Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi tại Mỹ Quốc

[MINH HUỆ 06-06-2020] Kính chào Sư phụ, chào các bạn đồng tu!

Mười năm trước tôi bắt đầu tu luyện cùng với mẹ khi tôi đang học cấp hai. Hiện giờ tôi 23 tuổi và sắp tốt nghiệp đại học. Mười năm qua nhanh trong chớp mắt. Tôi xin chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm tu luyện của mình.

Trường đại học cho tôi cơ hội tu luyện mới

Sau khi bắt đầu chương trình đại học, việc sắp xếp thời gian để làm ba việc khó hơn nhiều, nhưng tôi nhận ra rằng những thử thách này cũng là một phần trong tu luyện của tôi. Trong năm học đầu tiên, tôi sống trong ký túc xá. Tôi không có xe ô tô, vì vậy tôi khó mà tham gia với nhóm học Pháp tại địa phương vì nơi đó cách trường tôi khoảng một giờ lái xe. Vì vấn đề di chuyển mà tôi bắt đầu học online với những học viên khác.

Tôi cũng là học viên duy nhất ở trường đại học, vì thế tự mình giảng chân tướng cũng là thử thách với tôi. Tuy nhiên tôi nhớ đến lời Sư phụ giảng:

“Chư vị đều gánh vác trách nhiệm vĩ đại nhất của đệ tử Đại Pháp, chư vị là hy vọng được cứu độ của chúng sinh. Nhờ vào giảng chân tướng của chư vị, nhờ vào những gì chư vị làm, thực hiện ở thế gian, mà nhiều người được cứu.” (Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Sư phụ cũng giảng:

“Nhưng dù sao đi nữa, bản thân sự tồn tại của họ đều là vì Pháp này. Nhìn ngoài thì thấy hết thảy hệt như không có quan hệ gì với đệ tử Đại Pháp, thực ra đều có quan hệ. Nhìn thì thấy hết thảy đều không có [trật] tự, thực ra đều có [trật] tự. Chúng sinh đều đang đợi được đắc cứu; điểm này là tôi có thể bảo chư vị một các minh xác phi thường; các đệ tử Đại Pháp mà không đi cứu họ, bất kể họ là ở ngõ ngách nào trên thế giới, chư vị mà không đi cứu họ, thì họ sẽ không còn hy vọng nữa. Đặc biệt là người Trung Quốc; [như] mọi người đã biết, tôi từng giảng rằng, có rất nhiều Vương từ thiên thượng, Vua của các dân tộc, Vua của các thời kỳ lịch sử, đều chuyển sinh tới đó rồi;” (Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân [2009]-Giảng Pháp tại các nơi IX)

Tôi nhận thấy rằng thiền định thực sự là một chủ đề thức thời. Thậm chí có cả một khóa thiền định ở trung tâm sức khỏe tinh thần của trường học. Tôi cố gắng nghiên cứu cách thành lập một câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp, nhưng chỉ có một mình tôi thì khó đáp ứng được yêu cầu của trường. Câu lạc bộ cần phải có ít nhất năm người tham gia chính thức. Bởi vì tôi không biết hỏi ai, nên tôi quyết định thành lập một câu lạc bộ không chính thức.

Tôi mua một tấm bảng chỉ dẫn bằng nhựa màu vàng và gắn poster về thiền định ở phía trước. Sau đó, tôi in nhiều tờ rơi nhỏ và dán khắp các bảng thông báo của trường. Mỗi tuần hai lần, tôi sẽ đi đến sân chính là nơi đông đúc nhất của trường và luyện tĩnh công một giờ ở đó. Tôi mang theo tờ rơi để sinh viên nào quan tâm có thể lấy.

Thoạt đầu, tôi hơi lo vì tôi là người duy nhất luyện công ở đó. Tôi nghĩ rằng có lẽ tôi trông lập dị. Tôi nhận ra rằng ý niệm này đang can nhiễu đến việc giảng chân tướng vì thế mỗi khi nó nổi lên bề mặt, ngay lập tức tôi sẽ phủ nhận.

