Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-04-2020] Tôi là một học viên trẻ đã bắt tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sáu năm trước. Gần đây tôi đã gặp hai vấn đề có ảnh hưởng sâu sắc đến bản thân. Tôi xin chia sẻ một vài thể ngộ qua những sự việc này.

Khi người nhà là học viên Đại Pháp

Hai năm trước mẹ tôi trở thành một học viên Đại Pháp. Chúng luôn vốn đã gần gũi với nhau và tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ trở nên gần gũi hơn sau khi mẹ tôi bắt đầu tu luyện. Nhưng mọi việc lại đi sang hướng ngược lại. Mâu thuẫn càng ngày càng nhiều, càng ngày càng thường xuyên và đỉnh điểm là những cuộc tranh luận gay gắt. Vì mẹ tu luyện sau tôi nên tôi rất nôn nóng muốn giúp mẹ đề cao thể ngộ, cho rằng điều đó là tốt cho mẹ. Kỳ thực, động cơ của tôi không có gì khác ngoài chấp trước vào tình.

Thứ nhất, mẹ tôi và tôi cả hai đều rất trọng coi trọng tình cảm gia đình. Ngay cả khi chúng tôi đã là người tu luyện Đại Pháp, chúng tôi vẫn không đối đãi với nhau như là đồng tu. Mối quan hệ của chúng tôi vẫn là mẹ và con gái. Tôi khăng khăng áp đặt thể ngộ của mình lên mẹ và tôi nghĩ điều đó là tốt cho mẹ mà chẳng cần cân nhắc đến thực tế là mẹ mới chỉ bắt đầu tu luyện. Nói chuyện với mẹ thì tôi cao giọng và lấy nhân tâm người thường mà thay cho từ bi. Những lý lẽ tôi nói với mẹ đều giới hạn trong thể ngộ tại tầng thứ của tôi và tôi chỉ trích mẹ một cách không thương tiếc, cũng không để ý đến cảm xúc của mẹ lúc đó. Việc này quả thực không giúp ích gì cho mẹ mà còn làm mẹ sinh ra oán hận.

Thứ hai, tôi vì tự tư mà đang lợi dụng Đại Pháp. Đầu tiên, tôi khích lệ mẹ tu luyện Đại Pháp vì thấy mẹ có sức khỏe kém. Tôi mong Đại Pháp sẽ chữa lành bệnh cho mẹ. Sau khi mẹ hồi phục, tôi muốn mẹ tiếp tục tu luyện để được Sư phụ bảo hộ. Khi đó tôi sẽ được tự do làm những việc mình muốn mà không cần phải lo lắng về mẹ. Đây đúng là một động cơ ích kỷ. Bất kể là tôi đã thụ ích được vô số điều tốt từ Đại Pháp thì trong tiềm thức tôi vẫn cứ liên tục đòi hỏi nhiều hơn.

Thứ ba, khi gặp vấn đề tôi thường hướng ngoại thay vì hướng nội. Trong những cuộc tranh luận với mẹ, tôi sẽ lướt qua những lỗi lầm của mình trước, sau đó là mô tả dài dòng về những sai lầm của mẹ. Bởi vì hiện tại cả hai chúng tôi đều là người tu luyện, nên cả hai cùng hướng nội là tốt hơn. Tôi đã kỳ vọng mẹ đề cao trước, sau đó tôi sẽ tự đề cao chính mình. Cuối cùng, tôi đã không tu luyện tốt và những nhân tố bất hảo liên tục phát xuất ra từ tôi khiến cho tình hình càng tệ hơn.

Thứ tư, tôi ghét bị người nhà chỉ trích. Khi những học viên khác chỉ ra những thiếu sót của tôi, tôi sẽ khiêm tốn mà chấp nhận, bất kể là họ đúng hay sai. Vậy mà, khi mẹ tôi chỉ cho tôi sai lầm, tôi sẽ lập tức phản bác. Chỉ cần một chút trách móc, tôi sẽ trở nên phòng thủ và xung đột sẽ xảy ra.

Cuối cùng, cảm xúc oán hận xuất phát từ việc hiểu rõ điểm yếu và sai lầm của đối phương đã phát sinh. Gần một đời bên nhau, sự tích lũy của những kinh nghiệm và cảm xúc trong quá khứ đã dẫn đến phát sinh tâm oán hận đối với những hành vi nhất định. Mặc dù vấn đề có thể nhỏ, nhưng sự khiêu khích liên tục trong nhiều năm dẫn đến sự dồn nén oán hận, có thể làm phức tạp vấn đề và khiến sự việc càng khó giải quyết.

Trong giai đoạn đầu, mẹ và tôi đã bị thúc đẩy bởi rất nhiều chấp trước tồi tệ đến nỗi mối quan hệ của chúng tôi bắt đầu rạn nứt. Cuối cùng tôi đã nhận ra những thất bại của mình và tập trung thanh lý những chấp trước đó. Tôi vẫn còn một chặng đường dài để đi, và mặc dù đôi lúc chúng tôi vẫn còn bất đồng, mối quan hệ của chúng tôi đã có những dấu hiệu cải thiện đáng kể.

