Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-05-2020] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 22 năm nhưng trước đây tôi đã không thể tập trung học Pháp tốt. Tư tưởng của tôi thường chạy loạn hoặc tôi cảm thấy buồn ngủ trong khi học Pháp.

Vì tôi không học Pháp tốt, cũng không tu luyện vững chắc, nên tôi hiếm khi hướng nội để tìm ra những điểm chưa tốt của mình. Thậm chí nếu tôi hướng nội, tôi cũng không thể đào sâu nguyên nhân rốc gễ của những chấp trước của mình.

Kết quả là tôi oán hận chồng rất nhiều. Tôi thường nghĩ anh ấy nên làm một công việc tốt hơn để giúp tôi chăm sóc con trai và làm nhiều việc nhà hơn để tôi có thêm thời gian học Pháp.

Sư phụ giảng:

“Có người trong lúc đọc «Chuyển Pháp Luân», thì tư tưởng không chuyên nhất, đang nghĩ điều khác, không thể tu luyện một cách chuyên chú. Như thế bằng như lãng phí thời gian.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Tôi biết trạng thái tu luyện của mình không đúng, mặc dù rất lo lắng, nhưng tôi không thể đột phá và đề cao.

Chấp trước dựa dẫm vào người khác

Vào đêm giao thừa năm 2019, tôi làm việc tăng ca và trở về nhà muộn. Tôi đang tự hỏi chồng tôi đã chuẩn bị những món ăn đặc biệt nào cho ngày lễ lớn này.

Trên bàn, tôi nhìn thấy hai chiếc đĩa trống không. Dĩ nhiên chồng và con tôi vừa ăn xong.

Cả hai liên tục nói chuyện điện thoại và không nói với tôi một lời nào. Tôi tức giận và định quay mặt rời đi. Nhưng cuối cùng tôi đã đứng lại và phàn nàn với chồng. Anh ấy tranh cãi với tôi và trút giận lên con trai.

Cuối cùng, cả gia đình tôi đều mang tâm trạng buồn chán trong đêm giao thừa, và tôi mơ hồ cảm nhận được tất cả đều là lỗi của tôi.

Sau khi tĩnh tâm hướng nội trong một vài ngày, cuối cùng tôi cũng tìm ra được chấp trước dựa dẫm vào người khác rất sâu kín của mình! Bị ngăn trở bởi chấp trước mong muốn người khác giúp mình làm các việc, tôi đã không học được cách khoan dung. Tôi phàn nàn về họ và nghĩ rằng tôi đã bị đối xử bất công.

Tôi nhận ra rằng những mâu thuẫn này đã giúp phơi bày những chấp trước và quan niệm người thường bị ẩn giấu của tôi.

Gậy cảnh tỉnh và tiếp tục đề cao

Một ngày tôi trở về nhà sau khi giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho một người bạn; tôi cầm cuốn sách Chuyển Pháp Luân học và ghi nhớ.

Khi tôi đọc “Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau …” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân), tôi đột nhiên cảm nhận được rằng tôi được chỉ dẫn nên đề cao và có tiêu chuẩn tâm tính cao hơn.

Ở tầng thứ tu luyện của mình, những từ “gậy cảnh tỉnh” hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi tin rằng Sư phụ đang lo lắng cho tôi vì thế Ngài đã nhắc nhở tôi phải tu luyện vững chắc và hướng nội. Sư phụ giảng:

“Phải tự mình ngộ.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nên dựa vào chính mình để đưa ra những quyết định đúng đắn chứ không phải luôn phụ thuộc vào các bạn đồng tu khác.

Sư phụ giảng:

“Mấy trăm năm qua rồi, đến nay vẫn có người ôm chết cứng cái lý của Thiền tông mà không bỏ.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhớ lại rằng tôi đã trải qua muôn vàn khổ nạn qua nhiều đời luân hồi để cuối cùng đắc được Pháp, nhưng tôi vẫn ôm giữ quan niệm người thường và không đưa ra những quyết định đúng đắn để hành xử theo cách tôi nên làm. Những lời giảng trên thực sự đã chỉ ra trạng thái của tôi ở thời điểm này.

