Theo một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-8-2010] Tất cả sáu người trong gia đình của ông Tào Bình đã tập luyện Pháp Luân Công tại nơi ở của họ là huyện Lân Thủy, tỉnh Tứ Xuyên. Lý Cát Lương, Triệu Dũng, Hồ Du, và những người khác ở Phòng 610 huyện và Đội an ninh quốc gia của Đồn công an huyện đã bức hại họ nhiều năm.

Ông Tào sinh vào tháng 12 năm 1963. Ông sống tại Phòng số 1 trên tầng ba của Sân gia đình, Công ty bông huyện Lân Thủy. Ông bắt đầu học Pháp Luân Công năm 1998. Ngày 28 tháng 5 năm 2001, ông đã bị tố giác ở Diêu Gia Bá. Ông bị bắt và bị đánh đập tàn bạo bởi bảy hay tám công an trong đó có Lý Cát Lương, Hồ Du, Triệu Dũng từ Phòng 610, và trưởng đồn Dương ở Đồn công an Thành Bắc. Xương bánh chè của ông bị gãy và ông bị mang đến nhà giam Lân Thủy. Công an Triệu Dũng đã dùng một dùi cui gỗ đánh vào người ông một cách hung bạo, ngay tức thì khiến chân ông bị gãy. Một xét nghiệm ở bệnh viện đã cho thấy xương bánh chè và chân của ông đã bị gãy. Sau khi được bó bột tại bệnh viện, ông bị giam trong nhà giam huyện.

Ba tháng sau, các vết thương của ông vẫn không hồi phục. Khi trưởng Đội an ninh quốc gia Lý Cát Lương, công an Triệu Dũng, và những người khác thẩm vấn ông Tào Bình, họ treo ông lên và đánh đập ông tàn bạo bằng tay và gậy. Lần này, họ làm gãy tay trái của ông Tào và cũng gây nên tổn thương nghiêm trọng đến nội tạng của ông. Ông Tào rất đau đớn, và đã nhanh chóng bị sụt cân.

Ông Tào bị kết án bốn năm tù vào ngày 8 tháng 5 năm 2002, và bị đưa đến Nhà tù Đức Dương vào ngày 25 tháng 6. Công an nhà tù đã tra tấn ông bằng tất cả các cách. Trong mùa hè nóng bức, họ đã ra lệnh cho ông đứng dưới ánh nắng nóng nực với hai tay đưa lên. Ông không được phép cử động tay chân. Dưới hoàn cảnh này ông thường xuyên mệt lả và bị ngã xuống đất. Công an nhà tù đã chỉ đạo các tù nhân hình sự đánh ông Tào tàn bạo và giành lấy thức ăn của ông. Do ông bị đánh đập liên tục nên ông đã bị bất tỉnh và ở trong cơn nguy kịch. Vào ngày 28 tháng 6 năm 2003, Nhà tù Đức Dương đã né tránh trách nhiệm và đưa ông về nhà. Gần 20 ngày sau khi về nhà, ông đã qua đời ở tuổi 39.

2010-8-15-caoping--ss.jpg
Ông Tào Bình

Cha ông Tào, ông Tào Chí Vinh, đã bị kết án 3 năm trong một trại lao động cưỡng bức. Mẹ ông, bà Đường Tố Lan, bị kết án 4 năm lao động cưỡng bức. Anh ông bị kết án 5 năm tù. Chị ông, bà Tào Tuyết Cầm, bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức. Anh rể của ông Tào Bình, ông Trương Cát An, bị gửi đến một trại lao động cưỡng bức, bị tiêm thuốc lạ, trở nên chậm chạp, và khó khăn trong di chuyển. Sau khi trở về nhà, ông thường xuyên bị hăm dọa bởi các viên chức từ Phòng 610 và đội an ninh quốc gia. Ông Trương Cát An đã qua đời vào đầu năm 2008.

Cha mẹ già bị bức hại

Cha ông Tào, ông Tào Chí Vinh, 79 tuổi. Khi ông Tào Chí Vinh bị công an Trường Thọ bắt vào tháng 3 năm 2001, Lý Cát Lương cùng với Đồn công an Lân Thủy đã mang theo nhiều công an đến nhà giam Trường Thọ rồi tống tiền và đánh đập tàn nhẫn ông Tào Chí Vinh. Trong cơn nguy kịch, ông Tào Chí Vinh được đưa đến Bệnh viện Đại Khánh Trùng Khánh để cấp cứu. Ông đã bị kết án 3 năm tù giam và bị quản thúc tại nhà. Sau khi ông Tào Chí Vinh về nhà, Lý Cát Lương và Hồng Anh cùng với Đội an ninh quốc gia Lân Thủy đã đến nhà ông nhiều lần để đe dọa ông.

Mẹ ông Tào, bà Đường Tố Lan, 69 tuổi. Bà đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 1999. Bà đã bị giam nhiều lần và bị kết án 4 năm tù. Bà bị bức hại tại Nhà tù nữ Tứ Xuyên. Khi thời hạn giam 4 năm của bà kết thúc, bà bị đưa đến Trại tẩy não Hoa Oanh ở Quảng An, Tứ Xuyên, cùng với 9 học viên khác vào ngày trước khi được về nhà. Bà đã bị bức hại ở đó hơn 1 tháng và cuối cùng được thả ra. Không lâu sau khi bà Đường về nhà, Lý Cát Lương, Triệu Dũng, và Hồng Anh đã đem theo nhiều công an ở Đội an ninh quốc gia để xông vào nhà bà Đường và lục soát, quấy rối bà, lấy đi nhiều tấm ảnh, và cướp lấy tài sản cá nhân của bà. Họ đã làm việc này nhiều lần.