Sư phụ giảng:

“Còn có rất nhiều người mới học Đại Pháp ở nhà luyện một cách thầm lén, sợ người khác biết thì ngượng, vậy chư vị thử nghĩ xem, đó là một loại tâm gì, ‘sợ’ thông thường là chấp trước cần tu bỏ đi trong tu luyện, vậy mà chư vị sợ người khác biết rằng chư vị học Đại Pháp sao?” (Tinh tấn yếu chỉ)

Sau một đoạn thời gian, tôi thấy đã có người nói chuyện về những tờ rơi đó. Một vài người Trung Quốc ngạc nhiên khi thấy một cô gái Phương Tây đang một mình tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, vì ngạc nhiên nên họ đã đến lấy một tờ rơi. Những người khác thì chờ khi tôi tập xong sẽ hỏi tôi về Pháp Luân Đại Pháp.

Những tờ rơi mà tôi dán khắp nơi đã dẫn một người đến cùng tập với tôi. Cô ấy đến từ Thụy Sĩ, nhưng là người gốc Hoa. Cô ấy biết về Pháp Luân Đại Pháp và về cuộc bức hại. Cô ấy đã ao ước được học môn này vì cô ấy có nhiều nỗi lo lắng. Cô ấy tham gia cùng tôi sau hai tuần tôi bắt đầu luyện tĩnh công trong sân trường. Tôi thực sự cảm ơn Sư phụ đã mang cô ấy tới điểm luyện công này. Tôi cảm thấy được khích lệ để có thể tiếp tục và không bắt đầu buổi tập trễ hơn bởi vì tôi biết cô ấy sắp tới điểm luyện công. Một vài người khác đến, những chỉ được một hoặc hai lần.

Một cách giảng chân tướng khác của tôi là thông qua các bài thuyết trình. Bài đầu tiên của tôi là ở lớp kỹ năng viết với yêu cầu kể về một hoạt động yêu thích của bạn.

Sư phụ giảng,

“Tôi nói tự nhiên là không tồn tại, ngẫu nhiên là không có, hết thảy đều là có nguyên nhân.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

Tôi viết bài luận thiền định là hoạt động yêu thích của tôi như thế nào. Thoạt đầu, tôi rất vui mừng rằng ít nhất giáo sư sẽ biết đến Pháp Luân Đại Pháp, nhưng trong giờ học, cô đã hỏi chúng tôi có thích đọc to bài viết không. Tôi biết rằng đây là cơ hội tuyệt vời cho cả lớp tôi biết về Pháp Luân Đại Pháp, vì thế mà tôi xung phong đọc bài viết của mình.

Lớp học này chỉ có 15 sinh viên nhưng hơn một nửa là người Trung Quốc. Khi tôi đọc xong, tôi có thế thấy rõ ràng họ đang bị sốc. Ba sinh viên giơ tay đặt câu hỏi với tôi. Họ hỏi tôi biết đến Pháp Luân Đại Pháp như thế nào và muốn biết những thay đổi thực sự tích cực mà bản thân tôi cảm nhận được. Tôi nói với họ rằng Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi trở thành một người tốt hơn. Tôi ước thúc bản thân theo Chân–Thiện–Nhẫn, những nguyên lý này giúp tôi cải thiện sức khỏe, thói quen học tập và những hoạt động hàng ngày. Họ rất ngạc nhiên và vui mừng biết được rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tốt –không giống như những tuyên truyền của ĐCSTQ.

Hoạt động giảng chân tướng gần đây nhất của tôi là ở lớp thêu. Đây là lớp tuỳ chọn mà tôi phải hoàn thành để tốt nghiệp, nó được dạy trực tuyến vì trường học bị đóng của do virus Trung Cộng. Bài tập đầu tiên là thêu một tác phẩm có nội dung về tình trạng người tị nạn hiện nay. Đa số mọi người nghĩ đến người tị nạn Syria đang cố gắng đi tìm cuộc sống mới, nhưng tôi có thể nhận ra đây chính là cơ hội phơi bày cuộc bức hại. Tôi khâu hình một người phụ nữ đang luyện tĩnh công với ba chữ “Chân–Thiện–Nhẫn” bằng tiếng Trung cạnh bên cô ấy, và bên dưới là ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” bằng tiếng Anh. Phía trên cùng tôi thêu chữ “ĐCSTQ” bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Anh với dấu X phía trên, và những học viên đang chạy thoát khỏi Trung Quốc trên một chiếc cầu màu vàng có chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bằng tiếng Trung và tiếng Anh.

