Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-06-2020] Cháu gái ngoại tôi tên là Tử Tử. Năm 2007, tôi bị giam giữ phi pháp và kết án tám năm tù vì đức tin của mình. Tử Tử đã ra đời trong thời gian tôi bị giam giữ đó.

Khi tôi được ra tù vào năm 2015, Tử Tử đã gần sáu tuổi. Nhưng cháu vẫn cần một người trưởng thành giúp cháu ăn hoặc mặc quần áo, cháu cũng sẽ ngủ nướng trên giường khi đã đến giờ chuẩn bị đi học. Cháu tính tình nóng nảy, thường xuyên cãi lộn với người lớn, nói rằng: “Con không nghe mọi người, mọi người định làm gì con nào?” Cha mẹ của cháu đành bất lực không biết phải làm sao.

Tử Tử cư xử với tôi cũng không có gì khác. Cháu rất ngang bướng. Có khi cháu giang tay ra chặn đường tôi. Lúc khác cháu chạy đến trước mặt tôi và giơ hai tay ra như thể muốn được bế, nhưng lúc tôi định ôm cháu thì cháu liền nghịch ngợm chạy đi.

Chồng tôi đã qua đời trong lúc tôi bị giam giữ phi pháp. Con gái tôi sợ hãi và cảm thấy vô vọng trong thời gian đó. Dưới sự chỉ dẫn của người khác, cháu bắt đầu tin vào Phật giáo. Con gái tôi đã truyền niềm tin tôn giáo của cháu cho Tử Tử.

Con gái tôi và chồng cháu thường xuyên tranh cãi và mâu thuẫn. Sau trận tranh cãi, con rể tôi thường bị đau đầu. Tôi khuyên cháu chân thành niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Khi Tử Tử nghe tôi nói, cháu nhắc bố mình: “Bố à, nhà mình tín Phật chứ không tín Pháp.” Thay vì tranh cãi với cháu, tôi nghĩ mình cần thức tỉnh lương tri của sinh mệnh nhỏ bé này.

Tử Tử chấp nhận Đại Pháp và thay đổi

Năm 2016, con gái tôi ly hôn chồng, và tôi bắt đầu chăm sóc cho Tử Tử. Tôi đã bật câu chuyện về “Sư tử đỏ mắt” cho cháu xem. Khi cháu thấy người dân đang bị lũ cuốn trôi, cháu hỏi: “Bà à, tại sao những người đó lại bị lũ cuốn trôi?” Tôi nói với cháu rằng chính là vì họ không tin rằng Thần có thể bảo hộ họ! Tử Tử nói rằng cháu tin Thần. Tôi ôm Tử Tử trong tay và nói: “Tử Tử, con là bé ngoan.” Từ đó trở đi, tôi và Tử Tử trở nên thân thiết hơn.

Tôi sẽ đọc những câu chuyện tu luyện, và Tử Tử lắng nghe. Tôi nói với cháu rằng Pháp Luân Đại Pháp dạy mọi người trở thành người tốt hơn. Tôi nói: “Hãy xem mẹ con, mẹ con tin vào Phật giáo, nhưng mẹ con vẫn cãi nhau với bố con mỗi ngày. Nếu mẹ con tu Pháp Luân Đại Pháp, chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, biết nhẫn chịu một chút, mẹ con sẽ không tranh cãi với bố con và họ sẽ không ly hôn.”

Tử Tử đồng tình. Tôi nói: “Vậy con hãy luôn niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo!’” Cháu bắt đầu niệm chín chữ và cũng bảo bạn bè của cháu cùng niệm.

Tôi còn dạy Tử Tử cách ghi nhớ và học thuộc Hồng Ngâm, những lúc chỉ có hai người, cháu liền bắt đầu học thuộc. Những lúc chúng tôi đang đi dạo, cháu sẽ nhắc tôi: “Chúng ta cùng học thuộc Hồng Ngâm nhé.” Chúng tôi sẽ thay phiên nhau đọc, từng câu từng câu.