Khi thất bại trong việc thanh lý chấp trước vào tình, từ bi cũng theo đó mà mất và hơn nữa những chấp trước mới lại được dưỡng thành, chúng ta sẽ bị cuốn vào những xung đột với người nhà cũng là những học viên.

Cá nhân tôi nghĩ rằng, hễ khi mâu thuẫn xảy ra, một cá nhân trước hết nên hướng nội vô điều kiện, không nên cường điệu sai lầm của đối phương. Sau đó chỉ ra những sai lầm của người khác với tâm từ bi và thuần tịnh mà không coi trọng quá mức vào mối quan hệ cá nhân của người đó với bạn. Khi bạn làm được điều đó, đối phương chắc chắc sẽ tiếp nhận lời bạn nói.

Tôi đã quan sát vấn đề này trong nhiều gia đình học viên mà tôi biết, nhưng đều rất tốt. Người nhà có thể giúp nhau phơi bày những chấp trước ẩn sâu nhất của chúng ta, giúp chúng ta nhận ra chúng và thanh lý chúng dễ dàng hơn. Họ cho chúng ta môi trường tu luyện và cơ hội đề cao. Chúng ta nên trân quý điểm này, tu luyện tốt, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau đề cao tầng thứ.

Học viên Đại Pháp trẻ tuổi cũng là học viên

Khu vực tôi ở có vài học viên cùng độ tuổi với tôi. Vì thế, hễ khi thể ngộ của chúng tôi có đôi chút tốt hơn hoặc hễ khi chúng tôi làm việc gì đó tốt hơn thì những học viên lớn tuổi sẽ không tiếc lời khen chúng tôi. Điều này là kết quả tự nhiên xuất phát từ cảm xúc chăm sóc và bảo bọc của người lớn tuổi dành cho người nhỏ tuổi. Tuy nhiên, một cách không ý thức nó đã khuyến khích tôi tự coi mình là một học viên trẻ tuổi. Tôi bắt đầu hạ thấp tiêu chuẩn cho mình, theo đuổi thần tượng, xem phim truyền hình, chơi điện thoại, nghiên cứu tìm chỗ ăn uống vui chơi và hàng ngày tán gẫu với bạn bè về những chủ đề yêu thích. Tôi coi cách sống này là có thể chấp nhận được cho học viên trong độ tuổi khác với những nhóm khác mà không nhận ra và tu sửa bản thân theo Pháp. Mặc dù tôi tu luyện còn xa mới tinh tấn, nhưng tôi nghĩ rằng mình vẫn có thể đạt được một số tiêu chuẩn nào đó của một người tu luyện.

Thời gian trước, trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện, một đồng tu nói về sự lo lắng của cô ấy khi cậu con trai nghiện chơi game trên máy tính. Mọi người đều đồng ý rằng những trò chơi như thế có thể hủy hoại một con người. Chỉ có tôi là không đồng ý. “Nếu nó không nghiện nặng thì cũng không thành vấn đề. Rốt cuộc, tôi cũng thường xuyên xem phim truyền hình.” Lúc đó, không ai phê bình tôi cả.

Ngày hôm sau, tôi chia sẻ với nhóm về những vấn đề mà tôi gặp phải gần đây, như nghiệp bệnh hay những tạp niệm mà tôi thanh lý mãi không được. Tôi đã suy đoán rằng những chướng ngại này là do tính cách của tôi. Sau đó một học viên khác khuyên tôi: “Học viên Đại Pháp phải làm tốt ba việc. Bạn đã làm tốt chưa? Bạn thấy học viên trưởng thành nào vẫn còn xem phim truyền hình? Bạn không thể chỉ nhấn mạnh vào biến hóa thân thể mà không chú trọng việc bạn đang làm. Bạn nên gột rửa nhân tâm của bạn đi!”

Lời nói của anh ấy làm tôi choáng váng. Anh ấy đã nói sự thật–không có học viên Đại Pháp trưởng thành nào giống như tôi. Trong lúc học Pháp tôi mất tập trung. Trong khi phát chính niệm và luyện công, đầu não tôi tràn đầy tạp niệm mà tôi không thể ước chế được. Trong kỳ nghỉ Hè, dù điều kiện tu luyện tuyệt vời nhưng tôi thậm chí không có nỗ lực gì thêm trong luyện công và phát chính niệm. Tôi coi việc học Pháp nhóm mỗi ngày như một nhiệm vụ phải hoàn tất, để tôi an tâm mà rong chơi sau đó. Không nên lấy tuổi trẻ là một cái cớ để tìm kiếm niềm vui trong thế giới vật chất. Những chấp trước ấy nên được thanh lý.

Học viên Đại Pháp trẻ tuổi cũng là học viên Đại Pháp. Chúng ta nên tuân theo tiêu chuẩn của Đại Pháp, tịnh hóa bản thân, học Pháp thường xuyên, làm tốt ba việc, thanh lý chấp trước vào những thú vui người thường, tu luyện và liên tục đề cao. Tôi mong ước chia sẻ này sẽ khích lệ này tất cả học viên Đại Pháp trẻ tuổi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/17/403860.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/7/185406.html

Đăng ngày 27-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share