Sư phụ giảng:

“Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Ông liên tục tự mình đề cao.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Khi đọc đoạn Pháp này, Sư phụ đã cho tôi minh bạch nội hàm sâu xa của Pháp. Sau chiếc gậy cảnh tỉnh, Ngài đã từ bi khích lệ tôi tiếp tục đề cao.

Tôi đã rất xúc động và bật khóc. Không lời nào diễn tả được lòng cảm ân của tôi, tôi không ngừng nói: “Cảm tạ Sư phụ!” Và cuối cùng tôi đã có một chút thể ngộ về một điều khác mà Sư phụ giảng:

“Cần phải đề cao [tất cả] các phương diện tâm tính con người; như vậy chư vị mới có thể thật sự đề cao lên.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi cũng nhận ra rằng tu luyện Đại Pháp là cực kỳ nghiêm túc! Tôi đã luân hồi bao nhiêu đời để cuối cùng nắm được cơ hội tu luyện này!

Vào thời khắc then chốt này, tôi nên nỗ lực hơn để loại bỏ chấp trước của mình. Tôi nhớ đến bài thơ của Sư phụ:

“Tu bất nan
Tâm nan khứ
Kỷ đa chấp trước hà thời đoạn
Đô tri khổ hải tổng vô ngạn
Ý bất kiên
Quan tự sơn
Trách xuất phàm”
(Đoạn, Hồng Ngâm II)

Tạm diễn nghĩa:

“Tu không hề khó
Tâm khó bỏ đi
Bao nhiêu chấp trước đến thời nào mới dứt
Đều biết bể khổ mãi không có bờ bến
Ý chí không kiên định
Thử thách lại như núi
Làm sao ra khỏi thế giới phàm tục”

Cảm ân Sư phụ

Sư phụ giảng:

“Bộ Pháp này, chỉ cần giữ vững theo Ông mà tu, [thì] điều gì cũng có thể đắc; ấy là nhất định; vậy nên mọi người chỉ cần học một cách nghiêm chỉnh, [thì] sẽ y như điều tôi giảng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York [2009])

Thực tế, tôi đã trải nghiệm việc Đại Pháp có thể tiết lộ nội hàm vô hạn chỉ trong một vài từ như thế nào. Tôi đã vô cùng xúc động và không thể tưởng tượng được Pháp vĩ đại tuyệt diệu đã triển hiện tại các tầng khác nhau ra sao. Tôi thường xuyên khóc, tôi biết rằng Sư phụ đang lo lắng cho tôi khi tôi không làm tốt và đánh mất cơ hội đề cao.

Tôi không thể diễn tả hết lòng biết ơn của mình với Sư phụ. Mỗi khi nhớ Sư phụ, tôi lại nhẩm bài thơ của Ngài:

“Cuồng ác tứ niên bão
Ổn đà hàng bất mê
Pháp đồ kinh ma nạn
Trọng áp chí bất di
Sư đồ bất giảng tình
Phật ân hóa thiên địa
Đệ tử chính niệm túc
Sư hữu hồi thiên lực”

(Sư Đồ Ân, Hồng Ngâm II)

Tạm diễn nghĩa:

“Tà ác điên cuồng như bốn năm gió bão
Nắm vững bánh lái dẫn thuyền đi không lạc hướng
Đồ đệ Đại Pháp trải qua ma nạn
Dưới áp lực [bức hại] nặng nề mà ý chí vẫn không lay chuyển
Giữa Sư phụ và đệ tử không giảng tình [nghĩa]
[Mà là] ơn của Phật biến hóa cả trời đất
Đệ tử chính niệm mà đầy đủ
Thì Sư phụ sẽ đủ sức đưa trở về trời”

Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/28/406447.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/20/185942.html

Đăng ngày 21-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share