Tử Tử bắt đầu thay đổi. Cháu sẽ tự mặc quần áo, tự ăn và không còn nhất quyết không chịu ra khỏi giường nữa. Cháu bắt đầu lắng nghe người lớn, và khi cha của Tử Tử thấy những thay đổi ở cháu, anh thắc mắc rằng sao bây giờ Tử Tử lại nghe lời bà ngoại như vậy mà không cần quát mắng gì.

Khi tôi chuẩn bị về quê, Tử Tử hỏi tôi tại sao phải đi. Tôi nói với cháu rằng tôi có nhiều việc cần làm ở nhà. Cháu nói: “Con cũng là một đệ tử Đại Pháp, bà có thể nói cho con biết bà phải làm gì được không?” Tôi nói với cháu về việc giảng chân tướng để thức tỉnh lương tri của người dân. Khi tôi không ở bên cháu, cháu cất giữ đồ đạc của tôi ở nơi an toàn và chờ đợi tôi quay lại.

Đại Pháp qua con mắt của một đứa trẻ

Một lần, con gái tôi đã nói điều gì đó khiến tôi tổn thương sâu sắc. Mặc dù tôi không nói gì. Tôi cảm thấy thực sự khó chịu và nó biểu lộ trên khuôn mặt. Tử Tử nói rằng tôi từng bảo cháu rằng đệ tử Đại Pháp không nổi giận, vậy sao tôi lại tức giận? Sau khi tôi giải thích, cháu nói: “Bà là người tu luyện, còn mẹ của con thì không. Nó không giống nhau.” Lúc này, tôi cảm thấy nhẹ nhõm và nói: “Con nói đúng, con nói đúng, ta là đệ tử Đại Pháp và ta không nên tức giận.” Tử Tử lại gần tôi, rưng rưng lệ mỉm cười.

Tôi nhìn Tử Tử và suy ngẫm. Hình ảnh của đệ tử Đại Pháp trong tâm của một đứa trẻ tốt như vậy. Tôi cần làm tốt hơn. Từ đó trở đi, khi gặp bất kỳ khổ nạn nào với con gái mình, trước tiên tôi sẽ nhớ rằng mình là một đệ tử Đại Pháp và tôi không nên bị lời nói của cháu làm động tâm.

Trong ngày nghỉ lễ, tôi đưa Tử Tử đến nhóm học Pháp. Cháu sẽ đọc từng chữ, từng câu, và có thể nhận được nhiều mặt chữ. Khi chúng tôi trở về nhà, tôi nói: “Tử Tử, con đã học Pháp với chúng ta hôm nay và con là đệ tử Đại Pháp. Con muốn nói điều gì với Sư phụ không?” Cháu suy nghĩ một lúc rồi nói: “Con không muốn gặp ác mộng nữa, và con không muốn cảnh sát bắt giữ bà của con nữa.” Sau khi nghe cháu nói, tôi thực sự mừng cho cháu. Sinh mệnh nhỏ bé này đã đắm chìm trong Đại Pháp và hoàn toàn thay đổi.

Đôi lúc Tử Tử sẽ hỏi: “Thu hoạch nội tạng là gì? Tự thiêu là gì?” Tôi sẽ nói cho cháu về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thu hoạch nội tạng các học viên và về vụ tự thiêu giả do ĐCSTQ dàn dựng để vu khống Pháp Luân Công. Cháu tức giận, nói rằng: “ĐCSTQ thật tà ác, nó cần sớm bị diệt trừ!”

