Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-08-2020] Ba người phụ nữ tại thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây đã bị bắt trong khi họ đang đọc những bài giảng của Pháp Luân Công tại một căn hộ vào ngày 17 tháng 7 năm 2020.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại ở Trung Quốc từ tháng 7 năm 1999.

Bà Lương Mỹ Hoa, bà Hùng Tuyền Muội, và cô Tạ Xuân Mị hiện đang bị giam giữ tại Trại tạm giam đầu tiên thành phố Nam Xương.

f29b1264109a4cb7c6f55ab3e2a579c2.jpg

Bà Lương Mỹ Hoa

70addb9eb3267924db37844b013eab96.jpg

Bà Hùng Tuyền Muội

fa902a2525e340f73a1fd6fccf574527.jpg

Cô Tạ Xuân Mị

Trước lần bắt giữ gần đây vào năm 2020, cả ba người họ đã trải qua vô số lần bị bắt giữ, ngược đãi và tra tấn trong suốt 21 năm của cuộc bức hại. Dưới đây là câu chuyện của họ.

Bà Lương Mỹ Hoa: Bị nhốt và tra tấn trong tổng cộng 12 năm rưỡi

Bà Lương, 71 tuổi, là giám đốc đã về hưu của một cửa hàng tạp hoá địa phương. Bà đã từng mắc bệnh đau dạ dày, viêm phế quản, chóng mặt và bệnh tim khi còn trẻ. Khi bà bắt đầu bị viêm thấp khớp, các khớp của bà sưng lên và biến dạng. Không một bác sĩ nào có thể giúp được bà cho tới khi bà biết đến Pháp Luân Công vào năm 1996.

Chỉ trong vòng một tuần tập luyện Pháp Luân Công, tất cả những đau đớn của bà thuyên giảm và sức khoẻ của bà đã hồi phục một tháng sau đó. Bà đã dừng sử dụng thuốc cùng các điều trị y tế khác và đã không phải đến bệnh viện một lần nào kể từ đó. Tính tình của bà trở nên tốt hơn và mối quan hệ của bà với gia đình và hàng xóm cũng trở lên hài hòa.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, cuộc sống của bà đã bị đảo lộn vì bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Vào tháng 6 năm 2001, bà bị đưa đến trại lao động cưỡng bức trong một năm. Vào năm tiếp theo, bà bị bắt lần nữa và bị tù giam 5 năm vào tháng 7 năm 2002.

Vài năm sau khi bà được thả, bà lại bị bắt lần nữa vào tháng 6 năm 2010 và bị kết án 3 năm tù giam. Chỉ vài tháng sau khi kết thúc án tù, bà lại bị bắt giam vào tháng 11 năm 2013 nhưng đã được bảo lãnh tại ngoại vì điều kiện sức khoẻ.

Bà bị bắt một lần nữa và bị kết án 3 năm rưỡi tù giam vào tháng 4 năm 2016. Sau khi được thả vào tháng 10 năm 2019, người chủ cũ của bà đã tuỳ tiện ngưng trợ cấp lương hưu cho bà.

Một trong những thủ đoạn của ĐCSTQ nhằm trừng phạt các học viên về mặt kinh tế là bên cạnh việc chịu khoản tiền phạt khổng lồ thì các học viên còn bị sa thải hoặc bị thu hồi hay đình chỉ tiền lương hưu.

Trong khi bị tù giam, bà Lương đã không ngừng bị tra tấn như bức thực, lao động nặng nhọc trong nhiều giờ, bị bắt đứng trong thời gian dài, cấm ngủ, biệt giam, tẩy não, đánh đập và sỉ nhục. Kết quả là thị lực của bà giảm sút vì bị hành hạ thể xác. Bà cũng phải chịu nhiều đau đớn thể xác như sưng tấy phần thân dưới, tăng huyết áp, và xuất huyết trong.

Gia đình bà cũng chịu dày vò vì những đau đớn của bà và cuộc bức hại. Mất tiền lương hưu, chịu khoản tiền phạt, và việc tống tiền gần như khiến bà Lương kiệt quệ.

Bà Hùng Tuyền Muội: Năm năm bị bắt dẫn đến 3 năm lao động cưỡng bức và 3 năm trong tù

Bà Hùng, 70 tuổi, đã từng làm việc tại nhà máy rượu Lão Đồng Hưng tại tỉnh Giang Tây. Bà mắc bệnh dị ứng, viêm thấp khớp, chóng mặt và mất thính lực khi còn trẻ. Lớn lên trong một gia đình tan vỡ và có một cuộc hôn nhân bất hạnh, bà đã trở nên tiêu cực với cuộc sống. Những bài giảng của Pháp Luân Công đã thay đổi bà từ khi bà bắt đầu tu luyện vào năm 1998. Bà đã trở nên khoẻ mạnh và lạc quan. Bà cố gắng trở thành một người tốt và các mối quan hệ trong gia đình bà được cải thiện.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, bà Hùng quyết định lên tiếng cho Pháp Luân Công và nói với mọi người vì sao cuộc bức hại là sai. Bà đã bị bắt 5 lần và bị tù giam trong tổng cộng 6 năm.