Trong giờ học, mỗi người sẽ trình bày tác phẩm của mình. Khi đến lượt mình, tôi lặng lẽ phát chính niệm và mong ước rằng mọi người trong lớp học sẽ biết chân tướng. Tôi giải thích tác phẩm thêu của tôi là gì và nói rằng tôi đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và môn tu luyện này đang bị bức hại tại Trung Quốc. Tôi nói với các bạn rằng tôi biết một vài người tị nạn từ Trung Quốc, và họ đã khó khăn mới trốn thoát khỏi nơi ấy. Đến cuối phần trình bày của mình, tôi không chắc lắm về phản ứng của các bạn học khi tôi không thể nhìn được mặt của họ vì đây là buổi học trực tuyến. Nhưng từ trong tâm, tôi rất hạnh phúc vì ít nhất tôi đã giảng chân tướng về ĐCSTQ và nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt.

Không có gì là ngẫu nhiên

Mùa Hè năm ngoái, tôi và một số sinh viên khác sang châu Âu học. Tôi cảm thấy rằng Sư phụ đã an bài một người đi cùng với tôi để khảo nghiệm tâm tính của tôi.

Annie được xếp cùng phòng với tôi trong một phòng ký túc xá cùng với sáu người khác. Những bạn gái khác không thích cô ấy vì cô ấy ồn ào, thô lỗ và không tuân theo quy định. Tôi cố gắng tránh mặt cô ấy, nhưng vì tôi thường xuyên được xếp cùng nhóm với cô, tôi biết rằng Sư phụ đang cố gắng khảo nghiệm tâm tính của tôi. Tôi muốn Annie cảm nhận tôi là một người tốt và hễ khi có ý niệm xấu xuất hiện, tôi tự nhắc mình về những lời Sư phụ giảng,

“Chư vị thích hay không thích, trong tâm chư vị phẫn hận bất bình, chư vị nghĩ sao làm nấy, như thế có được chăng?! Thần sẽ như chư vị chăng? Nếu [việc] cứu độ chúng sinh đều như chư vị, thì làm sao cứu độ chúng sinh đây? Chư vị thích thì chư vị cứu, chư vị không thích thì chư vị không cứu, thế thì có thể cứu độ chúng sinh hay không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Sư phụ cũng giảng trong cùng bài giảng đó,

“Nhưng chư vị đã nghĩ tới chưa? Khi chư vị đến thế gian này đã ký [thệ] ước với tôi, chư vị phát thệ cần cứu độ những chúng sinh đó, chư vị mới có thể trở thành đệ tử Đại Pháp, chư vị mới có thể làm việc này, nhưng chư vị không có làm tròn [thệ ước]. Chư vị không có hoàn toàn làm tròn [thệ ước], trên lưng mà chư vị đang gánh vác vô lượng vô số chúng sinh được phân phối cho chư vị, một quần thể sinh mệnh rất lớn ấy, mà chư vị không cứu độ, thế thì sao đây?! Đó chỉ đơn giản là một vấn đề tu luyện không tinh tấn thôi sao? Đó là phạm tội cực đại cực đại!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Annie coi tôi là một trong những người bạn thân nhất của cô ấy, và đôi khi cô ấy cảm ơn tôi đã đối xử tử tế với cô ấy khi cô ấy biết rằng cô ấy đã cư xử không tốt. Tôi hiểu rằng đây là cơ hội để tôi thực sự đề cao đức nhẫn của mình, và tôi biết rằng cô ấy đang giúp tôi.

Sư phụ giảng,

“Khi chư vị đụng phải kiếp nạn, thì tâm từ bi ấy sẽ giúp chư vị vượt qua quan [ải] khó khăn ấy, đồng thời Pháp thân của tôi sẽ coi sóc chư vị, bảo hộ sinh mệnh của chư vị, nhưng nạn ấy nhất định là khiến chư vị qua.” (Chương III. Tu luyện tâm tính – Pháp Luân Công)

Tôi hạnh phúc vì là người mà cô ấy cảm thấy “an toàn” để chia sẻ những cảm xúc của mình, nhưng tôi vẫn chưa giảng chân tướng cho cô ấy.

Khi chúng tôi đến Edinburgh, Anh quốc bằng xe bus, Annie phát hiện ra điện thoại của cô ấy đã bị mất. Cô ấy không thể kiểm soát được cảm xúc và không muốn tham gia vào bất kỳ hoạt động nào đã được lên kế hoạch từ trước nữa. Tôi không thể trách cô ấy, điện thoại bị mất khá đắt và mất điện thoại ở nước ngoài quả thực là ác mộng. Tôi bảo cô ấy tôi sẽ mang đến cho cô ấy bất cứ đồ ăn nào cô ấy thích nhưng cô ấy chỉ muốn ở trong phòng cả ngày.

