Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mỹ quốc

[MINH HUỆ 04-06-2020] Con xin kính chào Sư phụ! Chào các bạn đồng tu! Tôi từ Colombia đến Mỹ quốc vào 15 năm trước. Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 2 năm. Hiện tại tôi 21 tuổi.

Tôi đến trung tâm thương mại để tham gia học thử một lớp yoga, nhưng người hướng dẫn tập đã không xuất hiện. Tôi cũng không về nhà mà đi qua thư viện. Một điều gì đó đã nói với tôi rằng xem xem những nhóm người kia đang làm gì. Ngay khi bước vào, tôi nhìn thấy một bảng hiệu có dòng chữ: “Thiền định Trung Hoa cổ đại, 1 giờ 30 phút chiều”. Tò mò, tôi đã tham gia vào lớp học và được giới thiệu nguyên lý phổ quát của Pháp Luân Đại Pháp: Chân-Thiện-Nhẫn. Một học viên tốt bụng đã dạy tôi các bài công pháp và đề nghị tôi đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân.

Sau đó tôi hiểu rằng, ngày hôm đó tôi bước chân vào thư viện không hề ngẫu nhiên. Tôi sẽ kể lại quá trình đắc Pháp rất nhanh của mình. Hiện tại, tôi cũng tràn trề hy vọng có thể đáp ứng những gì mà Sư phụ yêu cầu.

Đầu tiên tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Sư phụ và Ngài đã luôn từ bi với tôi bất cứ khi nào tôi vấp ngã trên con đường tu luyện. Tôi không phải là học viên tu luyện tinh tấn nhất. Nhưng may mắn thay, tôi không bao giờ có ý định từ bỏ tu luyện và không để cho cái tình của người thường chi phối. Điều này có lẽ là do tôi luôn ghi nhớ Chân-Thiện-Nhẫn mỗi khi tôi cảm thấy chán nản trong cuộc sống.

Mệt mỏi vì hay mắc lỗi

Trước khi bắt đầu tu luyện, tôi là một thanh niên hay nóng giận. Tôi thường nghe nhạc rock và rap, phóng túng bản thân và thiếu tôn trọng người khác. Đáng tiếc là tôi không hề nhận ra điều này. Tâm trí tôi tràn đầy tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và tôi bị ảnh hưởng bởi phong trào chủ nghĩa cộng sản. Vì tôi không coi trọng bản thân, nên tôi không quan tâm đến cuộc sống của mọi người. Tôi không tin Chúa nhưng tôi cũng không phải người vô thần. Tôi có hứng thú với tôn giáo như Đạo Phật và Đạo giáo.

Tôi từng hút thuốc, uống rượu và say sỉn. Tôi thường xuyên qua lại rồi chia tay với những người xa lạ và hẹn hò cho vui. Hành động của tôi luôn liều lĩnh, cảm tình và không chín chắn.

Khi lần đầu tiên học Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 2 năm 2017 và bắt đầu luyện các bài công pháp, tôi đã hiểu ra ý nghĩa của một người con ngoan, sinh viên có trách nhiệm và là một người tốt. Tôi bắt đầu loại bỏ tâm lý tự hủy hoại bản thân. Tôi hy vọng các học viên trẻ khác có thể học hỏi từ những sai lầm của tôi. Đừng phạm sai lầm khi muốn sống như người thường sau khi đắc Pháp, và rằng hy vọng Pháp Luân Đại Pháp sẽ nâng cao hiểu biết về cuộc sống như tôi từng nghĩ. Nó chỉ là cái cớ để chúng ta trốn tránh việc tu luyện nghiệm túc.

Tôi luôn đúng

Gần đây, tôi nhận thấy tôi có chấp trước vào việc tranh đấu một cách thụ động, tôi không ngừng tranh luận thay vì giữ bình tĩnh và lắng nghe. Cái tình của tôi nổi lên khi tôi bị đối xử bất công trong quá trình giao tiếp tại nơi làm việc hay tại gia đình. Chấp trước của tôi với mẹ, danh tiếng và thời gian đã bị phơi bày. Trên bề mặt là tôi vẫn bình tĩnh. Nhưng thực tế, tôi lại rất dễ nản lòng, ngữ khí và hành vi của tôi rất dễ bị dao động bởi những tình huống này. Tôi cần phải nhìn nhận mọi việc bằng cái tâm từ bi của mình.

