tìm, không tu bản thân mình, sản sinh tâm an dật, chấp trước vào kết thúc và viên mãn chính là quan niệm con người mà tôi vẫn luôn không ý thức được: đó là đối kháng với khổ nạn và mong muốn bản thân mình thoải mái một chút. Hơn nữa, tôi vẫn luôn xem chủng quan niệm hậu thiên này như chính bản thân mình, và bị quan niệm hậu thiên này lèo lái trong tu luyện. Tôi vẫn luôn không ý thức được sự tồn tại của nó.

Nhớ lại lúc tôi vừa mới tu luyện trước khi bức hại xảy ra, ở nhóm học Pháp của chúng tôi có một đồng tu tỏ ra rất lo lắng, bởi vì các đồng tu khác đều đã có cơ hộ đề cao tâm tính trong mâu thuẫn gia đình và xuất hiện trạng thái tiêu nghiệp bệnh, nhưng cô ấy lại không có biểu hiện tiêu nghiệp, gia đình cũng không có mâu thuẫn gì, thế thì làm sao tu luyện đây? Mấy ngày sau đó, cô ấy đến nhóm học Pháp vô cùng phấn khởi kể cho mọi người nghe là cuối cùng người trong nhà đã tạo ra mâu thuẫn cho cô ấy, và cô ấy đã giữ vững tâm tính của mình. Mọi người đều vui mừng thay cho cô ấy. Lúc đó, chúng tôi nhìn thấy đồng tu kia xuất hiện trạng thái tiêu nghiệp và gặp phải mâu thuẫn gia đình thì ai nấy cũng thấy vui mừng cho cô ấy, mọi người đều mang theo một chủng tâm thái như vậy.

Thời đó, chúng tôi thường hay luyện tĩnh công trước khi học Pháp nhóm vào buổi tối. Có một lần, khi chúng tôi đang luyện tĩnh công theo âm nhạc luyện công an tĩnh, bỗng nhiên vợ tôi lao vào phòng như một cơn gió nhưng tôi vẫn không có phản ứng gì, cô ấy làm rơi bịch đậu tương mới mua lên người tôi, ngay lập tức cả phòng đầy mùi đậu tương. Tôi vẫn không động tâm, tôi biết rằng cơ hội để mình đề cao đã đến. Đương nhiên là tôi không oán không hận cô ấy chút nào. Những ví dụ như thế này còn rất nhiều.

Bây giờ nghĩ lại, thái độ đối đãi với tu luyện của chúng tôi thời đó đều là như vậy, thực ra là chúng tôi có thể dùng Pháp lý chân chính để tu luyện. Chỉ bất quá là thời đó chúng tôi không có khái niệm rõ ràng mà thôi. Nhưng sau khi cuộc bức hại xảy ra, đặc biệt là mấy năm gần đây, thái độ của tôi nhắm vào tu luyện so với thời đầu gần như hoàn toàn tương phản. Thân thể khó chịu thì liền mong muốn cho nhanh khỏi. Mâu thuẫn phát sinh không những không vui, mà còn đi tìm chỗ thiếu sót của người khác để xoa dịu cảm giác khó chịu trong tâm của mình. Hơn nữa, tôi còn cho rằng mình vẫn đang tu luyện, nhưng kỳ thực tôi đã không còn ở trong trạng thái của một người tu luyện, thế mà bản thân tôi vẫn không nhận ra điểm này. Mãi cho đến khi phát sinh sự việc gần đây thì tôi mới tỉnh ngộ ra.

Một đồng tu bỗng dưng xuất hiện quan nghiệp bệnh, tôi đã đến nhà đồng tu này để cùng học Pháp, phát chính niệm cũng như giao lưu chia sẻ dựa trên Pháp, dưới sự gia trì từ bi của Sư phụ, đồng tu đã vượt qua quan nghiệp bệnh. Tôi xem quá trình này giống như một lần cơ hội đề cao trong tu luyện mà Sư phụ an bài cho chúng tôi, tôi cũng hướng nội tìm chỗ thiếu sót trong tu luyện của bản thân mình, chúng tôi cùng nhau tìm chỗ thiếu sót dựa trên Pháp lý và đề cao nhận thức dựa trên Pháp. Trạng thái bất chính của đồng tu cũng nhanh chóng được quy chính trở lại. Mấy ngày hôm đó, tôi cảm thấy mình thăng hoa vùn vụt trong Pháp, tựa như có một cơ chế và một trường giúp tôi dung nhập vào trong đó rồi đưa tôi lên trên.

Sư phụ giảng:

“Vậy nên chư vị gặp việc tốt, việc xấu, miễn là chư vị đã tu Đại Pháp, thì đều là việc tốt; nhất định vậy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Tôi đã có nhận thức sâu sắc đối với đoạn Pháp này. Tôi cảm nhận được sự mỹ diệu khi tu Đại Pháp, cảm thấy đã tìm được chính mình. Tu chính mình là một việc vui vẻ nhất!

