Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-05-2020] Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) yêu cầu chúng ta trở thành một người tốt bằng cách tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp, bất kể chúng ta ở đâu. Khi chúng ta phạm lỗi và bị đối xử bất công, Sư phụ Lý bảo chúng ta không nên tranh đấu. Thay vào đó, Ngài yêu cầu chúng ta hướng nội và thiện đãi, từ bi với đối phương.

Một người phụ nữ ít hơn tôi 10 tuổi, được thuê vào cùng thời điểm mà tôi trở thành nhân viên trông coi nhà kho. Cô ấy được một nhân viên khác giới thiệu đến công ty. Tôi được thuê thông qua một số sắp xếp từ bên ngoài, mặc dù tôi đã làm việc ở một bộ phận khác của nhà máy này hai năm trước. Bởi vì cô ấy đã từng làm ở vị trí tương tự, nên cô khá quen thuộc với nhiều công cụ và bộ phận trong nhà kho. Vì vậy, cô ấy hiểu biết nhiều hơn tôi. Cô ấy có tố chất thông minh, chăm chỉ, và thân thiện. So sánh với cô ấy, tôi là người lặng lẽ hơn. Tôi thích im lặng khi không có điều gì cần phải nói.

Người nhân viên mới này đã cố gắng đẩy tôi ra ngay từ ban đầu. Khi ai đó đến để lấy công cụ, cô ấy luôn luôn lấy nó trước. Nếu tôi chấp nhận yêu cầu, cô ấy sẽ phàn nàn rằng tôi làm quá chậm. Đôi lúc cô ấy sẽ lấy công cụ ra khỏi tay tôi và đưa nó cho người yêu cầu trong khi chỉ trích tôi trước mặt những người khác. Một người phụ nữ lớn tuổi được chỉ định tới giúp chúng tôi làm quen với công việc kinh doanh. Người nhân viên mới kia đã phàn nàn với người phụ nữ lớn tuổi rằng tôi không có năng lực và đã làm hỏng mọi việc. Cô ấy thích hiển thị khi giám đốc đi qua. Vì thế, thái độ của giám đốc đối với chúng tôi rất khác biệt – mỉm cười khi nhìn thấy cô ấy và lãnh cảm đối với tôi.

Chúng tôi sử dụng một chiếc máy tính để ghi sổ kế toán. Người phụ nữ mà tôi làm việc cùng không biết chữ, vì thế tôi đã dạy cho cô ấy. Cô ấy không tỏ ra khiêm tốn cũng như cảm kích. Nói tóm lại, cô ấy không thích việc tôi có thể làm tốt hơn cô ấy. Bởi vì tôi tu luyện Đại Pháp và tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp, tôi đã dung nhẫn với cô ấy và không tranh chấp.

Sau đó, người phụ nữ lớn tuổi nói với tôi rằng chỉ có một người được giữ lại làm công việc này. Bởi vì đồng nghiệp của tôi được người trong nội bộ giới thiệu, nên tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ là người được giữ lại.

Sư phụ giảng:

“Như vậy những người tu luyện chúng ta lại càng không nên thế; những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được”. (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã tuân theo lời chỉ dạy của Sư phụ và để mọi việc thuận theo tự nhiên. Tuy nhiên, tâm tôi không phóng hạ xuống được vì người phụ nữ đó tiếp tục cư xử tệ với tôi. Tôi không thể không phàn nàn với các đồng nghiệp cũ khi chúng tôi gặp nhau. Khi tôi trao đổi với các đồng tu khác, tôi nói với họ rằng tôi không quan tâm, nhưng trên thực tế, tôi vẫn tiếp tục phàn nàn với những người khác.

Một ngày nọ, tôi đặt hộp cơm trưa sạch bằng thủy tinh của mình vào một chiếc túi nhựa sau bữa trưa. Tôi đã không nhận thấy đáy chiếc túi nhựa đã bị vỡ. Hộp cơm thủy tinh rơi xuống sàn bê tông và vỡ tan. Tôi cảm thấy rất buồn vì chiếc hộp này khá đắt. Đồng nghiệp của tôi nghe thấy tiếng ồn và đi tới. Để che giấu sự bối rối, tôi đã nói rằng: “Tôi đoán việc này có nghĩa là đã đến lúc mua một chiếc hộp khác bằng thép không gỉ!” Tôi đã không chú ý nhiều đến sự việc này.

Vài ngày sau tôi thử làm món trứng cuộn. Khi tôi đập quả trứng vào bát, lòng đỏ trứng rơi xuống mặt bàn. Tôi đã kiểm tra và nhìn thấy đáy chiếc bát bị nứt. Điều này đã làm tôi chú ý, Phải chăng đây là Sư phụ đang điểm hoá cho tôi?

Vì cả hai sự cố đều liên quan tới việc kiếm sống, nên tôi ngộ ra rằng tôi hẳn là đã bỏ lỡ điểm hoá nào đó của Sư phụ về công việc.