Giáo sư làm tất cả những gì có thể để giúp cô ấy, nhưng hôm sau văn phòng công ty mới mở cửa. Hôm sau họ liên lạc với tài xế nhưng không có cơ may tìm được điện thoại của cô ấy.

Annie biết rằng điện thoại của cô ấy đã mất, nhưng không hiểu sao, tôi cảm thấy có lỗi. Khi tôi đang đọc Chuyển Pháp Luân trên giường, tôi đột nhiên nghĩ rằng có lẽ tôi nên giảng chân tướng. Có vẻ như tình huống xảy ra có liên quan đến tôi. Khi đó, một người bạn cùng phòng khác đi ngang qua tôi và hỏi tôi đang đọc sách gì. Tôi bắt đầu giảng chân tướng cho cô ấy, còn Annie lắng nghe. Tôi nói với họ rằng tôi đã học tiếng Trung tám năm nhưng tôi không thể đến Trung Quốc vì cuộc bức hại. Tôi nói rằng ĐCSTQ đã thực hiện những hành động tàn bạo, vô nhân đạo nhất gồm cả thu hoạch nội tạng. Khi tôi đề cập đến chủ đề này, Annie sốc và kêu lên: “Thật là kinh tởm! Sao không ai nói về điều này trên tin tức vậy?!”

Năm phút sau khi tôi giảng chân tướng, Annie đã nhận được một cuộc gọi. Người tài xế đã tìm thấy điên thoại của cô ấy giữa hai ghế ngồi trên xe buýt! Tôi biết rằng không có gì là ngẫu nhiên.

Sư phụ giảng,

“Khi chư vị tìm thấy nguyên nhân thực sự của bản thân, khi chư vị mà dám nhìn thẳng nó–thừa nhận nó, chư vị sẽ phát hiện lập tức sự việc đó liền thay đổi” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Tôi cảm thấy được khích lệ. Sau sự việc này, tôi đã có thể giảng chân tướng cho hầu hết bạn bè sinh viên quốc tế.

Mặc dù trường đại học là nơi khảo nghiệm nhiều chấp trước của tôi nhưng cũng là một cơ hội lớn cho tôi vượt qua khảo nghiệm và đề cao tâm tính. Tôi tin rằng để cho sinh viên đại học biết về Pháp là hết sức quan trọng. Tôi luôn tự nhắc bản thân những gì Sư phụ giảng,

“Từ sau] khi tôi xuất sinh, rất nhiều chư Thần đều xuống theo. Từ lúc đó thì năm nào cũng có, Thần vẫn luôn hạ xuống. Đợi tới khi tôi truyền Pháp, những vị Thần đó cũng là đến đây như hoa tuyết rơi. Chính là nhiều như thế. Tôi tính tuổi [của họ], từ khi tôi truyền Pháp cho tới nay, vậy là những người trẻ khoảng 25 tuổi, quả thực còn có rất nhiều người chưa hề được cứu, đều là chư Thần tới, họ hạ xuống mặt đất, tản ra các nơi toàn thế giới.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Các đồng tu còn đang đi học của tôi, tôi thực sự hy vọng chúng ta tất cả hãy bảo trì tinh tấn và không bỏ qua bất kỳ cơ hội giảng chân tướng nào!

Cuối cùng, tôi xin kết thúc bài viết bằng một trích dẫn Pháp của Sư phụ,

“Chư vị là hy vọng của nhân loại. Chư vị ắt phải làm thật tốt. Chư vị ắt phải gánh trách nhiệm của chư vị. Chư vị ắt phải đi cứu độ chúng sinh, thì mới có thể viên mãn bản thân chư vị, mới có thể khiến việc này không hoài phí!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Trên đây là những thể ngộ cá nhân của tôi. Xin hãy chỉ ra những gì chưa đúng.

Tạ ơn Sư phụ, cảm ơn các bạn đồng tu.

Bài chia sẻ được trình bày trong Pháp hội trực tuyến toàn cầu năm 2020 dành cho học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/6/407138.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/10/185463.html

Đăng ngày 18-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share