Từ nhà đồng tu trở về, tôi bắt đầu nhìn lại mình, vì sao trước đây mình không thể tìm thấy bản thân và vẫn luôn hướng ngoại mà nhìn? Nhân tố nào đã khiến tôi làm như vậy? Lúc này tôi nhớ đến bài kinh văn của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Bởi vì xã hội nhân loại là một thế giới mà khổ nạn và hưởng thụ lợi ích cùng có, [nên] cuộc đời con người ta có rất nhiều khổ nạn, bất kể chư vị có nhiều tiền đến mấy, [thuộc về] giai tầng xã hội nào đi nữa. Vì thống khổ làm con người khó chịu, từ đó con người, dù tự nhận ra hay không tự nhận ra, đều sẽ đối kháng với khổ nạn; mục đích là mong muốn được sống hạnh phúc hơn một chút; vậy nên khi truy cầu hạnh phúc, con người sẽ hình thành [ý tưởng] làm sao cho bản thân không phải chịu thiệt thòi, sống tốt ra sao, thế nào mới có thể vươn lên hàng đầu ‘công thành danh toại’ trong xã hội này, làm sao để hưởng thụ được nhiều, làm sao để trở thành kẻ mạnh hơn, v.v. Vì thế, cùng với lúc có được một số kinh nghiệm, thì cũng hình thành những quan niệm nhân sinh; kinh nghiệm qua thực tế lại còn khiến quan niệm trở nên ngoan cố hơn.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Sau khi nghiêm túc học đoạn giảng Pháp của Sư phụ lần nữa, tôi đã minh bạch ra vấn đề của bản thân nằm ở chỗ nào. Vì sao xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh khiến tôi thấy khó chịu trong tâm và mong muốn nhanh chóng thoát khỏi? Là vì tôi cho rằng cảm giác khó chịu khi mắc bệnh khiến mình đau đớn, không thoải mái, không dễ chịu. Vì sao lúc gặp phải mâu thuẫn, tôi không tìm mình mà lại hướng ngoại nhìn và tìm lỗi ở người khác? Là vì mâu thuẫn xung kích khiến tâm tôi không thoải mái, và tôi không muốn bản thân mình không thoải mái, cũng như không muốn người khác khuấy động tâm mình; tôi muốn hướng ngoại nhìn, tìm ở người khác để xoa dịu cảm giác khó chịu trong tâm mình. Bên cạnh đó, làm một người thường mà nói, tìm chỗ thiếu sót của mình tức là phải đối kháng với chủng quan niệm ngoan cố đã hình thành ở nơi người thường trong quãng thời gian dài, nó chính là một việc thống khổ nhất. Cho nên tôi không muốn hướng nội tìm, bởi vì tôi cho rằng làm như vậy khiến mình rất không thoải mái, không dễ chịu chút nào.

Có khi bức bách quá, tôi buộc phải tìm ở mình, nhưng cũng chỉ là làm tượng trưng hời hợt giống như chuồn chuồn đạp nước vậy, chứ không có thật sự khoan xương xẻo tim để tìm bản thân mình cũng như để vứt bỏ chấp trước. Tóm lại là tôi không muốn chịu khổ, bất kể đó là nỗi khổ trên thân thể hay là nỗi khổ trong tâm. Tôi chỉ muốn sao cho dễ chịu. Tôi vẫn luôn cho rằng cách nghĩ và cách làm như trên chính là bản thân mình, chứ không nghĩ rằng nó là chủng quan niệm ngoan cố hình thành hậu thiên ở nơi người thường: đối kháng khổ nạn và mong muốn bản thân sống sao cho dễ chịu. Chính là chủng quan niệm này vẫn luôn chi phối việc tôi tu luyện và làm ba việc nhưng tôi lại không hề hay biết.

Bây giờ nghĩ lại, hết thảy những trượt ngã trong tu luyện của mình đều là do chủng quan niệm này đảo loạn ở phía sau tạo thành, và tôi vẫn luôn không nhận ra nó. Vì sao vào thời đầu chứng thực Pháp, tôi không thể hoàn toàn triệt để vứt bỏ sinh tử và làm một đệ tử Đại Pháp xả tận hết thảy để duy hộ Đại Pháp, vẫn luôn để xuất hiện vấn đề cho đến cuối cùng? Là vì chủng quan niệm này đang tác quái. Quan niệm này vẫn luôn ẩn giấu cho đến tận hôm nay.