Một ngày, Tử Tử thấy tôi đang sửa một số chữ trong sách Đại Pháp, cháu hỏi: “Bà à, sao bà lại sửa sách Đại Pháp?” Tôi bắt đầu giải thích lý do cho cháu. Tôi nói: “Con xem chữ ‘進’ (chữ ‘tiến’) nguyên lai là viết như thế này, ý tứ là càng đi càng tốt hơn. ĐCSTQ muốn đơn giản chữ Hán nên đã đổi thành ‘进’, ý tứ là đi thẳng xuống giếng. Đi xuống giếng chẳng phải sẽ chết đuối sao? ĐCSTQ muốn hủy diệt nhân loại và chỉ có Đại Pháp mới thực sự dẫn dắt mọi người trở thành tốt hơn.” Tử Tử nói: “Bà à, ĐCSTQ quá tà ác!” Tử Tử cũng bắt đầu kể với các bạn cùng lớp ý nghĩa phía sau những từ đó.

Một lần khi tôi đang lau bàn cà phê, con gái tôi tiến đến và bảo tôi rằng tôi đã không lau chùi đúng cách. Cháu bắt đầu chỉ trích tôi và lớn tiếng giận dữ. Tôi giữ bình tĩnh và không coi trọng sự việc. Tử Tử bước đến trước mặt tôi và giơ ngón tay cái tỏ ý khen ngợi. Cháu nhẹ nhàng nói: “Bà à, mẹ con đang cấp đức cho chúng ta để chúng ta có thể về nhà nhanh hơn.” Tôi hỏi: “Về nhà nào cơ?” Cháu nói: “Nhà ở trên thiên thượng!” Cả hai chúng tôi bắt đầu cười.

Tử Tử hiểu và thực hành “Chân”

Một ngày Tử Tử nói: “Bà à, trời diệt Trung Cộng, đó là ‘thiên kinh địa nghĩa’ (đạo lý của trời đất).” Tôi đáp: “Con biết ‘thiên kinh địa nghĩa’ là gì sao?” Tử Tử nói: “Con biết, nó có nghĩa là thiên thượng đã định sự việc từ lúc nó mới bắt đầu rồi.” Tôi mỉm cười và nói: “Tử Tử, con rất thông minh.”

Tử Tử cũng khuyên các bạn cùng lớp của mình thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Cô bé nói: “Có một tổ chức muốn các bạn vì nó mà phấn đấu, các bạn có muốn làm không?” Các bạn cùng lớp của cháu nói: “Muốn!” Tử Tử nói: “Nếu phải phấn đấu cả đời vì nó thì sao?” Bạn cùng lớp của cháu nói: “Mình vẫn muốn làm!” Tử Tử lại hỏi: “Nếu phải đi ra chiến trường thì sao?” Bạn cùng lớp của cháu đáp: “Mình vẫn sẽ làm!” Tử Tử tiếp tục hỏi: “Nếu phải chết trên chiến trường thì sao?” Bạn cùng lớp của cháu đáp: “Không, mình không muốn làm việc đó nếu phải chết!” Tử Tử nói: “Nếu bạn không muốn làm, vậy hãy rút khỏi tổ chức đó đi.”

Gần đây con gái tôi bị đau lưng và phải nằm liệt giường. Cháu cần giúp đỡ mọi lúc, tôi phải liên tục lấy đồ giúp cháu. Ngoài việc ở bên cạnh cháu cả ngày, tôi vẫn cần tìm thời gian để học Pháp. Khi Tử Tử nhìn thấy tôi, cháu nói: “Bà à, lần tiếp khi mẹ con gọi bà, con có thể lấy giúp bà đồ mà mẹ con cần. Khi nào cần dìu mẹ con thì bà hãy đến. Bằng cách này, bà sẽ có nhiều thời gian để học Pháp!” Tôi đã rất xúc động và nói: “Cảm ơn con, Tử Tử, bây giờ con đã trưởng thành rồi!”

Một lần, Tử Tử đi siêu thị, và chúng tôi thấy một đồng nhân dân tệ trên mặt đất. Cô bé đi lướt qua như thể không nhìn thấy. Sau đó khi tôi hỏi cháu: “Tại sao con không nhặt tờ tiền?” Cháu nói: “Nó không phải là của con.” Tôi nói: “Con làm tốt lắm Tử Tử, chúng ta không nên lấy thứ không thuộc về mình. Con đã làm điều đúng đắn.”

