Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-09-2010] Ở quận A Thành, thành phố Cáp Nhĩ Tân có một gia đình bốn thành viên: một người mẹ được yêu mến và ba cô con gái. Cả ba người con đã chứng kiến sự kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp, và lần lượt tập luyện môn này. Họ đều thu được lợi ích từ môn tập này. Nhưng từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, cả ba người đã phải chịu nhiều đau khổ. Người em út đã bị rối loạn tâm thần vì sự bức hại. Hai thành viên trong gia đình họ đã qua đời.

2010-9-24-minghui-persecution-203924-1--ss.jpg
Bà Bình Quế Phương trước cuộc bức hại

2010-9-24-minghui-persecution-203924-0--ss.jpg
Bà Bình Quế Phương sau khi bị bức hại

Người chị cả, bà Bình Quế Trân, 61 tuổi. Người em út Bình Quế Phương năm nay 47 tuổi. Cả hai đều làm việc tại Xưởng sửa chữa máy nông nghiệp tại A Thành. Bà Bình Quế Lan, 57 tuổi, là người chị thứ hai, làm việc tại Xưởng may A Thành.

Tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và cựu chủ tịch Giang Trạch Dân đã bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Tháng 10 năm 2000, cả ba người đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tập Pháp Luân Công. Bà Bình Quế Lan đã trở về nhà an toàn, nhưng bà Bình Quế Trân và Bình Quế Phương đều bị bắt. Họ bị giam bất hợp pháp tại Trại giam Hoài Nhu trong năm ngày, và năm ngày tiếp theo ở Phòng liên lạc Cáp Nhĩ Tân. Sau đó, Triệu Á Châu từ Đồn công an Hòa Bình ở quận A Thành đã đến đưa họ về nhà. Cả hai người bị đưa đến Trại giam số 2 A Thành. Họ được thả sau 17 ngày. Từ đó, những người ở chỗ làm và công an thường xuyên sách nhiễu và theo dõi họ.

Cuối năm 2001, bà Bình Quế Phương đang làm việc tại một khu chợ ở thành phố. Người quản lý của bà, Trần Nghị Lâm và Lý Vĩ Hỏa, đã cấu kết với Phòng 610 và công an tại Đồn công an Hòa Bình. Họ bắt giữ bất hợp pháp bà Bình Quế Phương và đánh bà thậm tệ. Công an đã túm tóc bà và đập đầu bà vào tường và cột bê tông. Bà đã bị tra tấn dã man trước khi bị đưa đến Trại giam số 2 A Thành. Trong lúc bị giam tại đó, bà Bình đã tuyệt thực. Kết quả là, bà bị bức thực và bị đánh đập dã man nhiều lần. Sau mỗi lần bị đánh, bà đều được đưa về phòng. Sau hơn bốn tháng bị đối xử như vậy, bà tiếp tục bị giam thêm ba ngày tại một trại tẩy não. Sau đó bà đã bị chấn thương tinh thần nặng nề vì bị tra tấn và ngược đãi vô nhân tính.

Tháng 5 năm 2002, bà Bình Quế Trân đã bị công an bắt giữ. Người quản lý của bà, Trần Nghị Lâm và Lý Vĩ Hỏa, cùng với Dương Kiến Ba ở Đồn công an Tây Thành, đã giam bà tại Trại giam số 2 A Thành trong hơn một tháng. Khi em gái bà, bà Bình Quế Phương, đến Đồn công an Tây Thành để yêu cầu trả tự do cho bà Quế Trân, bà Quế Phương cũng bị đưa đến Trại giam số 2 A Thành. Một tuần sau, cả hai người đều được thả. Sau sự cố đó, tinh thần bà Bình Quế Phương bị suy sụp, và thường ở trong trạng thái mê muội. Bà giống như một người tinh thần không ổn định. Hai người chị của bà thường xuyên bị quấy rối, bắt giữ, và bị giam giữ, mẹ của bà phải sống trong sợ hãi và đau buồn, dưới áp lực tinh thần nặng nề.

Ngày 30 tháng 9 năm 2002, công an lại bắt giữ bà Bình Quế Trân. Bà bị giam tại Trại giam số 1 A Thành trong hơn bảy tuần, rồi sau đó bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia. Bà được thả vào ngày 29 tháng 5 năm 2005.

Mẹ của họ, vẫn tiếp tục bị quấy rối, bà qua đời vào tháng 5 năm 2004.

Tháng 10 năm 2008, bà Bình Quế Trân và bà Bình Quế Lan đã bị bắt bởi công an ở Đồn công an A Thập Hà do nói với mọi người sự thật về Pháp Luân Công. Công an đã tống tiền họ 12.000 nhân dân tệ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/25/230130.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/7/120477.html
Đăng ngày 14-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share