Dưới tác dụng của loại quan niệm này, tôi dần dần sinh ra tâm an dật. Lúc học Pháp, tôi không thể đoan chính bản thân mình, vẫn luôn muốn dựa dẫm vào thứ gì đó, muốn thoải mái một chút, đồng thời không thể đảm bảo luyện công đều đặn mỗi ngày. Có lúc tôi còn cho rằng hôm nay mình mệt quá, nghỉ ngơi một bữa vậy! Tôi không thể toàn tâm toàn lực làm ba việc, và vẫn luôn chừa lại đường lui cho mình.

Tôi còn phát hiện ra mình có chấp trước vào viên mãn, chấp trước vào thời gian kết thúc, cũng là chủng quan niệm này đang khởi tác dụng. Quan niệm này cho rằng tu luyện rất khổ, đặc biệt là ở Đại Lục bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị bức hại, áp lực trong tâm rất lớn. Một khi bị bức hại thì thân tâm sẽ chịu đựng thống khổ cực lớn, điều đó quả thực là không hề dễ chịu chút nào! Phía sau tâm chấp trước sợ bức hại chính là chủng quan niệm kia. Nếu như tôi cho rằng tu luyện rất vui và việc cứu người là vô cùng cấp bách thì thử hỏi tôi có còn chấp trước vào thời gian kết thúc hay không? Căn bản là sẽ không có việc đó xảy ra! Chính là chủng quan niệm kia đã cấu thành nhận thức sai lệch đối với tu luyện và cứu người, nó khiến cho tôi không thể thật sự dùng Pháp lý chân chính để tu bản thân, không thể chân chính tu luyện trong Đại Pháp, cũng như không thể cảm thụ được sự mỹ diệu của tu luyện và sự vĩ đại của việc cứu người.

Vậy làm thế nào để phá trừ quan niệm này? Chính là chiểu theo Pháp của Sư phụ mà làm.

Sư phụ giảng:

“Thực ra, lý tại xã hội nhân loại là phản lý trong vũ trụ. Con người có nạn, có thống khổ là để con người hoàn trả nghiệp, từ đó có tương lai hạnh phúc. Còn người tu luyện chính là chiểu theo chính lý mà tu luyện. Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Nếu chúng ta có thể thật sự chính ngộ đoạn Pháp này của Sư phụ thì chủng quan niệm kia sẽ bị phá trừ. Chúng ta sẽ thật sự chiểu theo Pháp lý chân chính để vui vẻ tu luyện Đại Pháp, có thể cảm thấy sự mỹ hảo và thần thánh khi tu luyện Đại Pháp, đồng thời cảm nhận được Phật ân hạo đãng của Sư tôn! Nếu không phá trừ chủng quan niệm này thì làm sao có thể nói rằng chúng ta đang tu luyện Đại Pháp được?

Sau khi phá trừ chủng quan niệm hậu thiên này, chúng ta mới có thể lý giải chân chính về Pháp lý “việc tốt việc xấu đều là hảo sự”, chúng ta mới dùng thái độ lạc quan để đối đãi với hết thảy mọi việc xảy ra trong tu luyện. Đặc biệt là đối với chiến dịch “thanh linh (thanh trừ về con số không) đối với các học viên Pháp Luân Công” trước mắt của tà đảng.

Từ trong bài giảng Pháp của Sư phụ, tôi nhận ra hết thảy những điều chúng ta gặp phải trong tu luyện, bất kể đó là an bài của cựu thế lực hay là an bài của sinh mệnh khác, nếu như Sư phụ không để chúng xuất hiện thì chúng tuyệt đối không thể xuất hiện. Rất nhiều an bài của cựu thế lực không có giá trị lợi dụng đối với tu luyện của đệ tử Đại Pháp chúng ta thì chúng sẽ không xuất hiện, chúng đều bị Sư phụ ngăn lại. Tôi còn có một tầng nhận thức nữa, Sư phụ để chúng xuất hiện chính là Sư phụ đang “tương kế tựu kế” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003) lợi dụng những an bài này để các đệ tử Đại Pháp nhận ra chấp trước của mình và tu bỏ chúng dựa trên Pháp, đồng thời thăng hoa đệ tử Đại Pháp từ trên Pháp lý để hoàn thành sứ mệnh cứu độ chúng sinh, trong khi phủ định những an bài này kiến lập uy đức của đệ tử Đại Pháp. Giả sử lúc phát sinh ma nạn, chúng ta không thể dùng Pháp lý chân chính để nhìn nhận vấn đề, thay vào đó, bị phương thức tư duy của cựu thế lực lèo lái thì có thể sẽ tạo thành vấn đề với rất nhiều kết quả phụ diện, đây mới thật sự là những thứ chúng ta tự chiêu mời đến.

Bên trên là một chút nhận thức của cá nhân tôi, nếu có chỗ nào chưa dựa trên Pháp, mong quý đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/9/28/淺悟用「正法理」修煉-412362.html

Đăng ngày 30-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share