Sư phụ giảng:

“Nếu chư vị có thể Nhẫn được vững, nhưng trong tâm vẫn không dứt bỏ, thì như thế vẫn chưa được. Như mọi người đã biết, [khi đã] đạt đến tầng La Hán, [thì] gặp sự việc gì cũng không để trong tâm, hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái. [Nếu] thật sự có thể làm được vậy, thì chư vị đã đạt đến quả vị sơ cấp của La Hán”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Vào tuần cuối cùng của tháng Tư, tôi cùng các học viên khác đi ra ngoài giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người, trò chuyện với họ về cuộc bức hại, việc ĐCSTQ che giấu dịch virus Trung Cộng như thế nào và cách nó để virus lây lan ra sao. Chúng tôi đã đến khoảng 90 viện dưỡng lão. Thật ngạc nhiên rằng làm thế nào mà các học viên có thể dễ dàng trò chuyện với người thường và nói với họ về Pháp Luân Đại Pháp như vậy. Đặc biệt, có một học viên nói về điều này rất tự nhiên và trôi chảy.

Theo thể ngộ của tôi, cô ấy trò chuyện và cư xử bằng tâm thái khách quan, trung thực và tràn đầy từ bi. Trong khi cô ấy nói chuyện với mọi người trong viện dưỡng lão, thì tôi ngồi trong ô tô để phát chính niệm. Tôi giữ vững niệm đầu rằng phát chính niệm sẽ có hiệu quả. Bất cứ khi nào tôi tập trung phát chính niệm, người học viên đều nói với tôi rằng họ đã chào đón cô ấy như thế nào và họ cũng rất vui mừng khi nhận được bông hoa sen và tờ chân tướng Đại Pháp. Khi tôi không tập trung tư tưởng để loại bỏ can nhiễu, người học viên sẽ nói rằng thật khó để họ có thể tiếp nhận chân tướng bởi vì tâm họ có sự đề phòng. Sau đó, cô ấy bảo tôi cần làm tốt hơn vào lần sau và nhắc nhở tôi rằng sứ mệnh của chúng tôi là cứu người.

Sau những trải nghiệm này, tôi cảm thấy rằng học cách tập trung tư tưởng và học Pháp là chìa khóa giúp chúng ta giữ được tâm thái hòa ái và từ bi ở các tình huống. Tôi cũng nhận ra tầm quan trọng của việc học thuộc Luận Ngữ. Tôi mong rằng tất cả các học viên đều có thể đọc thuộc Luận Ngữ. Sau khi tôi bắt đầu nhớ được Luận Ngữ, tôi đã trở lại làm việc vào tuần đó và có thể làm việc tốt hơn.

Từ trải nghiệm trên, tôi cũng ngộ ra những điều Sư phụ giảng:

“Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Cách chúng ta đề cao bản thân

Trong quá trình tu luyện, tôi có thể học cách đề cao bản thân thông qua nâng cao hành vi, cách nói chuyện hoặc ngoại hình của tôi. Tôi thấy điều này rất quan trọng để thực hiện sứ mệnh cứu người. Ngộ ra được điều này, tôi đã có thể nâng cao kỹ năng nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại cũng như cách tôi coi mình như một người tu luyện đại diện cho Đại Pháp. Nếu tôi dùng những lời nói tục tĩu và hành xử không đúng mực trong cuộc sống hàng ngày thì tôi chính là phá hoại Đại Pháp.

Học cách giữ vững bản thân và buông bỏ chấp trước về của cải vật chất, đồ ăn và lười biếng cũng không hề dễ dàng. Để có thể cân bằng chúng thậm chí còn khó hơn. Thỉnh thoảng ở nơi làm việc, thay vì làm việc 80 tiếng trong hai tuần thì tôi sẽ làm khoảng 120 đến 160 giờ đồng hồ. Tôi đã rèn luyện sự kiên trì, kỹ năng ra quyết định và từ bỏ cuộc sống thoải mái. Quan trọng nhất, tôi đã học cách nói “không”. Thời gian trôi qua là điều mà tôi không thể lấy lại được.

