Bài viết của Edward McMillan-Scott MEP, phó chủ tịch Quốc hội Âu châu

Ngày 12 tháng Sáu 2006

Với World Cup đang tiến hành tại nước Đức, bên kia trái đất, Bắc Kinh đang chuẩn bị tổ chức Thế Vận Hội 2008. Nhưng nếu những gì mà tôi gần đây được nghe thấy từ các cựu tù nhân tại nơi đó đã nói lên là sự thật, thì thế giới văn minh nên phải xa lánh Trung Quốc.

Trong một phòng ngủ dơ dáy với cánh màn kéo lại, tôi đã gặp những người đã nói lên sự khủng bố tàn bạo mà nhóm họ, một nhóm người tu luyện tâm linh, đang chịu đựng và hơn nữa, đang chịu đựng sự buôn bán các nội tạng người sống tuỳ thích của kẻ đương quyền (?).

Cùng với người thông dịch của tôi, những người đàn ông đó đã bị bắt ngay sau đó, bị cầm tù và tra vấn về ‘cái tội’ đã gặp tôi. Một vị học viên vẫn còn bị mất tích và tôi sợ rằng anh ta đang bị tra tấn.

Một vài ngày trước ngày kỷ niệm cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên an Môn – ngày 4 tháng Sáu 1989 – tôi đi viếng Bắc Kinh để làm sáng tỏ một tin mới ghê gớm: về các báo cáo về việc ‘mổ cắp lấy nội tạng’.

Nội tạng của tù nhân đang bị buôn bán thẳng thừng với một danh sách chờ đợi để được cấy nội tạng thường bây giờ chỉ còn là vấn đề một vài ngày. Gần 400 bệnh viện tại Trung Quốc chia sẻ nhau cái ngành thương mại đang lên cực độ này bằng những quảng cáo trên Internet: “Một quả thận mới chỉ tốn $60, 000!” Các giám đốc các nơi đó đã trả lời gọn gẽ với người hỏi mua: ‘Phải! đó sẽ là của một học viên Pháp Luân Công, vậy nó sẽ rất sạch.’

Là một người tiền phong trong việc sáng lập dân chủ và dân quyền của Hiệp Hội Âu châu, tôi muốn tìm hiểu vì sao chế độ Cộng sản đã cai trị một đất nước lớn nhất thế giới từ 1949 bây giờ lại đi xuống dốc đến độ giết người diệt chủng như vậy.

Năm 1992 Pháp Luân Công – một phong trào như là Phật giáo Thái cực mới – đã bắt đầu truyền rộng khắp Trung Quốc. Khi tôi lần đầu đi thăm Bắc Kinh năm 1996, mỗi mảnh đất sân cỏ là đầy những người tập luyện các bài công pháp nhẹ nhàng và tĩnh định này. Đến 1999 nó có khoảng 100 triệu người đi theo.

Vì phương cách tự kỷ luật và sức khoẻ, – các học viên không hút thuốc, không uống rượu và giữ một lề luật đạo đức nghiêm túc – nó được khuyến khích bởi các chính quyền.

Sau đó năm 1999 chế độ sợ rằng Pháp Luân Công có thể trở thành một lực lượng tổ chức, nên bắt đầu đàn áp một cách tàn bạo, được điều động bởi Văn phòng có tiếng ‘6-10’, tên đặt theo ngày thành lập của nó.

Tôi nghe nói rằng các học viên bị đối xử một cách tàn bạo và các tù nhân khác được khuyến khích khủng bố họ, nhưng chính là các báo cáo về mổ cắp nội tạng từ các tù nhân còn sống – một bằng thưởng kinh khiếp cho nếp sống đầy sức khoẻ của họ – đã mang tôi đến Trung Quốc.

Ngồi trên giường khách sạn trước mặt tôi là Niu Jinping, 52 tuổi, và đứa con gái hai tuổi của anh ta. Niu đã ở tù hai năm vì tập luyện Pháp Luân Công và vợ của anh nay vẫn còn ở trong tù. Lần cuối anh nhìn thấy vợ anh là vào tháng giêng, cả người của bà bị đầy vết bầm vì sự đánh đập liên tục bởi những kẻ tra khảo. Họ cố làm cho bà từ bỏ Pháp Luân Công, bà hiện nay đã bị điếc.

