Bài một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại lục địa Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-11-2005] Tôi trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp vào tháng Sáu năm 1993. Tôi được may mắn tham dự hai khoá giảng kéo dài một tuần của Sư Phụ.
Trong những năm đó, Sư Phụ khó nhọc đi khắp Trung Quốc để dạy chúng tôi Pháp Luân Đại Pháp, cho dù là đông giá hay nắng cháy mùa hạ. Ngày nay, khi cuộc khủng bố tàn bạo đối với Đại Pháp và học viên Đại Pháp đã kéo dài sáu năm và hồng lực của Chính Pháp càng ngày càng gần cận đến bề mặt, mỗi học viên Đại Pháp phải biết quí trọng hơn nữa cơ hội quí báu tiền định này và sự cứu độ từ bi của Sư Phụ, và tiếp tục kiên trì tinh tấn để thực hiện những lời hứa xưa kia của chúng ta.
Năm 1993 tôi đang học năm thứ hai một trường đại học tại thành phố Thẩm dương, tỉnh Liêu Ninh. Sau khi tôi được biết rằng Sư Phụ sẽ tổ chức một khoá học tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, tôi vượt qua một số khó khăn và đi tham dự khoá học đầu tiên của Sư Phụ tại thành phố Tế Nam. Đó là vào lúc nghỉ đông ở trường của tôi vào tháng giêng 1994. Tương đối có ít người tham dự, và nhiều người đến từ các vùng khác.
Ngày đầu tiên Sư Phụ giới thiệu ngắn gọn về Pháp Luân Công. Ông kêu chúng tôi xoè hai bàn tay ra và để vào trong lòng bàn tay mỗi người một Pháp Luân để chúng tôi cảm được sự xoay chuyển của nó. Khi Sư Phụ hỏi chúng tôi có cảm giác nó không, mọi người đều trả lời, “Có!” Sự thật, tôi không có một cảm giác rỏ rệt. Nó dường như có và dường như không, nhưng tôi bị thu hút bởi lời giảng bao quát và thâm sâu của Sư Phụ. Tôi cuối cùng tìm được câu trả lời cho những câu hỏi mà tôi đã cố tìm giải đáp, nhưng luôn thất vọng sau nhiều năm tập luyện các môn khí công. Tôi thấy mình quá may mắn được tham dự một khoá học tuyệt vời như vậy.
Trong tám ngày sau đó, cơ thể tôi kinh qua nhiều sự thay đổi. Chỉ trong hai ba ngày đầu, cơ thể của tôi hoàn toàn được thanh hoá như lời Sư Phụ đã nói. Tôi cảm thấy toàn thân tôi được tăng cường năng lực không một chút bệnh. Tôi đi đến lớp học mỗi ngày trên chiếc xe đạp, đúng như lời Sư Phụ nói, “…Khi chư vị đạp xe đạp, giống như có người đẩy đằng sau, …” (Chuyển Pháp Luân). Mỗi khi tôi bước vào phòng giảng, tôi cảm thấy một trường thật bình an và mạnh mẽ thấm nhuần cơ thể tôi một cách ấm áp. Nhưng điều mà làm cho trái tim tôi hoàn toàn thay đổi là Pháp mà Sư Phụ dạy một cách thông suốt và sâu xa.
Dù tôi vẫn còn xem Đại Pháp như một môn Khí công thường do sự hiểu biết nông cạn của tôi, nhưng tôi cũng hiểu được rằng thế giới quan của tôi đã thay đỗi hoàn toàn. Rốt cùng trong tôi đã trở nên rõ rệt rằng chủ nghĩa duy vật mà tôi đã học suốt cuộc đời là sai, trong khi cái gọi là ‘mê tín’ mà tôi mạnh mẽ chống báng và chế nhạo lại là đúng.
Dù cơ thể của tôi đã cảm thấy rất thoải mái trong mấy ngày đầu, tôi cảm thấy rất buồn hiểu ra rằng tôi đã sống trong mê muội trong hơn hai mươi năm và tôi đã không thể phân biệt cái gì đúng và sai, tốt và xấu. Đồng thời, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và may mắn là cuối cùng tôi đã học được một môn tu luyện tốt và chính Sư Phụ đã thanh hoá cơ thể cho tôi và gắn một Pháp Luân trong tôi.
Tôi còn nhớ lúc bấy giờ trời rất lạnh và tất cả chúng tôi đều mặc đồ ấm vải dầy và áo len, nhưng Sư Phụ chỉ mặc một cái áo giả da thường, màu cà phê. Nhưng Sư Phụ mặc một bộ đồ tây mỗi khi Sư Phụ thuyết giảng trên khán đài. Lúc bấy giờ có rất ít sách “Pháp Luân Công.” Sau này, một học viên từ Bắc Kinh mang đến một túi sách rất to và trong một lúc tất cả đều bán ra hết. Mỗi ngày sau đó vào giữa ngày, có một nhóm học viên mà lấy sách xin Sư Phụ chữ ký tên. Tôi cũng đến gần hơn xin chữ ký của Sư Phụ. Sư Phụ luôn rất kiên nhẫn ký tên vào các sách cho chúng tôi. Khi lớp học kết thúc, các học viên từ các vùng khác nhau thay phiên nhau chụp hình với Sư Phụ. Tôi cũng may mắn có một tấm hình chụp riêng với Sư Phụ. Không may thay, tấm hình quý báu nhất đó đã bị thất lạc khi cảnh sát lục soát nhà tôi và tịch thu những đồ vật cá nhân của tôi bốn năm trước. Tôi rất tiếc vì điều này.