Sư phụ giảng:

“Người luyện công thật sự giảng rằng: những cái mà người thường vẫn truy cầu thì chúng tôi không truy cầu; thứ mà người thường có thì chúng tôi cũng không quan tâm; nhưng thứ mà chúng tôi có thì người thường có muốn cũng không được”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tiến về phía trước

Nhiều năm sau này, tôi mới nhận ra rằng tôi phải chịu trách nhiệm cho những việc mình làm. Bảo vệ bản thân theo bất kỳ cách nào chỉ là một cơ chế đối phó, một cách để bao biện bản thân và tôi đã mệt mỏi với nó. Trước đây, tôi đã bào chữa cho những hành động sai trái của mình với những lý do như: “Giáo viên đã không làm tốt công việc của mình”, “Nó là điều bình thường trong xã hội”, “Nó là một phần để phát triển”, “Bạn của tôi cũng làm vậy”. Những lời bào chữa này chỉ cho thấy sự thiếu trách nhiệm của tôi.

Sư phụ giảng:

“[Sẽ] làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; tu luyện là như thế”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Thừa nhận những sai lầm tôi đã phạm phải là rất quan trọng. Quá khứ của tôi không có nghĩa là tương lai của tôi cũng vậy, nhưng nó cho tôi có động lực để làm tốt hơn trong tương lai.

Tôi đã sống thoải mái quá lâu. Cho dù ngủ vào ban ngày hay chơi game, cũng giống như chấp trước vào ma túy và dục vọng. Điều này đối với những người tu luyện là quan trọng phi thường. Chúng ta không nên bỏ qua các chấp trước cho dù chúng nhỏ đến đâu. Tôi thường cảm thấy cần phải kết nối ngay lập tức với các trang mạng xã hội ngay cả khi làm những việc nhỏ. Tôi không có ý chí để nói “không”. Nhận thấy bản thân đang chấp trước quá nặng vào điện thoại, tôi bắt đầu đặt nó xuống.

Học Pháp và ngồi đả tọa gia trì sự tĩnh lặng trong tâm tôi. Tôi từng dành nhiều ngày liên tiếp trong trạng thái nhập định – như kiểu không làm gì cả. Theo cách tôi nhìn thấy, bộ não này là một cơ bắp và công dụng duy nhất của nó là kiểm soát cơ thể. Nếu chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát nó, chúng ta có thể kiểm soát nhiều hơn mọi việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và thời gian mà chúng ta sử dụng.

Tôi cố gắng phát chính niệm vào các khung giờ chính từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Bất kể bận rộn hay mệt mỏi, tôi nghĩ mình có thể làm được. Khi tôi làm việc từ thứ sáu đến chủ nhật, tôi học một bài giảng Pháp. Khi không phải làm việc, tôi sẽ học hai bài giảng. Tôi phải mất một thời gian để bố trí và thực hiện các thói quen để hoàn thành các mục tiêu hàng ngày. Mặc dù có sự cản trở tôi đưa mình vào khuôn khổ, nhưng tôi vẫn có thể duy trì lịch trình đã định bất kể có sự kiện nào xảy ra trong năm.

Sư phụ giảng:

“Nói rằng không có can nhiễu, đó làm sao có thể; nói như không ai can nhiễu, thế chẳng phải chư vị tu quá dễ dàng rồi?!” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân)

Cho dù thế nào, tôi vẫn tiếp tục tiến lên, thay vì mong chờ một điều gì đó giúp tôi có động lực.

Tôi muốn chia sẻ với đồng tu một bài thơ do tôi sáng tác, bài thơ có tiêu đề:

Ngã đích tu luyện lộ

“Bị ô trọc bao vây,

Ngã khước khẩn ác bất phóng

Hữu nhất thiên phát hiện chân tướng

Luận Ngữ tại triển hiện thiên cơ

Cảm tri thế giới đích năng lực bị quan bế

Tịnh thả thích ưng bao vy ngã đích tình

Nhượng ngã vong ký liễu sử mệnh

Dã đình trệ liễu ngã đích tu luyện lộ

Như quả ngã khả dĩ

Xá tận nhất thiết trực đáo vô

Nhẫn thâu nhất thiết trực đáo không

Ngã hội khẩn tuỳ Sư Tôn đích chỉ dẫn, vô luận khứ hà phương”.

Cảm ơn các bạn đồng tu đã lắng nghe chia sẻ thể ngộ của tôi và đã khích lệ tôi làm tốt hơn. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp. Cảm ơn các đồng tu đã đứng ra tổ chức Pháp hội giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện cho các học viên trẻ. Cảm tạ ân cứu độ từ bi của Sư phụ!

(Bài viết được trình bày tại Pháp hội trực tuyến dành cho các học viên trẻ năm 2020)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/4/407141.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/8/185424.html

Đăng ngày 01-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share