Niu rất tuyệt vọng: Những sự đánh đập mà vợ anh phải chịu đựng kéo dài có khi hằng 20 tiếng đồng hồ. Anh ta nói với tôi rằng 30 học viên Pháp Luân Công trong nhà tù của anh đã bị đánh đập đến chết.

Khi cuộc đàn áp bắt đầu, Niu bị mất giấy phép làm việc của anh và anh phải bán nhà anh để sinh sống. Anh làm được $90 một tháng coi chừng xe hơi cho các nhà giàu mới Trung Quốc. Có điều gì nơi Pháp Luân Công mà làm chính quyền phải sợ và có thể gây nguy hiểm cho chính quyền không? Không! Anh Niu trả lời một cách chán chường.

Pháp Luân Công không phải là một tổ chức có thành viên và nó không lấy tiền học phí. Để trả lời cho cuộc đàn áp, các học viên bắt đầu một chiến dịch hoà bình nói lên sự thật đối với chế độ, điều này đã lôi cuốn hơn 10 triệu người thoái xuất Đảng Cộng sản và các tổ chức liên hệ của nó.

Những người tình nguyện phát hành tờ báo quốc tế Đại Kỷ Nguyên và một đài truyền hình và một kênh truyền thanh. Chính một nhà báo của Đại Kỷ Nguyên đã la lớn trước Hồ Cẩm Đào tại sân cỏ Nhà Trắng gần đây.

Thể theo nhiều nhà ngoại giao và các quan sát viên khác mà tôi đã gặp, không chỉ Pháp Luân Công, mà các nhà Phật giáo khác – nhất là Tây tạng – Công giáo và Hồi giáo cũng đang bị khủng bố.

Nhưng đáng buồn thay, sự bộc phát của nền kinh tế Trung Quốc đã làm cho chính các nhà ngoại giao và thăm viếng đó đã chính thức quay mặt làm ngơ trước hằng trăm ngàn người đang bị giam cầm ‘hành chính’ đó.

Một người đã lên tiếng nói, đó là Ông Gao Zhisheng, một vị tuyên dương nhân quyền. Văn phòng luật sư của ông ta tại Bắc Kinh đã nhận những trường hợp của những người tuyệt vọng cho đến khi các chính quyền bắt ông giam cầm tại gia từ tháng Hai: Ông ta đã là luật sư của Niu Jinping.

Gao, một người Công giáo, nói với tôi rằng tôi là nhà chính trị duy nhất từ 7 năm nay mà đã đi gặp mặt những cựu tù nhân Pháp Luân Công tại Trung Quốc, và chỉ trích các nhà ngoại giao Tây phương, bằng cách đi phía bên kia đường.

Người tù nhân khác mà tôi đã phỏng vấn là Cao Dong, 36 tuổi, đã bị cầm tù cùng với 7 người phản kháng tại Thiên an Môn và anh nói với tôi câu chuyện cũng y như vậy. Trong nước mắt, anh ta nói với tôi anh ta đã nhìn thấy xác của một người bạn của anh ta – một bạn học viên Pháp Luân Công – với những lỗ nơi mà nội tạng đã bị cắt lấy đi.

Tôi vừa mới nghe tin rằng cảnh sát chìm đã dùng cái khoá phòng (?) của anh ta để thâu thập tài liệu của cái máy điện tính và các giấy tờ riêng tư của anh ta. Họ đã phòng vấn người chung phòng của anh ta trong năm ngày: anh ta bây giờ đang đi trốn, trong khi Cao Dong đã bị mất tích từ sau khi cuộc phỏng vấn.

Tôi đã yêu cầu một cuộc gặp gở khẩn cấp với đại sứ Trung Quốc tại Mỹ. Nếu người ta tại Bắc Kinh nghĩ rằng đó là cách để chuẩn bị Thế Vận Hội thì họ đã gọi nhầm số rồi.

 

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/6/13/74423.html

Đăng ngày: 21-6-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share