Tôi sẽ dùng điện thoại di động của mình đặt báo thức phát chính niệm. Bất cứ khi nào điện thoại của tôi đổ chuông, Tử Tử sẽ nhắc tôi phát chính niệm và chúng tôi sẽ tắt audio sách truyện của cháu. Một lần, cháu nhắc tôi rằng đã đến giờ phát chính niệm, nhưng vì tôi đang dở việc nên đã không phát chính niệm ngay. Tử Tử nói: “Có việc gì quan trọng hơn phát chính niệm chứ? Nếu bà không đến đây bây giờ, con sẽ không chơi với bà nữa.” Tôi nhận ra rằng chính Sư phụ đang điểm hóa cho tôi. Tôi nói: “Cảm ơn con, bà đã sai rồi.”

Liên quan đến đại dịch vi-rút Trung Cộng (vi-rút Vũ Hán), tôi nói với Tử Tử: “Đại dịch này đang nhắm vào những người xấu, và người tốt thì an toàn. Người tốt là những người ủng hộ Đại Pháp và Chân-Thiện-Nhẫn.” Sau khi lắng nghe những gì tôi nói, Tử Tử nói với con gái của tôi: “Mẹ ơi, chúng ta không nên sợ đại dịch. Bà ngoại nói rằng nó nhắm vào người xấu. Mẹ ơi, mẹ ủng hộ bà tu luyện, phải không mẹ? Nếu mẹ ủng hộ bà tu luyện, mẹ là người tốt.” Con gái tôi không nói gì. Tử Tử nói: “Mẹ con không nói gì, vì vậy chúng ta không cần sợ hãi nữa.” Tử Tử bí mật nói với tôi: “Không phải thật tuyệt vời nếu mẹ con tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sao!”

Con gái tôi có một cái bình giữ nhiệt bằng inox. Có lần, tôi dùng nó để trữ nước và con gái tôi nói với tôi rằng đừng dùng nó vì nó rất dễ bị rỉ sét. Tôi đã không sử dụng cái bình này nữa. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng có những lúc Tử Tử thích sử dụng cái bình này. Tôi bảo Tử Tử rằng đừng dùng nó vì nó dễ bị rỉ sét. Tử Tử nói: “Con thích dùng cái bình này vì nó không bị đổ khi con rót nước ra.” Tôi bỏ qua chuyện này.

Một lần, con gái tôi thấy có nước trong bình nên đã lớn tiếng: “Mẹ à, không phải con bảo mẹ đừng dùng chiếc bình này rồi sao? Sao mẹ cứ nhất quyết dùng nó?” Tôi không cố gắng giải thích hay nói gì, và lúc đó Tử Tử ở bên cạnh tôi. Cháu nói: “Bà không dùng chiếc bình đó, con dùng đấy.” Tôi khen Tử Tử đã dám nói sự thật và nói với cháu rằng các tiểu đệ tử Đại Pháp nên hành xử như vậy. Tử Tử rất vui khi được tôi khen.

Hiện giờ, Tử Tử đã được 10 tuổi. Cháu rất tự lập và có thể tự đến trường. Cháu cũng giúp mẹ cháu các công việc nhà như lau sàn, phơi đồ, gấp đồ đã giặt và dọn dẹp. Cháu cũng tự biết nấu ăn khi mẹ cháu quá bận rộn. Cháu không bao giờ ốm và luôn mỉm cười. Mọi người đều thích ở gần Tử Tử. Vào cuối học kì, cháu nhận được danh hiệu “Học sinh xuất sắc.”

Chín chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” đã khắc sâu trong tâm cô bé, và sẽ cùng cô bé trưởng thành.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/19/407752.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/6/185768.html

Đăng ngày 15-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share