Bà Hùng đã đến Bắc Kinh vào tháng 9 năm 1999 để phản đối cuộc bức hại. Kết quả là bà bị nhốt tại trại tạm giam Cố An trong 2 tuần.

Vào năm 2000, bà bị bắt và bị giam tại trại tạm giam 27 đường phía Bắc và tiếp theo vào năm 2001 bà bị giam tại trại tạm giam số 2 Đào Hoa Châu.

Cảnh sát đã bắt giữ bà và đưa bà vào Trại lao động cưỡng bức Nữ tỉnh Giang Tây vào tháng 6 năm 2002 trong 3 năm.

Cảnh sát thành phố Thượng Nhiêu đã bắt giữ và nhốt bà trong trại tạm giam huyện Quảng Phong vào tháng 6 năm 2014.

Vào tháng 2 năm 2015, cảnh sát thành phố Chương Thụ đã bắt giữ bà và sau đó bà bị kết án 3 năm tù giam. Bà được thả vào tháng 2 năm 2018 sau khi chịu đựng tra tấn trong 3 năm và phát hiện rằng người chủ cũ tại nơi làm việc đã thu hồi khoản lương hưu của bà.

Trong khi bị tống giam, bà Hùng thường xuyên bị đánh đập, bỏ đói, nhục mạ, treo lên trong thời gian dài, còng tay và bị cùm trong những tư thế cực kì đau đớn trong thời gian dài, không được tắm, bị bắt lao động cường độ cao, và bị từ chối được gặp gia đình.

Việc bà bị bức hại đã tạo ra áp lực to lớn cho gia đình bà Hùng. Bên cạnh việc phải liên tục lo lắng cho sự an nguy của bà, họ cũng bị chính quyền sách nhiễu.

Cô Tạ Xuân Mị: Bị bắt vào trại lao động cưỡng bức ba lần

Cô Tạ, 56 tuổi, đã từng làm việc tại trường trung học thứ 20 của thành phố Nam Xương. Từ nhỏ cô đã bị thiếu máu, chóng mặt và đau dạ dày. Sau khi sinh con, cô được chẩn đoán mắc bệnh viêm thấp khớp và mất ngủ. Con trai cô liên tục cảm sốt. Cả hai mẹ con dường như đã gặp tất cả các bác sỹ trong thành phố nhưng vẫn không có sự cải thiện nào. Cô Tạ cảm thấy cay đắng và kiệt quệ.

Mùa hè năm 1998 là một bước ngoặt của cô Tạ sau khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Chứng đau đầu mãn tính, mất ngủ, và đau lưng dưới của cô đã sớm biến mất. Trở nên tràn đầy năng lượng và mạnh khoẻ, cô trông trẻ hơn nhiều so với tuổi thực tế.

Từ chối từ bỏ đức tin của mình, cô Tạ đã đến Bắc Kinh vào tháng 10 năm 1999 để nói với quan chức chính quyền trung ương rằng cuộc bức hại là sai. Cô đã bị bắt và thẩm vấn tại trại tạm giam quận Hoài Hoá.

Cảnh sát đã bắt giữ cô và tống cô vào trại lao động cưỡng bức trong một năm vào tháng 10 năm 2005. Một năm sau khi cô được thả, chính quyền lại tống cô vào trại lao động cưỡng bức lần nữa trong một năm rưỡi vào tháng 10 năm 2007.

Bảy ngày sau khi cô được thả vào tháng 4 năm 2009, chính quyền lại bắt cô và cô phải chịu thêm hai năm lao động cưỡng bức. Để tránh bị liên tục bắt giữ và bức hại, cô đã rời nhà vào tháng 10 năm 2012. Chính quyền đã tìm được cô và đưa cô vào trung tâm tẩy não trong hai tuần vào tháng 11 năm 2014. Cuộc bức hại vẫn tiếp tục khi chính quyền lục soát nhà cô vào tháng 9 năm 2014 và sa thải cô ở nơi làm việc.

Ba lần bị giam tại trại lao động cưỡng bức, cô Tạ đã bị xích vào những vật nặng khiến cô không thể di chuyển được trong những tư thế đau đớn, biệt giam, đứng trong thời gian dài, bị bỏ mặc cho lạnh cóng vào mùa đông, tẩy não, và lao động cực nhọc.

Chồng cô đã ly dị cô dưới áp lực của cuộc bức hại. Mất việc làm công chức và liên tục bị chỉ trích và sỉ nhục bởi những người không biết sự thật về cuộc bức hại đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cô Tạ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/20/410725.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/5/186638.html

Đăng ngày 18-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share