Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại Lục  

[MINH HUỆ 23-08-2020] Các đồng tu đều biết tính trọng yếu của việc học Pháp và đồng hóa với Pháp, chỉ có thực tu đồng hóa với Pháp tu tâm tính thì mới là chân tu. Tuy nhiên, vài sự việc phát sinh gần đây trong các đồng tu ở xung quanh tôi khiến tôi ý thức được vẫn có đồng tu chịu nhận sự dẫn dắt của quan niệm hậu thiên đối với lý giải về đồng hóa với Pháp, dưới sự chỉ dẫn của tâm chấp trước mà tùy tiện bẻ cong lý giải Pháp lý để che đậy tâm chấp trước. Ở đây tôi muốn thảo luận một chút với mọi người về đồng hóa với Pháp một cách chân chính.

Ví dụ thứ nhất, một vị đồng tu gần đây luyện viết thư pháp bằng bút lông. Chưa kể đến việc thời gian cứu người hiện nay khá cấp bách, tôi nghĩ vị này cũng không nên hao tốn quá nhiều thời gian luyện chữ như thế. Vị ấy còn nói: Phần nội dung bên trong các chữ viết này lấy từ cuốn sách “Âm Phù Kinh” mà Chử Toại Lương dâng cho Hoàng đế. “Âm Phù Kinh” là một cuốn sách có niên đại hết sức lâu đời, không cách nào biết được tác giả là ai, đa số mọi người đều nói rằng “Âm Phù Kinh” là do Hoàng đế viết. Liên quan đến cuốn sách này, những người ở các giai tầng khác nhau sẽ có cách nhìn khác nhau. Vị đồng tu luyện chữ còn nói “Âm Phù Kinh” chính là sách lược trị quốc của Hoàng đế, và bà ấy chỉ luyện viết chữ thôi chứ không có xem nội dung.

Kỳ thực đối với loại sách này lý giải ra sao thì trong Pháp đã có khai thị. Cá nhân tôi nghĩ tuy tên sách được gọi là “Âm Phù Kinh” nhưng chúng ta kiên quyết không thể mang nó về nhà được. Sư phụ giảng:

“Còn về những [cuốn] như «Hoàng Đế Nội Kinh», «Tính Mệnh Khuê Chỉ», hoặc «Đạo Tạng» thì cũng như thế; tuy rằng chúng không có những điều xấu, nhưng trong đó có tồn tại các loại tín tức ở các tầng. Bản thân chúng là các phương pháp tu luyện, hễ xem là cấp thêm cho chư vị, can nhiễu đến chư vị.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ đã hao tốn công sức giảng cho chúng ta về vấn đề kinh sách cho nên có thể thấy được tính trọng yếu của vấn đề này. Thông qua Pháp lý ở bên trên, tôi lý giải rằng tâm nhất định phải chính. Chỉ cần là kinh sách của môn khác, bất kể với hình thức và nội dung lý giải như thế nào, chiểu theo yêu cầu của Pháp thì chúng ta không thể chạm vào chúng, vô điều kiện làm theo Pháp mới là đồng hóa với Pháp một cách chân chính. Chúng ta hãy thử nghĩ xem, vị đồng tu kia mỗi ngày đều đối chiếu từng câu từng chữ để luyện thư pháp như thế, liệu có thể không dung nhập nội dung vào sao? Khi viết đến đây, tôi đột nhiên ngộ ra bản thân mình cũng có vấn đề tâm bất chính, ví như vẫn còn chấp trước vào những nội dung của Nho Thích Đạo trên kênh truyền hình v.v..

Ví dụ thứ hai, một vị đồng tu hẹn với bạn thân chơi mạt chược vào mốc thời gian cố định trong ngày. Sư phụ giảng:

“Có người còn hỏi tôi có thể đánh mạt chược không, chư vị chẳng phải muốn ăn tiền của người khác sao? Đó chẳng phải là đánh bạc sao?” (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Tôi lý giải là Sư phụ nhắc nhở đệ tử Đại Pháp tuyệt đối không thể chơi mạt chược. Khi tôi chỉ ra cho đồng tu rằng bà ấy không nên chơi mạt chược, đồng tu bèn biện giải: Sư phụ không cho chơi mạt chược ý là không để cho chúng ta chấp trước vào tiền tài cờ bạc, tôi không hề có tâm cờ bạc, lại càng không có tâm chấp trước vào tiền tài, chỉ là chơi với bạn bè thôi. Tuy là có ít tiền ăn qua ăn lại nhưng tôi không có tâm cờ bạc, không có chấp trước thắng thua tiền bạc, chỉ là chơi cho vui mà thôi. Ý của bà ấy là chỉ cần không có tâm chấp trước vào tiền bạc thì vẫn có thể chơi mạt chược.

Kỳ thực về gốc rễ mà nói, hai ví dụ nêu trên đều là do tâm chấp trước dẫn dắt mà thành ra như vậy. Cá nhân tôi cho rằng trong Pháp nói thế nào thì chúng ta làm như thế ấy. Sư phụ không để cho chúng ta xem các kinh sách khác thì chúng ta không thể xem, Ngài không cho chúng ta chơi mạt chược thì chúng ta không chơi, đây mới là con đường chân chính đệ tử Đại Pháp đồng hóa với Pháp. Sư phụ không ngừng nhắc nhở chúng ta:

“Tu luyện là cực kỳ gian khổ, là nghiêm túc phi thường; chư vị hơi không chú ý là có thể [bị] rớt xuống ngay, huỷ [hoại] chỉ trong một sớm; do vậy tâm nhất định phải chính.” (Chuyển Pháp Luân)

Tầng thứ cá nhân có hạn, tôi viết ra những điều này chỉ để nhắc nhở về những hiện tượng tìm lý do cho bản thân không đồng hóa với Pháp. Có chỗ chưa thỏa đáng, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/8/23/無條件同化法才是正道-410749.html

Đăng ngày 24-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share