Một ngày nọ trong lúc khoá học, tôi nhìn thấy một người đàn ông lớn tuổi quỳ ngay nơi cửa ra vào để lạy Sư Phụ trong nước mắt ràn rụa. Người đàn ông nói, “Sư Phụ, con đến từ Bắc Kinh. Con cuối cùng đã tìm ra Sư Phụ. Sư Phụ đã cứu con, tất cả bệnh tật của con đã biến mất.” Sư Phụ mau mắn đỡ cánh tay người ấy đứng dậy và nói, “Hãy đứng dậy mau, ông không cần làm vậy. Ông gắng hết sức tu luyện bản thân là đủ rồi.”
Sau khoá học hai ngày là Tết Nguyên Đán. Người Trung Quốc rất quan trọng ngày Tết. Nhưng Sư Phụ chỉ nghỉ ngơi có hai ba ngày. Qua ngày thứ nhì của Tết, ông lại khó nhọc đi giảng Pháp tại cánh đồng dầu Shengli (oilfield) ở thành phố Đông Oanh, tỉnh Sơn Đông.
Ngày 30 tháng Tư 1994, Sư Phụ giảng Pháp khoá thứ bảy tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Giảng đường Đại học Cát Lâm không thể chứa nhiều học viên như vậy. Nhưng không tìm thấy một chỗ rộng hơn. Sư Phụ phải giảng hai lần mỗi ngày, một lần buổi sáng và một lần buổi chiều. Phần đông các học viên từ các vùng khác đến dự khoá học buỗi sáng.
Buổi sáng, tôi thường đến lớp trước giờ giảng. Trước khi lớp học bắt đầu, vào khoảng ngày thứ tư, có một số người giúp một người đàn ông lớn tuổi ngồi trên một chiếc xe lăn đi đến, trong khi tôi đang trao đổi nhận thức về Pháp với nhiều học viên ở bên ngoài thính đường. Sau một lúc, Sư Phụ cũng đến và nhìn thấy người đàn ông nọ. Một lát sau, Sư Phụ nói với thân nhân người đàn ông hãy giúp ông ta đứng lên. Sau đó hai người thân nhân đở cánh tay ông ta giúp ông ta bước đi nhiều bước. Sau đó, Sư Phụ kêu họ hãy thả tay ra và để người đàn ông bước đi một mình. Sau khi hai người thân nhân ngừng giúp ông ta, ông ta có vẽ đứng không vững. Tất cả các học viên chung quanh đều khuyến khích ông ta, “Sư Phụ đang giúp ông bước đi một mình đó, vậy ông phải có thể đi rồi đó.” Cuối cùng người đàn ông già lấy hết can đảm bước đi vài bước. Ông loạng choạng như một đứa bé mới học đi. Các học viên vỗ tay hoan nghênh ông và thân nhân của ông cảm động đến rơi nước mắt, họ mau mắn cảm tạ Sư Phụ.
Khi Sư Phụ truyền Pháp và dạy Công khắp nơi trên đất nước, chúng tôi gặp can nhiễu rất to lớn từ mọi phía. Như lời Sư Phụ nói:
“Kỳ thật, nhiều học viên lâu năm tại Trường Xuân đã biết là không dễ dàng chút nào khi chúng tôi khởi sự truyền Pháp và dạy Công. Chúng tôi đã trải qua một giai đoạn thử thách và khó nạn cam go trước khi có thể truyền Pháp đi rộng rãi và làm cho nhiều người hơn được biết nó. Vì vậy công việc của chúng tôi thật không dễ dàng chút nào lúc khởi đầu.” (“Dạy Pháp tại Pháp hội các phụ đạo tại Trường Xuân”)
Lúc bấy giờ, đủ loại lớp Khí công giả khắp nước đang thâu tiền ở khắp nơi, trong khi Sư Phụ chỉ thu rất ít ở các nơi Sư Phụ giảng Pháp. Học phí cho tám ngày khoá học chỉ có 40 nhân dân tệ và các học viên cũ chỉ cần trả phân nửa số tiền đó. Vì học phí thấp đó, các thầy khí công giả đi đến Hội đồng Hội Nghiên Cứu Khoa học Khí công để yêu cầu Sư Phụ tăng học phí. Nhưng Sư Phụ nhất định không chịu, vì nhiều học viên không có nhiều tiền. Trong khoá học tại Trường Xuân, tôi bị hụt ngày đầu vì tôi đi đến trễ. Theo lời các học viên có mặt hôm đó, điện bị cúp thình lình trong khi Sư Phụ đang giảng thuyết ban ngày. Và sau đó, Sư Phụ tiếp tục lớp học bên ngoài giảng đường. Lúc bấy giờ, trời hơi mưa.
Hiện nay, dưới sự chăm sóc từ bi của Sư Phụ, các học viên chúng tôi đã trải qua đủ loại khó nạn để đến được ngày hôm nay. Nhìn lại những năm khó khăn vừa qua, chúng tôi hy vọng rằng mỗi học viên có thể trân quí thời gian này và đừng chểnh mảng. Sư Phụ nói, “…Thời khắc này quý báu không gì đo lường được. Hoàn tất cuộc hành trình cuối này được tốt là điều huy hoàng nhất…” (“Giảng Pháp tại thành phố Chicago”).
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/11/16/114642.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/12/23/68240.html
Đăng ngày 13-03-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.