Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

Tên: Hà Đạo Trân (何道珍)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 58
Địa chỉ: Chưa rõ
Nghề nghiệp: Nhân viên hưu trí của Xưởng giày da Cửu Giang
Ngày bị bắt gần nhất: 19 tháng 8 năm 2007
Nơi bị giam gần nhất: Trại lao động cưỡng bức nữ Giang Tây (江西女子劳教所)
Thành phố: Cửu Giang
Tỉnh: Giang Tây
Hình thức bức hại: Cấm ngủ, lao động cưỡng bức, tẩy não, đánh đập, biệt giam, tra tấn, tống tiền, giam cầm
Những người bức hại: Trưởng Đồn công an Hoàng, Chung Trinh, Trương Tiểu Thuý

[MINH HUỆ 17-8-2010] Bà Hà Đạo Trân, 58 tuổi, đã hai lần bị kết án lao động cưỡng bức sau năm 2002. Sau khi được thả ra khỏi Trại lao động cưỡng bức nữ Giang Tây vào năm 2008, thể chất của bà vẫn rất yếu. Bà không bao giờ bình phục lại những vết thương bị mưng mủ do những cuộc đánh đập tàn bạo mà bà liên tục chịu đựng trong trại lao động. Bà đã qua đời vào ngày 24 tháng 4 năm 2010.

Bà Hà là một nhân viên hưu trí của Xưởng giày da Cửu Giang. Bà đã bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công năm 1997. Bà đã bị bức hại trong thời gian dài sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc đàn áp vào tháng 7 năm 1999. Bà đã bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Mã Gia Long trong ba năm, từ năm 2002 đến năm 2005. Bà lại bị giam trong Trại lao động cưỡng bức nữ Giang Tây từ năm 2007 đến 2008.

Chịu đau khổ trong thời gian lao động cưỡng bức đầu tiên

Vào tháng 12 năm 2002, bà bị gọi đến Đồn công an Quan Bài Giáp. Trưởng đồn Hoàng đã hỏi bà, “Bà vẫn đang tập luyện Pháp Luân Công phải không?” Bà Hà Đạo Trân trả lời,“Đúng.” Công an lập tức đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức Mã Gia Long. Bà đã bị giam ở đó ba năm.

Bà Hà đã bị giam tại Phân đội 4. Xà lim của bà nằm ở cuối hành lang, gần nhà vệ sinh. Hầu hết các tù nhân là con nghiện ma túy. Các lính canh trại lao động đã xúi giục các tù nhân chửi rủa và áp lực bà ký vào ba tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Bà không được phép đi ra khỏi xà lim. Ban đêm, bà bị cấm ngủ. Các tù nhân ma túy thậm chí còn nhét đầy băng vệ sinh vào miệng bà để ngăn bà nói hay hô lên.

Giữa mùa đông, một vài tù nhân đã nói dối bà và bảo bà rằng đây là thời gian cho bà ngủ. Sau khi bà cất áo khoác của mình đi, trong khi vẫn còn đồ lót, bà lại bị cấm ngủ và bị ra lệnh viết ba tuyên bố. Vài tù nhân đã thọc mạnh khủy tay của họ vào ngực và lưng của bà. Bà bị thương những cơ quan nội tạng bên trong, nhưng không có dấu hiệu của vết thương nhìn thấy được. Bà đã ho một thời gian dài sau sự việc bị thọc. Một tù nhân ma túy, để đổi lại việc giảm thời hạn tù đến mức có thể, đã xung phong tra tấn bà Hà trong xà lim. Tù nhân này đã ngăn bà Hà ngủ, và buộc bà đứng sau khi cô ta viết tên của người sáng lập Pháp Luân Công lên một lòng bàn chân của bà. Điều này làm bà chỉ đứng trên một chân. Người tù nhân hăm dọa, “Nếu bà không thể tự chống đỡ và đặt cái chân kia lên sàn nhà, tôi sẽ bảo các đồng tu của bà ngày mai bước đi lên Sư phụ của bà.” Bà Hà đã bị tra tấn tàn bạo cả về thể xác lẫn tinh thần.

Một ngày, một lính canh tù tên Chung Trinh, đã đến xà lim của bà Hà. Bà Hà đã tiến đến phía trước để nói với lính canh rằng các tù nhân ma túy đang tấn công bà tàn bạo. Chung Trinh không nói một tiếng, và xoay trở ra và rời đi. Các tù nhân đã từ chối việc đánh đập. Một số người đã giả mạo lời khai của nhân chứng để che đậy những cuộc tấn công. Không ai nghe theo lời phàn nàn của bà. Bà tiếp tục có một cơn ho tệ hại. Một mụn nhọt mọc ra trên cổ bà và trở nên làm độc với máu và mũ liên tục rỉ ra ngoài. Tình trạng này tiếp tục cho đến khi bà được thả ra khỏi trại ba năm sau.

Thời hạn lao động cưỡng bức lần thứ hai

Tháng 8 năm 2007, bà Hà đi đến thành phố Cao An, tỉnh Giang Tây để phổ biến tin tức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ngày 19 tháng 8, bà bị công an thành phố Cao An bắt giữ. Sau khi bị giam tại Trại giam thành phố Cao An trong 37 ngày, bà đã bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Giang Tây.

Ngày mà trước khi bà rời đi, gia đình bà đã gửi 100 nhân dân tệ đến trại. Công an nói rằng số tiền cần cho việc khám sức khỏe trong thành phố Nam Xương vào hôm sau. Công an đã tiêu số tiền vào việc ăn uống. Bà Hà không được cho ăn trên đường đến trại lao động.

Ngay khi đến trại lao động, bà Hà đã bị giam trong xà lim biệt giam. Hai tù nhân được ra lệnh chửi rủa và đánh đập bà mỗi ngày. Họ còn tra tấn bà thông qua cái gọi là “huấn luyện quân đội”.

Một ngày, các lính canh đã yêu cầu bà Hà viết xuống một chuỗi các sự việc. Khi bà viết “sự bức hại,” thay vào đó, các tù nhân ma túy đã đánh bà tàn nhẫn. Việc này được xúi giục bởi các lính canh gần đó. Các lính canh đã giả vờ không nghe tiếng bà khóc để giúp đỡ. Sau đó bà kể cho lính canh Trương Tiểu Thuý về việc đánh đập và Trương đổ thừa cho các cuộc tấn công vào bà Hà.

Trong một khoảng thời gian, các lính canh đã buộc bà xem những chương trình truyền hình nói xấu Pháp Luân Đại Pháp. Nếu bà từ chối, các lính canh và tù nhân sẽ quấy nhiễu bà mỗi ngày.

Bà Hà đã rời Trại lao động cưỡng bức nữ Giang Tây vào năm 2008, sau một năm lao động cưỡng bức. Những vết thương đau buốt trên da bà mà liên tục rỉ máu và mủ đã không bao giờ lành. Bà đã qua đời vào ngày 24 tháng 4 năm 2010.

Ngày 17 tháng 8 năm 2010


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/17/228434.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/8/28/119683.html
Đăng ngày 13-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share