Tôi đào sâu hơn và nhận thấy rằng trên thực tế tôi chỉ nhẫn nại với đồng nghiệp của mình trên bề mặt, mà không thực sự hướng nội. Nguyên nhân dẫn đến việc cô ấy cư xử như vậy thực ra là do những chấp trước của tôi tạo thành. Đầu tiên là tâm tật đố. Tôi nhớ rằng khi tôi còn đi học, tôi đã âm thầm học tập và gần như luôn là người cuối cùng đi ngủ mỗi tối. Tôi cạnh tranh với một bạn học cùng lớp trong ký túc xá và không muốn cô ấy đạt điểm cao hơn mình.

Khi tôi giúp đồng nghiệp của mình sử dụng máy tính, tôi cũng không thực sự dạy cô ấy cho tốt, bởi tâm oán hận và căm ghét của bản thân . Ngoài ra, tôi có chấp trước hiển thị. Chẳng phải tôi đã cố gắng hiển thị hết sức khi giám đốc xuất hiện sao? Tôi cũng muốn giám đốc biết về vấn đề của chúng tôi. Cách cư xử của đồng nghiệp tôi chính là tấm gương phản chiếu cách tôi hành xử. Tôi cũng có những chấp trước khác, chẳng hạn tâm tranh đấu, tâm lợi ích, tâm hiển thị bản thân, và coi thường người khác. Tôi quyết định tống khứ từng chấp trước một.

Tôi nhẩm bài thơ của Sư phụ mỗi ngày:

“Từ bi năng dung thiên địa Xuân

Chính niệm khả cứu thế trung nhân”. (Pháp Chính Càn Khôn, Hồng Ngâm II)

Tạm diễn nghĩa:

“Từ bi có thể hoà tan trời đất thành mùa Xuân

Chính niệm có thể cứu con người ở thế gian”. (Pháp Chính Càn Khôn, Hồng Ngâm II)

Tôi cố gắng cư xử thân thiện với đồng nghiệp và thiện đãi cô ấy. Nếu cô ấy không hiểu bất cứ vấn đề nào liên quan đến việc ghi sổ, tôi sẽ dạy cô ấy một cách kiên nhẫn. Nếu tôi không hiểu chỗ nào, tôi sẽ hỏi cô ấy với tâm thái rộng mở. Tôi nói với cô ấy rằng chúng tôi nên hỗ trợ nhau trong công việc. Chúng tôi đều là nhân viên mới và nên giúp đỡ lẫn nhau.

Tôi tin rằng nếu họ chỉ giữ lại một người thì người đó nên là cô ấy, bởi cô ấy trẻ hơn tôi. Mặc dù cô ấy không quen với việc ghi sổ kế toán, nhưng thông qua tập luyện cô ấy sẽ trở nên thành thục.

Mối quan hệ của chúng tôi trở nên ngày càng dung hoà. Chúng tôi hợp tác với nhau. Khi những người khác chỉ trông thấy một người trong số chúng tôi, họ sẽ hỏi: “Bạn của cô đâu rồi?” Người đồng nghiệp này đã chia sẻ vấn đề về gia đình và nhà máy. Cô ấy thích nói chuyện với tôi và hỏi ý kiến tôi. Tôi đã giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho cô ấy, và cô ấy đã tiếp nhận nó. Chúng tôi đã trở thành bạn bè chứ không phải là đối thủ.

Sư phụ giảng:

“Tất nhiên, không phải là ngốc thật, chúng ta chỉ là coi nhẹ vấn đề lợi ích thiết thân thôi, còn tại các phương diện khác, thì chúng ta đều rất sáng suốt. Các công trình khoa học nghiên cứu mà chúng ta làm, lãnh đạo giao nhiệm vụ nào, hoàn thành công tác nào, chúng ta đều tỉnh táo minh bạch làm cho thật tốt. Nhưng chính ở điểm lợi ích cá nhân của bản thân chúng ta, [hoặc] khi gặp mâu thuẫn giữa người với người, [thì] chúng ta coi [chúng] rất nhẹ. Ai nói chư vị là ngốc? Không ai nói chư vị ngốc cả; đảm bảo là như vậy”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tại nơi làm việc, tôi đã nói là làm. Mọi việc trở nên trôi chảy hơn. Tôi đã hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào được giao. Tôi cũng nhận thấy tâm hiển thị, tật đố, hư danh và đã cố gắng phóng hạ chúng.

Sau đó giám đốc nói rằng cả hai chúng tôi đều làm tốt công việc nên nhà máy đã quyết định giữ lại cả hai người chúng tôi. Tôi được chỉ định tới làm việc tại một nhà kho khác.

Con xin cảm tạ ân đức từ bi khổ độ của Sư phụ, con đã chuyển biến từ một người mang tâm tật đố, hiển thị, và tự tư tự lợi trở thành một người nhẫn nại, thiện đãi, và chu đáo với người khác.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/4/404690.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/19/185573.html

Đăng ngày 14-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share