Anh trai Tào Kế Quang bị bức hại

Anh trai ông Tào, ông Tào Kế Quang, 40 tuổi. Ông nằm trong danh sách truy nã mà không có lý do của Phòng 610 Lân Thủy và Đồn công an vào tháng 10 năm 2000. Ông Tào Kế Quang bị buộc phải rời khỏi nhà vì lo ngại bị bức hại. Khi đang ăn tối trong một nhà hàng ở Trùng Khánh vào ngày 29 tháng 3 năm 2001, ông đã bị bắt. Họ đã cố khiến ông nói ra nơi ông phát các tờ rơi, các học viên Pháp Luân Công mà ông biết, v.v… Khi ông từ chối trả lời, công an bắt đầu đấm đá ông, và sau đó trói bằng dây sắt, bị treo lên và đánh ông trong ba ngày đêm.

Ba ngày sau, công an đã trùm đầu và phần phía trên thân ông bằng một túi vải lanh, trói chặt ông, và giam ông trong Trại giam Lý Tử Bá tại Trùng Khánh. Ông Tào Kế Quang đã tuyệt thực ba tuần để phản đối. Trong thời gian này, công an đã đánh đập ông tào bạo. Ông bị đưa đến nhà giam Lân Thủy vào tháng 2 năm 2002.

Ông bị giam tại nhà giam Lân Thủy trong 6 tháng. Ngày 17 tháng 7 năm 2002, ông và các học viên Pháp Luân Công khác đã bị kết án. Ông Tào bị kết án năm năm tù giam và bị gửi đến Nhà tù Đức Dương ở Tứ Xuyên.

Trong 9 tháng ở Nhà tù Đức Dương, ông Tào Kế Quang bị đưa vào một phòng giam nhỏ. Công an nhà tù đã dùng các tù nhân hình sự thay phiên nhau bức hại ông 24 giờ một ngày. Họ cố gắng tẩy não ông và buộc ông viết một báo cáo “chuyển hóa”. Khi ông Tào tuyệt thực, công an sẽ lôi ông ra và bức thực ông. Các bác sĩ nhà tù đã hợp tác với công an để nhét ống nhựa vào mũi ông Tào đến khí quản của ông thay vì đến thực quản. Công an cũng dùng một thiết bị mở miệng để ép miệng ông mở và gây ra tổn thương nghiêm trọng cho quai hàm của ông Tào.

Chị gái bị bức hại

Chị ông Tào, bà Tào Tuyết Cầm, bị bắt bởi công an Trùng Khánh và bị giam trong Trại giam quận Tân An. Bà đã chịu đựng mọi loại tra tấn và bị đánh đập tàn nhẫn. Bà bị đưa trở lại Nhà giam Lân Thủy bởi công an Xương Khắc Khánh và Lâm Kiến Minh của Đội an ninh quốc gia Lân Thủy vào tháng 8 năm 2001.

Bà Tào Tuyết Cầm đã bị kết án ba năm lao động cưỡng bức vào tháng 5 năm 2002. Bà bị bức hại tại Trại lao động cưỡng bức nữ Tư Trung ở Tứ Xuyên. Bà đã được đưa đến một bệnh viện bên ngoài trại lao động cưỡng bức vào tháng 5 năm 2003 và sau đó được thả ra. Tuy nhiên, Lý Cát Lương, Hồng Anh, Triệu Dũng, Khâu Chí Bình, và những người khác đã đến nhà bà và đe dọa bà. Bà bị đưa đến Trại tẩy não Hoa Oánh trong một tháng bởi Chu Phú Cương, Hồng Anh, và những người khác ở Phòng 610 vào tháng 7 năm 2004. Bà đã bị bức hại ở đó 1 tháng.

Anh rể đã qua đời sau khi bị tiêm thuốc lạ trong trại lao động cưỡng bức

Anh rể của ông Tào, Trương Cát An (chồng của bà Tào Tuyết Cầm), sống tại thôn Tề Tâm, thị trấn Cửu Long, huyện Lân Thủy. Vì ông tập luyện Pháp Luân Công, ông đã bị bắt vào tháng 2 năm 2002. Ông bị kết án 2 năm lao động cưỡng bức và bị gửi đến Trại lao động cưỡng bức Tây Sơn Bình, TrùngKhánh. Ông đã chịu đủ loại tra tấn và bị tiêm thuốc phá huỷ thần kinh, đi ngược lại với niềm tin của ông.

Khi ông trở về nhà vào tháng 2 năm 2004, toàn thân của ông, gồm cả tay và chân, không thể cử động tốt. Tình trạng của ông trở nên trầm trọng hơn. Để kiếm sống, ông vẫn phải kéo lê thân thể bị mất kiểm soát đến Trùng Khánh để làm việc. Nhưng, không lâu sau khi đến Trùng Khánh, Phòng 610 Lân Thủy và Đồn công an đã xúi giục Lý Binh, trưởng thị trấn Cửu Long, Trương Quân, một viên chức cùng với tín dụng hợp tác xã, Lưu Phong Minh, một viên chức thôn của Đội Tề Tâm, Xương Khắc Khánh, một công an, và những người khác đã tìm kiếm ông Trương khắp nơi ở Trọng Khánh. Họ đã khủng bố và đe dọa để ông viết một tuyên bố bảo đảm.

Những viên chức tại các cấp khác nhau của ĐCSTQ đã làm cho ông thậm chí còn không có một ngày yên ổn, gây tổn hại đến hệ thống thần kinh của ông và kết quả làm cho bệnh ông trở nên trầm trọng hơn. Cuối cùng ông qua đời vào đầu năm 2008 ở tuổi 49.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/15/228325.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/5/119841.html
Đăng ngày: 06-10-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share